Biện pháp 2: Nâng cao năng lực cho tổ trưởng, nhóm trưởng

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng tại các trường trung học phổ thông huyện tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 90)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Biện pháp 2: Nâng cao năng lực cho tổ trưởng, nhóm trưởng

Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL giáo dục là một trong nhiệm vụ những nhiệm vụ bức thiết và thường xuyên của ngành Giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay để đổi mới quản lý giáo dục và là khâu then chốt thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục.

3.2.2.1. Mục đích

- Nâng cao năng lực của tổ trưởng, nhóm trưởng để có thể phát huy tốt vai trò quản lý trong phạm vi một tổ chuyên môn và tư vấn cho hiệu trưởng. Người tổ trưởng, nhóm trưởng phải được bồi dưỡng và không ngừng tự phấn đấu rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất

89

- Do vậy, việc nâng cao năng lực quản lý và các năng lực khác của người tổ trưởng, nhóm trưởng là một công tác thường xuyên liên tục.

3.2.2.2. Tổ chức thực hiện

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp về vấn đề bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý cho TTCM ở các trường THPT:

+ CBQL các cấp phải nhận thức rõ: việc nâng cao năng lực quản lý cho tổ trưởng, nhóm trưởng trong các trường trung học là một trong những yêu cầu đặt ra của việc thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục.

+ Để việc đổi mới QLGD là khâu đột phá trong thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục thì việc đào tạo, bồi dưỡng TTCM cũng phải tiến hành một cách căn cơ bài bản: tạo nguồn, quy hoạch, bồi dưỡng, bố trí và tiếp tục bồi dưỡng để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

+ Nâng cao năng lực quản lý cho tổ trưởng, nhóm trưởng là nhiệm vụ chính thức của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục, là nhiệm vụ thường xuyên của các nhà trường phổ thông, là trách nhiệm chung của các cấp quản lý giáo dục và cũng chính là nhiệm vụ của người tổ trưởng, nhóm trưởng.  Đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục

- Thực hiện tốt công tác điều tra, khảo sát nhu cầu, phân loại đối tượng để lựa chọn nội dung và các hình thức bồi dưỡng phù hợp. Trên cơ sở thu thập và phân tích các ý kiến đánh giá và tự đánh giá, đối chiếu với nhiệm vụ cụ thể của TCM, yêu cầu đối với tổ trưởng, nhóm trưởng, phân tích công việc của họ, xác định mức năng lực cần phải có để đưa ra các yêu cầu đào tạo bồi dưỡng giúp cho tổ trưởng, nhóm trưởng có được những năng lực cần thiết.

- Lựa chọn các kiến thức, kỹ năng quản lý cần thiết, xây dựng các chương trình bồi dưỡng linh hoạt, biên soạn tài liệu phù hợp với các hình thức bồi dưỡng.

90

+ Xác định được những kiến thức, kỹ năng quản lý cơ bản mà TTCM cần phải có dựa trên những tiêu chuẩn ngạch bậc của cán bộ công chức, viên chức; qui định về nhiệm vụ và quyền hạn của TTCM.

+ Chương trình bồi dưỡng vừa đáp ứng được những yêu cầu chung theo quy định vừa đảm bảo tính linh hoạt, cập nhật.

- Lựa chọn và áp dụng linh hoạt nhiều hình thức bồi dưỡng phù hợp với điều kiện từng trường, từng TCM.

- Đổi mới phương pháp bồi dưỡng, kết hợp hài hòa các phương pháp truyền thống với phương pháp tích cực, chú trọng thực hành kết hợp huấn luyện làm thử.

Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tổ chức bồi dưỡng tập trung tại các cơ sở làm công tác đào tạo bồi dưỡng các vấn đề lý luận và thực hành các hoạt động của TCM.

- Tổ chức bồi dưỡng cho tổ trưởng, nhóm trưởng dưới hình thức hội thảo về chuyên đề TTCM với công tác quản lý tổ CM.

- Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cùng với việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV trong hè, cần chú trọng việc bồi dưỡng tổ trưởng, nhóm trưởng với những nội dung kiến thức có tính cập nhật, những kỹ năng quản lý thông tin qua mạng internet, kỹ năng sử dụng các phần mềm quản lý tiện ích mới.

- Tổ chức các cuộc thi giải quyết tình huống trong quản lý TCM, qua đó giúp các tổ trưởng, nhóm trưởng nâng cao trình độ cả về kiến thức và kỹ năng quản lý. Tăng cường giao lưu học hỏi kinh nghiệm với các TTCM của các trường THPT trong huyện và toàn tỉnh để làm sáng tỏ những vướng mắc khi thực hiện nhiệm vụ.

Đối với BGH nhà trường

- Xây dựng các tổ chuyên môn hợp lý: đối với các môn có số lượng GV không nhiều, phải ghép các bộ môn thành TCM, để giúp TTCM điều hành tốt hoạt động chuyên môn, HT xây dựng các tổ ghép theo nguyên tắc:

+ Các tổ ghép phải có tính chất chuyên môn gần nhau, có thể dễ dàng hỗ trợ nhau;

91

+ Một tổ ghép không quá nhiều bộ môn.

- Chú trọng công tác qui hoạch cán bộ, bồi dưỡng kế cận để hàng năm chọn được TTCM vừa đảm bảo tính kế thừa, vừa phát huy năng lực của đội ngũ GV trẻ, đồng thời giúp cho TTCM nhận thức đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các mối quan hệ công tác của họ, có định hướng công tác lâu dài để có điều kiện nâng cao năng lực và tích lũy kinh nghiệm quản lý.

- Tin tưởng, giao việc và ủy quyền hợp lý, tạo cơ hội cho tổ trưởng, nhóm trưởng phát huy tốt năng lực của mình trong công tác.

+ Phải tín nhiệm, mạnh dạn giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho TTCM, giúp họ có tinh thần trách nhiệm, niềm tin, từ đó khơi dậy tính tích cực, chủ động sáng tạo của TTCM.

+ Khi các TTCM phản ánh tình hình, BGH phải biết lắng nghe và cùng suy nghĩ để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong công việc quản lý tổ; có chính sách và cơ chế phối hợp làm việc rõ ràng để các TTCM tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ và quyền hạn của họ.

- Hiệu trưởng phải hướng dẫn bồi dưỡng và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho tổ trưởng, nhóm trưởng về chuyên môn và

- quản lý.

+ Bồi dưỡng kết hợp giao nhiệm vụ và hướng dẫn cho các TTCM: hiệu trưởng cung cấp và hướng dẫn sử dụng những văn bản tài liệu liên quan đến thực hiện nhiệm vụ quản lý tổ, cung cấp tài liệu hướng dẫn để tổ trưởng, nhóm trưởng tự nghiên cứu.

+ Tạo điều kiện để tổ trưởng, nhóm trưởng tham gia những lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý cần thiết.

- Tạo điều kiện cơ sở vật chất và tinh thần để TTCM làm tốt chức trách của họ, xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, nhất trí, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho các TCM.

92

+ Tạo môi trường thi đua lành mạnh giữa các TCM, các TTCM để động viên mọi người làm việc;

+ Kịp thời khích lệ, cổ vũ tổ trưởng, nhóm trưởng bằng nhiều hình thức khác nhau;

+ Trang bị phương tiện làm việc cần thiết, đảm bảo đủ nhu cầu tối thiểu về điều kiện làm việc, từng bước hiện đại hóa thiết bị làm việc cho TTCM;

+ Đảm bảo thực hiện đúng, đủ chế độ, chính sách đối với TTCM  Đối với người tổ trưởng, nhóm trưởng

- Để tổ chuyên môn hoạt động tốt, nâng cao được chất lượng giảng dạy, giáo dục, bản thân người tổ trưởng phải nhận thức được vai trò và vị trí to lớn của mình trong nhà trường. Các tổ trưởng phải có ý thức tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên, tìm khai thác thông tin trên mạng, mở diễn đàn trao đổi trên mạng để thu thập kiến thức và học hỏi kinh nghiệm quản lý của các TTCM khác.

- Tích cực tham gia các khóa bồi dưỡng do Sở GD&ĐT tổ chức, áp dụng linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã học được vào tình hình thực tế của tổ để từ đó tổ chức, lãnh đạo, điều hành tổ hoạt động một cách khoa học, có hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng tại các trường trung học phổ thông huyện tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 90)