8. Cấu trúc luận văn
2.3.5. Thực trạng tổ trưởng xây dựng và phát triển đội ngũ
2.3.5.1. Thực trạng tổ trưởng quản lý bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên
GV có vai trò rất quan trọng cho sự thành bại của sự nghiệp giáo dục, nếu tạo điều kiện bồi dưỡng về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt thì khả năng cống hiến của họ cho nhà trường càng đạt hiệu quả cao.
Để tìm hiểu thực trạng tổ trưởng quản lý bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên, chúng tôi đã khảo sát chúng tôi đã khảo sát, xử lý số liệu câu 3 của phiếu trưng cầu ý kiến, thu được kết quả và trình bày ở bảng 2.15.
Bảng 2.15. Tổ trưởng quản lý bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho GV
S T T
Nội dung
Mức độ
thực hiện thực hiện Kết quả Có Không ĐTB Độlệchchuẩn hạng Xếp 1
Tổ trưởng tổ chức quán triệt yêu cầu về công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho GV.
85.6 14.4 2.97 1.14 4
2
Tổ trưởng cho GV đăng ký các đề tài, sáng kiến kinh nghiệm ngay từ đầu năm học. Tổ chức cho GV phổ biến sáng kiến kinh nghiệm đã đạt giải.
93.9 6.1 3.32 0.97 1
3
Tổ trưởng tạo điều kiện cho GV thực hiện tự bồi dưỡng, tham gia công tác bồi dưỡng.
94.5 5.5 3.30 0.98 2
4
Tổ trưởng kiểm tra và báo cáo kịp thời việc GV tham gia tốt và chưa tốt các hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ.
90.1 9.9 3.17 1.05 3
Kết quả điều tra cho thấy: Đánh giá của các CBQL, GV về kết quả thực hiện công việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho GV đạt mức “khá” với ĐTB chung là 3.19. Hiệu quả thực hiện từng nội dung đều “khá” có ĐTB từ 2.97 đến 3.3. Cụ thể như sau:
73
Nội dung được CBQL, GV đánh giá cao nhất với ĐTB là 3.32: “Tổ trưởng cho GV đăng ký các đề tài, sáng kiến kinh nghiệm ngay từ đầu năm học. Tổ chức cho GV phổ biến sáng kiến kinh nghiệm đã đạt giải”. Từ kết quả thống kê, chúng tôi nhận thấy, TTCM làm “khá” tốt công tác này.Viết và trao đổi sáng kiến kinh nghiệm là phương thức tự học, tự bồi dưỡng tốt nhất của GV và CBQL trường học. Thông qua hoạt động này, trình độ mọi mặt của nhà giáo được nâng lên một cách tích cực nhất, đó cũng chính là sự cống hiến tốt nhất cho sự nghiệp giáo dục.
Qua nghiên cứu kết quả sáng kiến kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương năm học 2012 - 2013. Chúng tôi nhận thấy có 75 sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại B,C của GV, CBQL trong các trường THPT huyện Tân Uyên. Các sáng kiến kinh nghiệm đã được Sở GD&ĐT Bình Dương nhận xét: “Các sáng kiến kinh nghiệm đều có sự đầu tư, tìm tòi, có ý tưởng của cá nhân; có nội dung phù hợp, khoa học, có tính thực tiễn áp dụng vào công tác giáo dục: nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao hiệu quả cho công tác giáo dục, phụ đạo học sinh yếu kém. Tuy nhiên, chưa có SKKN nào xếp loại A. Ban giám hiệu, TTCM các trường cần phát huy phong trào này, quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ, đôn đốc cán bộ, giáo viên, công nhân viên chú trọng đầu tư vào thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm, nhất là những đối tượng thuộc diện xét danh hiệu thi đua – khen thưởng bậc cao”.
Nội dung “Tổ trưởng tạo điều kiện cho GV thực hiện tự bồi dưỡng, tham gia công tác bồi dưỡng” được CBQL, GV đánh giá hiệu quả thực hiện “khá” có ĐTB là 3.3, xếp hạng 2. Kết quả khảo sát cho thấy, các TTCM tạo điều kiện cho GV tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhưng hiệu quả chưa cao. Để thực hiện tốt công tác này, các TTCM cần tham mưu với BGH sắp xếp thời khóa biểu khoa học, hợp lý tạo điều kiện về thời gian, về các tư liệu phục vụ cho hoạt động này.
Nội dung “Tổ trưởng kiểm tra và báo cáo kịp thời việc GV tham gia tốt và chưa tốt các hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ” được CBQL, GV đánh giá hiệu quả thực hiện “khá”, ĐTB là 3.17, xếp hạng 3. Như vậy, đa số TTCM làm tốt công tác này. Tất cả GV đều tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng trong hè do Sở GD&ĐT tổ chức.
74
CBQL, GV đánh giá hiệu quả thực hiện “khá” đối với nội dung “Tổ trưởng tổ chức quán triệt yêu cầu về công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho GV” với ĐTB là 2.97, xếp hạng 4. Điều này cho thấy TTCM chưa làm tốt công tác tư tưởng về bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho GV. Nhận thức của đội ngũ TTCM và GV còn chưa thống nhất, đồng đều. Đặc biệt là trong đội ngũ GV cũng còn một số người nhận thức lệch lạc về công tác bồi dưỡng, còn tư tưởng an phận, thỏa mãn, ngại khó, chưa có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ.
2.3.5.2. Thực trạng tổ trưởng quản lý thao giảng, dự giờ của giáo viên
Các hoạt động thao giảng hàng năm giúp giáo viên trưởng thành lên nhiều về mặt chuyên môn. Trong các đợt thao giảng giáo viên và tổ chuyên môn phải đầu tư nhiều công sức hơn cho các bài giảng. Các bài giảng đó được xây dựng bằng trí tuệ của tập thể sẽ có chất lượng tốt hơn.
Dự giờ là hoạt động thường xuyên của các TCM. Tổ trưởng dự giờ, tổ chức cho các thành viên trong tổ dự giờ lẫn nhau. Việc dự giờ không những giúp tìm ra những nhược điểm, thiếu sót của GV mà còn phát hiện những kinh nghiệm, những sáng tạo của họ để phổ biến trong tập thể, góp phần bồi dưỡng đội ngũ GV tại chỗ.
Để tìm hiểu thực trạng tổ trưởng quản lý thao giảng, dự giờ của giáo viên, chúng tôi đã khảo sát chúng tôi đã khảo sát, xử lý số liệu câu 4 của phiếu trưng cầu ý kiến, thu được kết quả và trình bày ở bảng 2.16.
Bảng 2.16. Tổ trưởng quản lý thao giảng, dự giờ của giáo viên
S T T Nội dung Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Có Không Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng
1 Tổ trưởng phổ biến các quy định và quy
trình thao giảng, dự giờ 100 0 3.56 0.79 1 2 Tổ trưởng động viên giáo viên đăng ký
75
3 Tổ trưởng dự giờ GV định kỳ và đột xuất. 84.5 15.5 3.09 1.14 4 4 Sau khi dự giờ, Tổ trưởng tổ chức đánh
giá, rút kinh nghiệm giờ dạy nghiêm túc. 98.9 1.1 3.36 0.96 3
5
Tổ trưởng đề xuất với Ban Giám hiệu xử lý những GV không thực hiện tốt việc thao giảng, dự giờ
76.2 23.8 2.73 1.25 5
Nội dung được CBQL, GV đánh giá hiệu quả thực hiện “tốt” gồm:
Nội dung “Tổ trưởng phổ biến các quy định và quy trình thao giảng, dự giờ” có 100% CBQL, GV chọn “có” thực hiện, hiệu quả thực hiện “tốt” với ĐTB là 3.56, xếp hạng 1. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy: đa số TTCM nắm bắt được các quy trình, quy định, hướng dẫn về việc đổi mới thao giảng, dự giờ và kịp thời phổ biến cho GV. Từ đó, công tác này được tiến hành theo đúng quy trình và đáp ứng yêu cầu.
Các nội dung được CBQL, GV đánh giá hiệu quả thực hiện “khá” :
Nội dung “Tổ trưởng động viên giáo viên đăng ký giờ dạy tốt” có ĐTB là 3.40, xếp hạng 2.
Nội dung “Sau khi dự giờ, Tổ trưởng tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy nghiêm túc” có ĐTB là 3.36, xếp hạng 3. Kết quả khảo sát cho thấy, TTCM nhận thức rõ vai trò của việc thao giảng dự giờ, ngay từ đầu năm cho GV đăng ký, lên kế hoạch và tổ chức thao giảng dự giờ theo tuần, tháng, học kỳ. Từ đó, GV có điều kiện học tập, trao đổi rút kinh nghiệm lẫn nhau nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Qua nghiên cứu biên bản sinh hoạt TCM, chúng tôi nhận thấy: TTCM đều có tổ chức dự giờ thăm lớp nhưng việc rút kinh nghiệm sau dự giờ chưa thực hiện thường xuyên, còn sơ sài chủ yếu là đánh giá chung, chưa đi sâu vào việc chuẩn bị soạn bài, chưa nhận xét việc đổi mới phương pháp dạy học, chưa có tác dụng cao về mục đích tư vấn, thúc đẩy nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
Nội dung “Tổ trưởng dự giờ GV định kỳ và đột xuất” có ĐTB là 3.09, xếp hạng 4. TTCM dự giờ thăm lớp đột xuất chưa phổ biến. Thiết nghĩ nếu làm tốt công
76
tác này TTCM có thể nắm bắt việc giảng dạy của GV có đúng chương trình không, tình hình học tập của học sinh như thế nào để giúp GV sửa chữa sai sót kịp thời nếu có và đây cũng là cơ sở đánh giá việc chuẩn bị giảng dạy của GV. Việc dự giờ đột xuất của TTCM ít nhiều có ảnh hưởng đến ý thức chuẩn bị bài lên lớp của GV một cách đều đặn. Đây cũng chính là vấn đề mà các TTCM cần phải quan tâm điều chỉnh.
Nội dung “Tổ trưởng đề xuất với Ban Giám hiệu xử lý những GV không thực hiện tốt việc thao giảng, dự giờ” có ĐTB là 2.73, xếp hạng 5. Đây là nội dung được đánh giá thấp nhất trong bảng, kết quả này phần nào phản ánh đúng thực tế một số GV chưa làm tốt việc thao giảng dự giờ, có thái độ trốn tránh, sao chép phiếu dự giờ nhằm đạt chỉ tiêu qui định. Tổ trưởng cần mạnh dạn đề xuất với BGH xử lý nghiêm những GV này.
Cả hai nhóm đối tượng CBQL và GV đều cho rằng TTCM quản lý công tác thao giảng, dự giờ GV đạt hiệu quả thực hiện mức “khá” với ĐTB chung là 3.23.
2.3.5.3. Thực trạng tổ trưởng quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của GV trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động học tập của học sinh nhằm giúp học sinh chủ động đạt được mục tiêu dạy học. Phương pháp dạy học bao gồm cả cách thức dạy của thầy và cách thức học của trò. Chỉ có thực sự đổi mới phương pháp dạy học thì mới có thể nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường TH hiện nay.
Để tìm hiểu thực trạng tổ trưởng quản lý đổi mới phương pháp dạy học, chúng tôi đã khảo sát, xử lý số liệu câu 5 của phiếu trưng cầu ý kiến, thu được kết quả và trình bày ở bảng 2.17.
Bảng 2.17.Tổ trưởng quản lý đổi mới phương pháp dạy học
S T T Nội dung Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Có Không Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng 1 Tổ trưởng quán triệt yêu cầu đổi mới 95.6 4.4 3.25 0.95 1
77 phương pháp dạy học cho giáo viên.
2 Tổ trưởng yêu cầu GV hướng dẫn cho học
sinh phương pháp tự học 76.8 23.2 2.83 1.22 6 3
Tổ trưởng tổ chức cho giáo viên nghiên cứu vận dụng các phương pháp dạy học mới phát huy tính tích cực của HS
79.6 20.4 2.85 1.22 5
4 Tổ trưởng yêu cầu GV thực hiện đổi mới
cách kiểm tra, đánh giá học sinh. 95.0 5.0 3.23 0.97 2 5
Tổ trưởng tổ chức cho GV thao giảng và nhân điển hình các tiết dạy tốt theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.
92.8 7.2 3.19 1.04 3
6
Tổ trưởng đề xuất Ban Giám hiệu khen thưởng những giáo viên tích cực đổi mới PPDH và thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả.
82.9 17.1 2.91 1.18 4
Kết quả khảo sát cho thấy, cả hai nhóm đối tượng CBQL và GV đều cho rằng TTCM quản lý công tác đổi mới PPDH với hiệu quả thực hiện đạt mức “khá” với ĐTB chung là 3.04. Tất cả các nội dung khảo sát được CBQL, GV đánh giá hiệu quả thực hiện “khá”.
Nội dung “Tổ trưởng quán triệt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên” có 95.6% CBQL, GV cho là có thực hiện và hiệu quả thực hiện là “khá”, với ĐTB là 3.25 xếp hạng 1. Từ kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy: hầu hết các TTCM đều nắm bắt các định hướng, yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học và quán triệt đầy đủ cho GV.
Nội dung “Tổ trưởng yêu cầu GV thực hiện đổi mới cách kiểm tra, đánh giá học sinh” được CBQL, GV đánh giá hiệu quả thực hiện “khá” với ĐTB là 3.23, xếp hạng 2. Điều này cho thấy, TTCM rất quan tâm việc đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh của giáo viên. Trong công tác này, TTCM cần quán triệt về cách ra đề kiểm tra để đánh giá học sinh, đề kiểm tra cần kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm khách quan. Thiết kế đề phải xác định được mục đích, yêu cầu của đề; xác định mục tiêu dạy học; thiết lập ma trận hai chiều; thiết kế đáp án, biểu điểm. GV cần nâng cao chất
78
lượng các câu hỏi trong tiết học và đề kiểm tra, giảm số câu hỏi tái hiện sự kiện, tăng tỉ lệ các câu hỏi yêu cầu tư duy tích cực, sáng tạo, chú trọng nhận xét, sửa chữa các câu trả lời câu trả lời của học sinh. Công tác này rất cần được thực hiện song hành cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Nội dung “Tổ trưởng tổ chức cho GV thao giảng và nhân điển hình các tiết dạy tốt theo hướng đổi mới phương pháp dạy học” được CBQL, GV đánh giá hiệu quả thực hiện “khá” với ĐTB là 3.19, xếp hạng 3. Chúng tôi nhận thấy: đa số TTCM đã chọn hình thức này để bồi dưỡng việc đổi mới phương pháp và bồi dưỡng đội ngũ GV trong tổ. TTCM nên có thái độ trân trọng, ủng hộ, khuyến khích mỗi sáng kiến, cải tiến của GV, đồng thời hướng dẫn giúp đỡ giáo viên vận dụng phương pháp tích cực thích hợp với môn học.
Nội dung “Tổ trưởng đề xuất Ban Giám hiệu khen thưởng những giáo viên tích cực đổi mới PPDH và thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả” có 82.9% CBQL, GV cho là có thực hiện, hiệu quả thực hiện “khá” với ĐTB là 2.91, xếp hạng 4. Như vậy, đa số các TTCM có theo dõi, đánh giá công tác đổi mới phương pháp dạy học của GV. Tuy nhiên TTCM chưa làm tốt việc khen thưởng, cần chủ động đề xuất các biện pháp khen thưởng về vật chất cũng như tinh thần cho các cá nhân thực hiện tốt, làm cho phong trào đổi mới phương pháp dạy học càng rộng rãi, thường xuyên và có hiệu quả hơn. Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng cần có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật. Đây cũng là điều mà TTCM cần quan tâm đề xuất với BGH để trang bị đầy đủ phương tiện phục vụ giảng dạy.
Nội dung “Tổ trưởng tổ chức cho giáo viên nghiên cứu vận dụng các phương pháp dạy học mới phát huy tính tích cực của HS” có 79.6% CBQL, GV cho là có thực hiện, với hiệu quả thực hiện “khá” với ĐTB là 2.86, xếp hạng 5. Đa số TTCM có tổ chức cho GV nghiên cứu vận dụng các phương pháp dạy học mới phát huy tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên, việc tổ chức chưa thường xuyên, chưa đồng bộ giữa các tổ, các trường trong Huyện.
Nội dung “Tổ trưởng yêu cầu GV hướng dẫn cho học sinh phương pháp tự học” chỉ có 76.8 % CBQL, GV cho là có thực hiện, hiệu quả thực hiện “khá” với
79
ĐTB là 2.83, xếp hạng 6. Đây là nội dung CBQL, GV đánh giá thấp nhất trong việc đổi mới phương pháp. Hầu hết TTCM đều đã quán triệt về các yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức thực hiện nhưng chỉ quan tâm đến hoạt động dạy của thầy, chưa chú trọng đến hoạt động học của trò. Phương pháp dạy học tích cực là phải dạy và học thông qua các hoạt động của học sinh, chú ý rèn luyện phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho học sinh có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho các em lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội.