8. Cấu trúc luận văn
3.1. Cơ sở xác lập biện pháp
Để đề ra các biện pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khắc phục những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng, chúng tôi căn cứ trên các cơ sở sau:
3.1.1. Cơ sở lý luận công tác quản lý tổ chuyên môn của tổ trưởng trường trung học phổ thông
Cơ sở này đã được chúng tôi trình bày ở chương 1. Ở đây, tác giả luận văn căn cứ chủ yếu trên hai cơ sở:
-Chức năng quản lý gồm: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.
- Các nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn.
3.1.2. Cơ sở pháp lý
Đảng ta đã đề ra mục tiêu đào tạo cho ngành giáo dục là “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Mục tiêu của giáo dục phổ thông được xác định là mục tiêu kép, nghĩa là vừa chuẩn bị cho học sinh học cao lên và vừa chuẩn bị cho thanh niên bước vào cuộc sống. Cụ thể là dựa trên các cơ sở pháp lý:
- Luật giáo dục 2005
- Điều lệ trường THPT
- Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
- Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 của Thủ tướng Chính phủ
- Chỉ thị của Bộ trưởng về nhiệm vụ năm học 2012 - 2013
- Phương hướng, nhiệm vụ năm học 2012 - 2013 của Sở GD&ĐT Bình Dương
3.1.3. Cơ sở thực tiễn: thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường trường THPT huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
86
Dựa vào kết quả thu được qua nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng và số liệu khảo sát các nội dung quản lý hoạt động TCM trong phiếu điều tra CBQL, giáo viên các trường THPT trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương để phân tích những ưu điểm, những hạn chế yếu kém trong công tác quản lý hoạt động hoạt động tổ chuyên môn hiện nay.
Trên cơ sở xác định những nguyên nhân căn bản dẫn tới những thành công và hạn chế trong công tác quản lý hoạt động TCM, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TCM của tổ trưởng các trường THPT huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương góp phần nâng cao chất lượng quản lý dạy và học ở các nhà trường THPT, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo trong thời kỳ đổi mới.
Hệ thống các biện pháp được đề xuất cần phải thỏa mãn các yêu cầu về phương pháp luận của một công trình khoa học, đó là:
- Bảo đảm tính thực tiễn: Hệ thống biện pháp phải thiết thực và có tính khả thi, phù hợp với khả năng và điều kiện dạy học thực tế tại các trường THPT huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
- Bảo đảm tính lịch sử: Hệ thống biện pháp là sự kế thừa và phát triển những thành quả đã có.
- Bảo đảm tính hệ thống: Hệ thống biện pháp phải đồng bộ, cân đối, đồng thời phải xác định được yếu tố trọng tâm, thể hiện sự ưu tiên hợp lý.