8. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng tại các trường
THPT huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
* Về đối tượng nghiên cứu
Để khảo sát thực trạng và có cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TCM của TTCM, chúng tôi điều tra 181 CBQL và GV của 3 trường THPT trong Huyện (trong đó có 50 người là hiệu trưởng, phó trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, 131 người là GV) về các biện pháp quản lý hoạt động của TCM đang được áp dụng trong các trường THPT huyện Tân Uyên hiện nay. Thống kê cụ thể phiếu khảo sát được trình bày ở bảng 2.7.
Bảng 2.7. Bảng thống kê số lượng phiếu khảo sát tại các trường THPT
Trường TS phiếu Cán bộ quản lý Giáo viên Ban Giám hiệu Tổ trưởng/ tổ phó chuyên môn THPT Huỳnh Văn Nghệ 70 3 13 54 THPT Tân Phước Khánh 62 3 14 45 THPT Thái Hòa 49 3 14 32 Tổng 181 9 41 131 * Về cách thức xử lý số liệu
- Trong các nội dung đã điều tra, chúng tôi tính điểm với phần mềm SPSS như sau:
+ Về mức độ thực hiện: Có:1 điểm; Không: 2 điểm. Ở thang đo này, chúng tôi chỉ tính tỉ lệ phần trăm đối với số người chọn “Có”, “Không”.
+ Về hiệu quả thực hiện: Tốt :4 điểm; Khá: 3 điểm; Đạt 2: điểm, Chưa đạt :1 điểm. Ở thang đo này, chúng tôi tính điểm trung bình đánh giá đối với từng nội
53
dung, điểm trung bình chung của từng chức năng quản lí và điểm trung bình chung của thực trạng TTCM quản lí hoạt động của TCM xét theo các chức năng, nội dung quản lý. Điểm trung bình này có thể quy về các mức như sau: 3.5 đến 4: tốt; từ 2,5 đến 3.49: khá; từ 1.5 đến 2.49: đạt; dưới 1,49: chưa đạt. Do đó, khi nhìn vào điểm trung bình của các nội dung, ta sẽ biết việc đánh giá ở mức độ nào so với quy định trên.