Thực trạng tổ trưởng xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng tại các trường trung học phổ thông huyện tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 55)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Thực trạng tổ trưởng xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn

Xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM là một trong những nhiệm vụ và nội dung quản lý quan trọng của người TTCM. Đó là sự khởi đầu có ý nghĩa nền tảng đảm bảo cho toàn bộ quá trình quản lý của người TTCM đạt được hiệu quả công việc. Để khảo sát thực trạng tổ trưởng xây dựng kế hoạch TCM, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 2 nhóm đối tượng CBQL, GV xử lý số liệu câu 1 phần 1.1 của phiếu trưng cầu ý kiến và thu được kết quả trình bày ở bảng 2.8.

54

Bảng 2.8. Tổ trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động TCM

S T T

Nội dung

Mức độ

thực hiện thực hiện Kết quả Có (%) Không (%) ĐTB lệch Độ chuẩn Xếp hạng 1

Trong kế hoạch của tổ chuyên môn (TCM): Tổ trưởng đã xác định các mục tiêu phát triển cần hướng tới, nhiệm vụ cần giải quyết và gắn với mục tiêu phát triển của nhà trường.

99.4 0.6 3.45 0.78 6

2

Kế hoạch TCM được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn thông qua việc phân tích tình hình của tổ: mặt mạnh, mặt yếu, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch.

99.4 0.6 3.46 0.77 5

3 Trong kế hoạch của TCM có kế

hoạch dạy học. 98.3 1.7 3.52 0.83 2

4 Trong kế hoạch của TCM có kế

hoạch thao giảng. 99.4 0.6 3.56 0.76 1 5 Trong kế hoạch của TCM có kế

hoạch kiểm tra. 97.8 2.2 3.48 0.82 4

6 Trong kế hoạch của TCM có kế

hoạch ôn thi. 97.2 2.8 3.50 0.83 3

7 Trong kế hoạch của TCM có kế

hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi. 96.1 3.9 3.22 1.07 11 8 Trong kế hoạch của TCM có kế

hoạch phụ đạo học sinh yếu. 92.8 7.2 3.19 1.02 12 9 Trong kế hoạch của TCM có kế

hoạch bồi dưỡng đội ngũ. 69.1 30.9 2.46 1.31 14 10 Trong kế hoạch của TCM có kế 97.2 2.8 3.27 0.95 9

55 hoạch sinh hoạt chuyên đề.

11 Trong kế hoạch của TCM có kế

hoạch tham quan thực tế. 65.2 34.8 2.54 1.31 13 12 Trong kế hoạch của TCM có kế

hoạch giao lưu, học hỏi. 56.9 43.1 2.35 1.34 15 13

Kế hoạch TCM đã thể hiện sự phân công công việc phù hợp với từng thành viên trong tổ.

93.9 6.1 3.31 0.98 7

14

Kế hoạch TCM đã thể hiện cách thức thực hiện tương ứng với từng nội dung công việc.

93.4 6.6 3.27 0.99 9

15

Kế hoạch TCM đã thể hiện các tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua vào cuối học kì.

91.7 8.3 3.3 1.03 8

Các nội dung quản lý của TTCM được CBQL, GV đánh giá “tốt”: “Trong kế hoạch TCM có kế hoạch thao giảng, dạy học, ôn thi” trên 97% CBQL, GV chọn “có” thực hiện, hiệu quả thực hiện “tốt” có ĐTB trên 3.5. Điều này cho thấy, đa số TTCM đặc biệt quan tâm đến tình hình dạy - học của GV và học sinh thông qua hoạt động dạy học, thao giảng, ôn tập.

Nội dung “Kế hoạch TCM được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn thông qua việc phân tích tình hình của tổ: mặt mạnh, mặt yếu, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch” và nội dung “Trong kế hoạch của tổ chuyên môn tổ trưởng đã xác định các mục tiêu phát triển cần hướng tới, nhiệm vụ cần giải quyết và gắn với mục tiêu phát triển của nhà trường” có 99.4 % CBQL, GV chọn “có” thực hiện, mức độ thực hiện đạt “khá” với ĐTB lần lượt là 3.46 và 3.45, xếp hạng 5,6. Kết quả cho thấy, hầu hết các TTCM luôn tìm hiểu, phân tích tình hình thực tế của tổ, đánh giá khách quan chất lượng kiến thức của học sinh, trình độ giáo dục của giáo viên khi xây dựng kế hoạch. Từ đó xác định được các nhiệm vụ, mục tiêu, biện pháp thực hiện kế hoạch.

56

Các nội dung được CBQL và GV đánh giá mức độ thực hiện thấp (tỉ lệ chọn “có” thực hiện từ 56.9% đến 69,1%), hiệu quả ở mức “khá” và “đạt” gồm:

Nội dung “Trong kế hoạch của TCM có kế hoạch tham quan thực tế” được CBQL, GV đánh giá hiệu quả thực hiện “khá” với ĐTB là 2.54, xếp hạng 13, “Trong kế hoạch của TCM có kế hoạch giao lưu học hỏi” hiệu quả thực hiện “đạt” với ĐTB là 2.35, xếp hạng 15. Kết quả này phần nào phản ánh thực tế hiện nay của các trường THPT chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng GV thông qua các hình thức tham quan thực tế, giao lưu học hỏi giữa các trường, đặc biệt là các TCM ghép có số lượng giáo viên bộ môn dưới 3 người. Tham quan thực tế giúp GV làm rõ mối liên hệ giữa lí luận với thực tế, gắn nhà trường với cuộc sống, giúp GV trong tổ nâng cao nhận thức và kỹ năng làm việc của người TTCM. Do đó, TTCM nên thường xuyên tổ chức cho giáo viên tham quan các trường THPT có bề dày lịch sử, bề dày thành tích trong mọi mặt giáo dục cũng như các điều kiện học tập nhằm giúp GV giao lưu trực tiếp với đại diện ban giám hiệu, các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, giáo viên dạy các giờ dạy mẫu.

Nội dung “Trong kế hoạch của TCM có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ” mức độ thực hiện 69.1%, hiệu quả thực hiện “đạt” với ĐTB là 2.46, xếp hạng thứ 14. Kết quả khảo sát cho thấy, một số TTCM chưa chú trọng đến việc bồi dưỡng đội ngũ. Công tác bồi dưỡng đội ngũ thường được thực hiện thông qua các hoạt động của tổ như tổ chức chuyên đề, thao giảng, dự giờ nhưng thiếu sự đánh giá, nhận xét của BGH nên hiệu quả chưa cao, chưa tạo sức hấp dẫn đối với GV.

Qua khảo sát và nghiên cứu hồ sơ, chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số ít GV (dạy môn giáo dục quốc phòng) chưa đạt chuẩn trình độ chuyên môn, chưa đáp ứng yêu cầu dạy học hiện nay. Do đó, các TTCM, BGH cần có kế hoạch tạo điều kiện cho họ tham gia lớp chuẩn hóa, nâng cao trình độ để đạt chuẩn.

Kết quả trên cho thấy, CBQL và GV đều cho rằng TTCM đã thực hiện đạt mức “khá” về công tác xây dựng kế hoạch với ĐTB chung là 3.19. Có thể nói đây là một khâu rất quan trọng và là một trong những kỹ năng quản lý không thể thiếu được của TTCM. Việc yêu cầu các tổ, nhóm chuyên môn và GV xây dựng kế hoạch giảng dạy

57

vào đầu năm học để từ đó có đủ thông tin để xây dựng kế hoạch đào tạo của nhà trường, có kế hoạch công tác cụ thể giúp nhà quản lý điều hành công việc dễ dàng hơn, khoa học hơn.

Qua nghiên cứu hồ sơ, kế hoạch TCM, chúng tôi nhận thấy: ngay từ đầu năm học, sau khi có văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học mới của Sở GD&ĐT, phương hướng nhiệm vụ năm học của nhà trường, Ban Giám hiệu chỉ đạo các tổ trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động TCM trong kế hoạch thể hiện những nhiệm vụ, mục tiêu và biện pháp thực hiện. Sau đó, các TCM tiến hành thảo luận để thống nhất kế hoạch, trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Tuy nhiên, một số TTCM chưa đầu tư nhiều cho việc xây dựng kế hoạch tổ, sử dụng lại kế hoạch năm học trước nên không phát huy tính sáng tạo, độc lập, tự chủ, kế hoạch chưa phù hợp với tình hình thực tế của tổ dẫn đến khó thực hiện, hiệu quả không cao.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng tại các trường trung học phổ thông huyện tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 55)