Thực trạng tổ trưởng quản lý hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng tại các trường trung học phổ thông huyện tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 65)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.4.Thực trạng tổ trưởng quản lý hoạt động dạy học

2.3.4.1. Thực trạng tổ trưởng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên

Chuẩn bị và soạn bài cho giờ lên lớp ảnh hưởng lớn đến chất lượng giờ dạy. Việc chuẩn bị cho giờ lên lớp bao gồm việc chuẩn bị giờ dạy cho cả năm học và chuẩn bị cho từng tiết dạy cụ thể.

Để tìm hiểu thực trạng tổ trưởng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên, chúng tôi đã khảo sát, xử lý số liệu câu 2 phần 2.1 của phiếu trưng cầu ý kiến, thu được kết quả và trình bày ở bảng 2.12.

64

Bảng 2.12. Tổ trưởng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp

S T T

Nội dung

Mức độ

thực hiện thực hiện Kết quả Có Không Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng 1

Tổ trưởng phổ biến cho GV các qui định về yêu cầu soạn bài trước khi lên lớp ngay từ đầu năm học

94.5 5.5 3.31 0.99 2

2

Tổ trưởng tổ chức thảo luận để thống nhất mục tiêu, nội dung cơ bản của giáo án hoặc bài giảng giữa các GV cùng bộ môn

93.4 6.6 3.25 1.01 3

3

Tổ trưởng tổ chức cho GV trao đổi về nội dung bài dạy khó, phương pháp giảng dạy, kỹ năng sử dụng các thiết bị mới.

82.3 17.1 2.82 1.25 5

4

Tổ trưởng tổ chức cho GV trao đổi các tài liệu tham khảo, làm đồ dùng dạy học, nghiên cứu sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học hiện có.

73.5 26.5 2.70 1.27 6

5

Tổ trưởng kiểm tra, ký duyệt giáo án của giáo viên vào buổi sinh hoạt chuyên môn.

99.4 0.6 3.45 0.85 1

6

Tổ trưởng đề xuất với Ban Giám hiệu xử lý những GV không thực hiện tốt việc: soạn bài và chuẩn bị các điều kiện cho việc lên lớp.

77.9 22.1 2.84 1.24 4

CBQL, GV đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV của các trường THPT huyện Tân Uyên đều đạt “khá” thể hiện qua ĐTB chung 3.06 (điểm trung bình hiệu quả thực hiện từng nội dung từ 2.82 đến 3.45), tỷ lệ “có” thực hiện đạt từ 73.5 % đến 99.4% Cụ thể:

65

Nội dung “Tổ trưởng kiểm tra, ký duyệt giáo án của giáo viên vào buổi sinh hoạt chuyên môn” là nội dung không thể thiếu trong công tác quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV. Kết quả đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện nội dung này: có 99.4% chọn “có” thực hiện và hiệu quả thực hiện đạt được “khá” với ĐTB là 3.45, xếp hạng 1. Kết quả điều tra cho thấy nhận thức của CBQL, GV về việc tổ chức quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV rất được tổ trưởng quan tâm. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để cải thiện chất lượng chuyên môn trong nhà trường. Tuy nhiên việc kiểm tra, ký duyệt giáo án của GV cần được tổ trưởng, nhóm trưởng kiểm tra theo dõi thường xuyên, chú trọng đến chất lượng bài soạn chứ không chỉ là kiểm tra đúng, đủ lịch và chương trình dạy như hiện nay.

Nội dung “Tổ trưởng phổ biến cho GV các qui định về yêu cầu soạn bài trước khi lên lớp ngay từ đầu năm học” được đánh giá hiệu quả thực hiện ở mức “khá”, ĐTB là 3.31, xếp hạng 2. Sau đó là nội dung “Tổ trưởng tổ chức thảo luận để thống nhất mục tiêu, nội dung cơ bản của giáo án hoặc bài giảng giữa các GV cùng bộ môn” cũng được đánh giá hiệu quả thực hiện “khá”, ĐTB 3.25, xếp hạng 3. Đây cũng chính là những nội dung quan trọng mà TTCM cần phải đặc biệt chú trọng trong điều hành hoạt động chuyên môn của tổ. Kết quả khảo sát cho thấy, đa số TTCM làm tốt công tác này. Thực tế tại các trường THPT huyện Tân Uyên, hầu hết GV đều được tổ trưởng quán triệt rất rõ các qui định về yêu cầu soạn bài và các quy định này cũng được GV thực hiện nghiêm túc thông qua giáo án lên lớp.

Theo kết quả thống kê có 77.9% tổ trưởng có thực hiện nội dung “Tổ trưởng chưa đề xuất với Ban Giám hiệu xử lý những GV không thực hiện tốt việc soạn bài và chuẩn bị các điều kiện cho việc lên lớp”, với hiệu quả thực hiện “ khá” có ĐTB là 2.84 xếp hạng 4. Kết quả khảo sát phần nào phản ánh đúng thực tế cho thấy, một số ít GV đã sử dụng giáo án có sẳn trên mạng để đối phó việc kiểm tra, ít khi sử dụng đồ dùng dạy học trong quá trình dạy. Tổ trưởng vẫn còn nể nang, chưa mạnh dạn đề xuất với BGH xử lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

66

Nội dung “Tổ trưởng tổ chức cho GV trao đổi về nội dung bài dạy khó, phương pháp giảng dạy, kỹ năng sử dụng các thiết bị mới” có ĐTB là 2.82 xếp hạng 5. Công tác này chưa được quan tâm đúng mức, TTCM có tổ chức cho GV trao đổi chuyên môn nhưng hiệu quả chưa cao, GV chưa có cái nhìn tích cực trong hợp tác và trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp. Đây là công việc hết sức cần thiết, cần phải được TTCM quan tâm hàng đầu trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, giúp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mới vào nghề, phát huy tốt những sáng kiến của các thành viên trong tổ.

Nội dung “Tổ trưởng tổ chức cho GV trao đổi các tài liệu tham khảo, làm đồ dùng dạy học, nghiên cứu sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học hiện có”. Ở nội dung này có 73.5% CBQL, GV chọn “có” thực hiện, 26.5 % chọn “không” thực hiện; hiệu quả thực hiện “khá” có ĐTB là 2.7, xếp hạng 6. Kết quả khảo sát cho thấy, có 73.5% TTCM tổ chức cho GV trao đổi tài liệu tham khảo, khai thác thiết bị dạy học, các phương tiện dạy học, phục vụ tốt cho hoạt động dạy học trên lớp nhưng không thường xuyên, hiệu quả còn hạn chế; 26.5% TTCM không tổ chức hoạt động này. Nguyên nhân có thể do phần lớn thư viện các trường chưa có phòng đọc, số lượng đầu sách nghèo nàn chủ yếu là SGK, sách tham khảo hạn chế thiếu sự đầu tư kinh phí để bổ sung sách hàng năm. Một số GV đã chưa quan tâm, đầu tư đến việc sử dụng, khai thác thiết bị hiện có. Lý do có thể là GV quá bận không có thời giờ chuẩn bị, đa số các trường đều không có phòng học bộ môn vì thế việc di chuyển các phương tiện dạy học đến phòng học làm cho GV ngán ngại, mất thời gian.

2.3.4.2. Thực trạng tổ trưởng quản lý việc giảng dạy trên lớp của giáo viên

Giờ lên lớp là hình thức dạy học chủ yếu trong nhà trường. Nó đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng dạy học, giúp học sinh thu nhận kiến thức một cách hệ thống, đầy đủ.

Để tìm hiểu thực trạng tổ trưởng quản lý việc giảng dạy trên lớp của giáo viên, chúng tôi đã khảo sát, xử lý số liệu câu 2 phần 2.2 của phiếu trưng cầu ý kiến, thu được kết quả và trình bày ở bảng 2.13.

67 S T T Nội dung Mức độ

thực hiện thực hiện Kết quả Có Không Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng 1

Tổ trưởng phổ biến các qui chế, qui định, quy trình có liên quan đến công tác giảng dạy cho GV ngay từ đầu năm học.

98.3 1.7 3.51 0.83 2

2

Tổ trưởng yêu cầu GV thực hiện giảng dạy theo đúng chương trình, theo phương pháp dạy học mới phát huy tính tích cực của HS

99.4 0.6 3.50 0.77 3

3

Tổ trưởng nắm bắt những thông tin phản ảnh về hoạt động trên lớp của GV để đề nghị GV điều chỉnh kịp thời.

96.1 3.9 3.31 0.87 4

4

Tổ trưởng kiểm tra việc thực hiện thời khoá biểu và qui định báo nghỉ, báo dạy thay, dạy bù của GV.

99.4 0.6 3.60 0.71 1 Theo kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy có trên 96% CBQL, GV nhận xét TTCM “có” thực hiện các nội dung quản lý việc giảng dạy trên lớp của GV từ khâu phổ biến các qui chế, qui định, quy trình có liên quan đến công tác giảng dạy đến kiểm tra việc thực hiện thời khoá biểu và qui định báo nghỉ, báo dạy thay, dạy bù của GV. CBQL và GV đều cho rằng TTCM đã thực hiện công tác này đạt mức “khá” với ĐTB chung là 3.48.

Các nội dung quản lý có hiệu quả được CBQL, GV đánh giá “tốt” gồm:

Nội dung “Tổ trưởng kiểm tra việc thực hiện thời khoá biểu và qui định báo nghỉ, báo dạy thay, dạy bù của GV”: có 99.4 % CBQL, GV cho là “có” thực hiện, ĐTB là 3.6, xếp hạng 1.

Nội dung “Tổ trưởng phổ biến các qui chế, qui định, quy trình có liên quan đến công tác giảng dạy cho GV ngay từ đầu năm học” ĐTB là 3.51, xếp hạng 2. Điều này

68

cho thấy, TTCM đã làm tốt công tác tư tưởng cho GV đối với việc hình thành những quy định, quy trình, nghiệp vụ giờ lên lớp. Dùng phương pháp trò chuyện, chúng tôi biết được công tác kiểm tra việc thực hiện thời khóa biểu, các quy định về báo nghỉ, dạy bù, dạy thay được TTCM các trường quan tâm đúng mực. GV thực hiện nghiêm túc thời khóa biểu phân công giảng dạy, GV nghỉ dạy có xin phép, được bố trí người dạy thay.

Nội dung “Tổ trưởng yêu cầu GV thực hiện giảng dạy theo đúng chương trình, theo phương pháp dạy học mới phát huy tính tích cực của HS” có ĐTB là 3.5, xếp hạng 3. Kết quả khảo sát cho thấy, việc giảng dạy theo đúng chương trình cũng như dạy học theo phương pháp mới được các TTCM quan tâm. Qua nghiên cứu biên bản họp tổ, chúng tôi nhận thấy có ghi nhận tình hình thực hiện chương trình, đổi mới phương pháp dạy học của GV, tuy nhiên còn sơ sài chủ yếu qua báo cáo của GV, TTCM chưa tìm hiểu rõ thông tin này qua các hoạt động khác để kịp thời điều chỉnh và có biện pháp quản lý tốt hơn.

Qua nghiên cứu báo cáo tổng kết năm học 2012-2013 Sở GD&ĐT Bình Dương, chúng tôi nhận thấy việc thực hiện chương trình đã được Sở GD&ĐT nhận xét: “Các trường thực hiện chương trình 37 tuần nghiêm túc, đầy đủ theo quy định, thực hiện tăng tiết để bồi dưỡng, ôn tập, phụ đạo cho học sinh. Việc điều chỉnh nội dung dạy học, các tổ bộ môn của các trường đều đã xây dựng PPCT riêng phù hợp với tình hình thực tế của từng đơn vị đồng thời vẫn đảm bảo theo đúng như hướng dẫn của Bộ. Tuy nhiên thực tế vẫn còn một vài đơn vị giao khoán cho tổ bộ môn các trường, chưa có sự kiểm tra, phê duyệt theo qui định.”

Nội dung quản lý có hiệu quả được CBQL, GV đánh giá “khá” gồm:

Nội dung “Tổ trưởng nắm bắt những thông tin phản ảnh về hoạt động trên lớp của GV để đề nghị GV điều chỉnh kịp thời” được đánh giá mức độ thực hiện “khá”, ĐTB là 3.31, xếp hạng 4. Điều này cho thấy, đa số tổ trưởng luôn tìm hiểu để biết được hoạt động trên lớp của GV. Cùng với hoạt động dự giờ, TTCM có thể kết hợp kiểm tra công tác giảng dạy của GV bằng các hình thức khác như tìm hiểu qua học sinh, phỏng vấn GV chủ nhiệm, nghe báo cáo của nhóm trưởng chuyên môn về mọi

69

mặt của GV, qua các buổi họp phụ huynh học sinh. Từ đó, TTCM có những nhận xét khách quan, trung thực về tình hình lên lớp của GV trong tổ để có những quyết định phù hợp cho công tác quản lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để quản lý giờ lên lớp, TTCM cũng cần dựa vào chuẩn giờ lên lớp được xây dựng theo quy định chung của ngành và hoàn cảnh riêng của từng trường.

2.3.4.3. Thực trạng tổ trưởng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá của giáo viên đối với kết quả học tập của học sinh

Chất lượng kiến thức của HS, mức độ phát triển kỹ năng áp dụng kiến thức là những tiêu chuẩn cơ bản đánh giá năng lực hoạt động của GV. TTCM phải quản lí nghiêm túc công tác kiểm tra đánh giá học tập của HS mới có số liệu chính xác để đánh giá hoạt động dạy của GV, hoạt động học của học sinh.

Để tìm hiểu thực trạng tổ trưởng quản lý kiểm tra đánh giá của GV đối với kết quả học tập của HS, chúng tôi đã khảo sát, xử lý số liệu câu 2 phần 2.3 của phiếu trưng cầu ý kiến, thu được kết quả, trình bày ở bảng 2.14.

Bảng 2.14. Tổ trưởng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá của GV đối với kết quả học tập của HS S T T Nội dung Mức độ

thực hiện thực hiện Kết quả Có Không Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng 1

Tổ trưởng tổ chức cho GV trong tổ nghiên cứu nắm vững các qui định về kiểm tra, đánh giá, xếp loại học tập của học sinh ngay từ đầu năm học.

96.7 3.3 3.35 0.93 2

2

Tổ trưởng hướng dẫn giáo viên thực hiện nghiêm túc các qui định của nhà trường về kiểm tra đánh giá học sinh (ra đề, chấm bài, sửa và trả bài kiểm tra, vào sổ điểm, cộng điểm, xếp loại và đánh giá học lực của học sinh).

100 0 3.52 0.78 1

70 đảm bảo nội dung đề phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng đã được Bộ GD&ĐT quy định.

4

Tổ trưởng yêu cầu GV sử dụng kết quả thi, kiểm tra để điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy.

89.0 11.0 3.16 1.07 3

5

Tổ trưởng đề xuất với Ban Giám hiệu xử lý GV vi phạm quy chế thi và kiểm tra.

77.3 22.7 2.79 1.23 5 Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy: quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá của GV đối với kết quả học tập của HS là một trong những nội dung mà người tổ trưởng luôn chú trọng trong quản lý hoạt động giảng dạy. CBQL và GV đều cho rằng TTCM đã thực hiện công tác này đạt mức “khá” với ĐTB chung là 3.19.

Nội dung được CBQL, GV đánh giá cao nhất “Tổ trưởng hướng dẫn giáo viên thực hiện nghiêm túc các qui định của nhà trường về kiểm tra đánh giá học sinh”. Ở nội dung này, có 100% CBQL, GV chọn “có” thực hiện, hiệu quả thực hiện “tốt” với ĐTB là 3.52, xếp hạng 1. Kết quả khảo sát cho thấy, đa số TTCM rất quan tâm, chỉ đạo từ bước hướng dẫn học sinh ôn luyện, soạn đề kiểm tra, tổ chức kiểm tra, thi học kỳ, cuối năm học, chấm bài và lên bảng điểm theo đúng những văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GD&ĐT.

Các nội dung quản lý của TTCM được CBQL, GV đánh giá hiệu quả thực hiện “khá” gồm:

Nội dung “Tổ trưởng tổ chức cho GV trong tổ nghiên cứu nắm vững các qui định về kiểm tra, đánh giá, xếp loại học tập của học sinh ngay từ đầu năm học” có ĐTB là 3.35, xếp hạng 2. Từ kết quả này, chúng tôi nhận thấy các quy định về hướng dẫn kiểm tra, đánh giá, xếp loại học tập của học sinh được TTCM nắm vững và nghiêm túc phổ biến cho GV trong tổ. Từ đó, việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại học tập học sinh của GV được tổ chức thực hiện đúng quy trình, ít có sai sót.

Nội dung “Tổ trưởng yêu cầu GV sử dụng kết quả thi, kiểm tra để điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy” ĐTB là 3.16, xếp hạng 3. Kết quả khảo sát cho thấy, việc GV sử dụng kết quả thi, kiểm tra để điều chỉnh nội dung và phương pháp

71

giảng dạy chưa được thực hiện đồng bộ. Một số ít TTCM chưa quan tâm đến kết quả kiểm tra, chưa chú trọng hướng dẫn học sinh phát triển khả năng và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, cần kết hợp giữa đánh giá của thầy với đánh giá của trò. Có được như vậy thì mới tự điều chỉnh được cách dạy và cách học. TTCM cần yêu cầu

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng tại các trường trung học phổ thông huyện tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 65)