Thực trạng tổ trưởng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của tổ chuyên

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng tại các trường trung học phổ thông huyện tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 61)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.3.Thực trạng tổ trưởng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của tổ chuyên

Hoạt động kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch TCM là một trong những thành tố quan trọng trong quy trình quản lý.

Để tìm hiểu thực trạng tổ trưởng quản lý kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của tổ, chúng tôi đã khảo sát xử lý số liệu câu 1 phần 1.3 của phiếu trưng cầu ý kiến, thu được kết quả và trình bày ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Tổ trưởng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của TCM

STT Nội dung

Mức độ

Thực hiện thực hiện Kết quả Có Không ĐTB lệch Độ

chuẩn

Xếp hạng

1

Tổ trưởng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của tổ thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng.

60 2

Tổ trưởng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của tổ thông qua việc đọc kế hoạch hoạt động của từng GV.

85.1 14.9 3.03 1.13 2

3

Tổ trưởng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của tổ thông qua việc đọc bản tự nhận xét đánh giá xếp loại cuối năm học của GV.

92.8 7.2 3.34 0.99 3

Chức năng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch tổ của tổ trưởng được CBQL, GV đánh giá về mức độ thực hiện: trên 85% xác nhận “có” thực hiện; về kết quả thực hiện: tất cả các nội dung đều đạt “khá” có ĐTB từ 3.03 đến 3.42. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, CBQL và GV đều cho rằng TTCM đã thực hiện “khá” công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch với ĐTB chung là 3.27. Các TTCM đặc biệt quan tâm đến công tác này, việc kiểm tra đánh giá được tổ chức thường xuyên.

Qua nghiên cứu biên bản họp TCM, chúng tôi nhận thấy: đa số các TCM đều duy trì đều đặn chế độ sinh hoạt, họp TCM mỗi tháng 2 lần đúng theo quy định. Đầu tháng, các TCM sinh hoạt đề ra phương hướng hoạt động chuyên môn của tổ trong tháng; cuối tháng sinh hoạt TCM nhằm tổng kết, đánh giá những việc đã làm, rút kinh nghiệm cho tháng tới. Như vậy công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch được tiến hành thường xuyên, liên tục từ đầu đến cuối năm học thông qua việc đọc kế hoạch hoạt động cũng như bản tự nhận xét của từng giáo viên. Tổ trưởng nên thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cá nhân của các thành viên trong tổ để từ đó có sự giúp đỡ, uốn nắn kịp thời giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.

Qua tìm hiểu, quan sát các trường THPT, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều tổ ghép nên việc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của tổ trưởng chưa đi vào chiều sâu thường thì giao cho nhóm trưởng phụ trách.

Tóm lại, hầu hết các TTCM có khả năng xây dựng kế hoạch, điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch đã định. Bên cạnh đó, một số ít TTCM chưa đầu tư

61

nhiều cho công tác này dẫn đến kế hoạch còn chung chung, biện pháp thực hiện chưa cụ thể, chưa thật sự phù hợp với tình hình thực tế nên hiệu quả thực hiện chưa cao.

Việc thực hiện thành công kế hoạch của TCM phụ thuộc một phần quan trọng vào thái độ lao động của từng thành viên. Vì vậy, người TTCM phải thường xuyên kích thích, phát huy tính tích cực của GV trong hoạt động qua các hình thức khen thưởng về tinh thần lẫn vật chất.

Khảo sát hiệu quả thực hiện về công tác xây dựng, tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiệncủa TTCM, chúng tôi đã khảo, xử lý số liệu câu 1 của phiếu trưng cầu ý kiến, thu được kết quả và trình bày ở bảng 2.11.

Bảng 2.11. Kết quả đánh giá của CBQL, GV về hiệu quả thực hiện công tác xây dựng, tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá kết quả

thực hiện kế hoạch của tổ trưởng

Biến số Người trả lời Cỡ mẫu Xây dựng kế hoạch Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch Kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch

ĐTB Sig ĐTB Sig ĐTB Sig

Chức vụ GV 131 3.30 0.66 3.48 0.58 3.37 0.65 CBQL 50 2.91 3.19 2.99 Tổng hợp 181 3.19 3.40 3.27 Giới tính Nam 66 3.17 0.82 3.32 0.62 3.25 0.82 Nữ 115 3.21 3.44 3.28 Tổng hợp 181 3.19 3.40 3.27 Độ tuổi Từ 20 đến 35 81 3.18 0.98 3.36 0.84 3.21 0.50 Từ 36 đến 49 65 3.21 3.43 3.25 Trên 50 35 3.19 3.42 3.42 Tổng hợp 181 3.19 3.40 3.27 Trình độ Cao đẳng 5 3.83 0.02 3.83 0.09 3.80 0.90 Đại học 163 3.14 3.14 3.22 Cao học 13 3.62 3.62 3.64

62

Tổng hợp 181 3.19 3.40 3.27 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bồi dưỡng QLGD

Không tham gia 172 3.21

0.10 3.42 0.15 3.29 0.28 Dưới 12 tháng 6 3.07 3.03 2.83 Trên 12 tháng 3 2.27 2.78 2.78 Tổng hợp 181 3.19 3.40 3.27 Thâm niên Dưới 10 năm 69 3.28 0.50 3.44 0.72 3.28 0.85 Từ 10 đến 20 năm 49 3.18 3.33 3.31 Trên 10 năm 63 3.12 3.40 3.22 Tổng hợp 181 3.19 3.40 3.27

Kiểm nghiệm t cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa giữa điểm trung bình đánh giá của CBQL, GV, giữa nam và nữ CBQL, GV về việc tổ trưởng xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch (các mức ý nghĩa Sig đều > 0.05). Đa số các điểm trung bình đánh giá đều trên 2.9, chứng tỏ phần đông CBQL, GV đều thừa nhận việc quản lý tổ chuyên môn của tổ trưởng là “khá”.

Kiểm nghiệm ANOVA cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa giữa điểm trung bình đánh giá về việc tổ trưởng xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của các nhóm CBQL, GV xếp theo độ tuổi, thâm niên công tác cũng như bồi dưỡng (các mức ý nghĩa Sig đều > 0.05). Các nhóm CBQL, GV xếp theo độ tuổi, thâm niên công tác cũng như bồi dưỡng đều xác định việc tổ trưởng thực hiện các chức năng quản lý là “khá”

Kiểm nghiệm ANOVA cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa điểm trung bình đánh giá về việc tổ trưởng xây dựng kế hoạch của các nhóm CBQL, GV xếp theo trình độ chuyên môn (mức ý nghĩa Sig = .002< 0.05). Giá trị trung bình cộng ở nhóm GV có trình độ đại học là 3.14. Họ cho rằng hiệu quả thực hiện công tác tổ trưởng xây dựng kế hoạch là “khá”. Các nhóm có trình độ chuyên môn là cao đẳng và cao học cho là rằng công tác tổ trưởng xây dựng kế hoạch là “tốt” giá trị trung bình cộng đều lớn hơn 3.5.

63

Kiểm nghiệm ANOVA cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa giữa điểm trung bình đánh giá về việc tổ trưởng tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của các nhóm CBQL, GV xếp theo trình độ chuyên môn (các mức ý nghĩa Sig đều > 0.05). Đa số CBQL, GV cho là hiệu quả thực hiện “khá”.

Tổng hợp những kết quả thu được ở bảng 2.10 chúng tôi nhận thấy rằng, dù có sự khác biệt ý kiến đánh giá ở nhóm trình độ chuyên môn về việc tổ trưởng xây dựng kế hoạch nhưng đa số CBQL, GV đều cho rằng việc tổ trưởng thực hiện các chức năng quản lý là “khá”.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng tại các trường trung học phổ thông huyện tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 61)