Biện pháp 1: Tăng cường tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng tại các trường trung học phổ thông huyện tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 88)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Biện pháp 1: Tăng cường tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo

cho giáo viên

3.2.1.1. Mục đích

- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV trong trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông góp phần phát triển sự nghiệp GD&ĐT của trường.

87

- Xây dựng đội ngũ GV có phẩm chất, năng lực tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc đào tạo thế hệ trẻ, có ý thức và thường xuyên phấn đấu để trở thành giáo viên giỏi toàn diện, vững tay nghề đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục.

3.2.1.2. Tổ chức thực hiện

- TTCM cần đánh giá đúng thực trạng trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của từng cá nhân trong tổ. Tổ chức thu thập thông tin về nhu cầu bồi dưỡng của GV một cách đầy đủ, tiến hành phân loại tổng hợp các nhu cầu. Từ đó, TTCM xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, xác định nội dung, hình thức bồi dưỡng GV, triển khai trong năm học phù hợp với đặc thù bộ môn, thực tế của tổ và kế hoạch của nhà trường. Các nội dung của kế hoạch cần chỉ rõ: Nâng cao nhận thức chung, cập nhật kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, năng lực sư phạm; đổi mới phương pháp dạy học; tự bồi dưỡng; tham mưu tổ chức các lớp bồi dưỡng, có kế hoạch phát triển đội ngũ.

- TTCM lựa chọn giáo viên có đủ khả năng và điều kiện cử đi bồi dưỡng dài hạn theo kế hoạch nhà trường. Tạo điều kiện thuận lợi và bố trí chuyên môn để giáo viên an tâm tham gia bồi dưỡng.

- Xây dựng đội ngũ GV cốt cán để tham gia trong các đợt tập huấn do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức. Đội ngũ cốt cán này sẽ triển khai bồi dưỡng tại tổ cho các GV khác theo kế hoạch của nhà trường.

- Bồi dưỡng GV thông qua hội thảo chuyên đề. Đây là hình thức bồi dưỡng, phát triển đội ngũ hiệu quả cao bởi tính cập nhật của chuyên đề mang lại. TTCM quán triệt những mục tiêu bồi dưỡng, phát triển của nhà trường để từ đó cùng trao đổi, bàn bạc với GV trong tổ, xây dựng kế hoạch chuyên đề cho cả năm.

- TTCM, nhóm trưởng phải xây dựng kế hoạch thao giảng, dự giờ theo tuần, tháng, học kỳ và chú trọng rút kinh nghiệm sau khi dự giờ phải nghiêm túc, đúng thực chất, tránh chung chung, sơ sài theo hướng xây dựng văn hóa hợp tác giữa các GV. Đổi mới mục đích hoạt động dự giờ từ dự giờ để đánh giá sang dự giờ để học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

88

- Triển khai viết SKKN và vận dụng các SKKN đã được xếp loại cao của ngành vào công tác giảng dạy.

- TTCM phân công các GV có kinh nghiệm giảng dạy, có trình độ chuyên môn vững, các GV giỏi kèm cặp các GV mới ra trường hay còn yếu về chuyên môn và phương pháp giảng dạy thông qua việc trao đổi nội dung, phương pháp của bài dạy, dự giờ rút kinh nghiệm, hướng dẫn soạn bài, xử lý các tính huống sư phạm và các hoạt động giáo dục khác.

- Tổ chức cho GV đi tham quan, học hỏi các trường có bề dày thành tích trong giáo dục ở trong huyện và ngoài huyện.

- Động viên GV tham gia hội thi cấp cơ sở và cấp tỉnh hàng năm

- Tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, sắp xếp thời khóa biểu hợp lý, khoa học giúp GV có điều kiện nâng cao năng lực tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ qua tự nghiên cứu, tự học qua tài liệu, sách tham khảo và nhất là qua internet.

- TTCM thường xuyên tổ chức đa dạng các hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV có tổng kết, báo cáo và đề xuất với BGH khen thưởng những cá nhân tích cực thực hiện trong công tác này.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng tại các trường trung học phổ thông huyện tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 88)