8. Cấu trúc luận văn
2.3.6. Nhận xét chung về thực trạng
2.3.6.1. Những ưu điểm đạt được
* Về mặt nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên
- Các TTCM đã phổ biến đầy đủ các chế độ, quy định về giáo dục và đào tạo như: các chỉ thị, quy chế, chương trình giáo dục, điều lệ, chế độ chính sách, luật giáo dục… để GV nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Đồng thời cũng làm cho họ ý thức được trách nhiệm của người thầy trong việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.
- Bản thân các TTCM đều xác định quản lý hoạt động tổ chuyên môn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay nên đã tập trung nhiều công sức cho hoạt động này, chủ động tìm tòi nhiều biện pháp quản lý thích hợp để nâng cao hiệu quả quản lý.
80
- TTCM đặc biệt quan tâm đến việc lập kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn theo từng giai đoạn: tuần, tháng, năm học phù hợp với tình hình thực tế của từng trường.
- TTCM đã tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch tổ chuyên môn phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực của từng GV, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho lực lượng GV hoàn thành nhiệm vụ.
- TTCM đã thực hiện các chế độ kiểm tra, báo cáo định kỳ về hồ sơ chuyên môn của GV (giáo án, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch dạy học, phiếu báo giảng, sổ ghi đầu bài...), các loại hồ sơ học sinh (sổ điểm, sổ học bạ, ...); có chế độ theo dõi, kiểm tra giờ giấc lên lớp của GV để biết được tiến độ thực hiện chương trình.
- Các TTCM có nhiều cố gắng trong việc tổ chức các bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV.
2.3.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân * Những hạn chế
- Về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên
TTCM chưa thật sự nhận thức được tầm quan trọng của quản lý tổ chuyên môn (nhất là đối với các GV trẻ mới được bổ nhiệm), chưa thật sự nắm vững về khoa học quản lý giáo dục, quản lý nhà trường do đó việc quản lý vẫn còn tùy tiện. Việc hoạch định kế hoạch chỉ dừng lại ở mục tiêu trước mắt, đối phó với những tình thế xảy ra mà chưa có kế sách dài hơi và tầm nhìn chiến lược.
TTCM đã có nhiều cố gắng để tác động đến nhận thức của GV về các hoạt động tổ chuyên môn nhưng chưa thật sự thường xuyên và triệt để nên đôi lúc việc làm của GV còn qua loa, chiếu lệ, mang tính đối phó hơn là trách nhiệm. GV cũng chưa nhận thức sâu sắc vai trò của tổ chuyên môn trong việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm để nâng cao năng lực chuyên môn của từng cá nhân để từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường.
81
Các nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng chưa thật sự chặt chẽ, còn nặng về hình thức mà chưa đi sâu vào nội dung và bản chất của công tác quản lý. Cụ thể:
+ Công tác quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy chỉ dừng lại ở mức ký duyệt giáo án, qua báo cáo của GV, do đó dễ gây nên tính đối phó ở GV. TTCM chưa thường xuyên dự giờ đột xuất để biết chính xác việc thực hiện chương trình cũng như việc chuẩn bị giảng dạy của GV.
+ Nội dung sinh hoạt chuyên môn chưa phong phú, thiết thực còn mang tính hành chính chưa đi sâu vào chuyên môn, chưa làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV qua các hình thức thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm bài dạy, tổ chức chuyên đề chưa thường xuyên, chưa nghiêm túc theo dõi đánh giá kết quả.
+ Về quản lý cơ sở vật chất, việc chỉ đạo sử dụng đồ dùng dạy học vẫn còn mờ nhạt, chưa khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất cũng như các phương tiện ứng dụng CNTT, thực hành thí nghiệm hiện có của nhà trường. Các TTCM chưa có kế hoạch trong việc bổ sung thêm các thiết bị, danh mục tài liệu tham khảo nhằm cho nhà trường để phục vụ cho hoạt động giảng dạy.
- Về mặt quản lý các hoạt động hỗ trợ, kích thích hoạt động giảng dạy:
Ở nội dung quản lý hoạt động thi đua khen thưởng, hệ thống tiêu chuẩn đánh giá thi đua chưa rõ ràng và cụ thể, do đó việc đánh giá chưa thật sự chính xác và kịp thời. Nguồn quỹ khen thưởng vẫn còn khá eo hẹp nên chưa hỗ trợ được nhiều cho việc khích lệ GV có nhiều thành tích trong việc giảng dạy, trong hoạt động tổ chuyên môn.
*Nguyên nhân của hạn chế
- Nguyên nhân chủ quan.
+ Đa số TTCM của các trường chưa tham gia lớp bồi dưỡng CBQL, chưa có nền tảng cơ sở lý luận vững chắc về quản lý nên chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm và cảm tính, tính kế hoạch trong quản lý còn thấp.
82
+ Các TTCM chưa thực sự nhận thức sâu sắc về vai trò, nhiệm vụ và nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường để từ đó đề ra các biện pháp tích cực nhằm thực hiện chặt chẽ các nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường.
+ Đội ngũ GV chưa thật sự quan tâm đến việc sinh hoạt chuyên môn, chưa tham gia tích cực trong các buổi họp, sinh hoạt chuyên đề, chất lượng hồ sơ của tổ chuyên môn và của một số giáo viên chưa tốt, nội dung sơ sài chiếu lệ, chủ yếu ghi chép về các sự vụ hành chính.
- Nguyên nhân khách quan. + Về đội ngũ GV, CBQL
Số GV trẻ với kinh nghiệm nghề nghiệp còn ít ỏi chiếm khá đông. Một số GV ý thức về nghề nghiệp còn thấp. Mặt khác, chế độ lương bổng chưa thoả đáng khiến một số GV chưa thật sự đầu tư hết khả năng cho hoạt động dạy học.
Một số TCM là tổ ghép. Do sinh hoạt tổ ghép nên việc động viên và trao đổi chuyên môn giữa tổ trưởng với các thành viên chưa sâu sát, chủ yếu là giao cho các nhóm trưởng thực hiện.
+ Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tổ chuyên môn: đa số trường chưa có hệ thống các phòng chức năng, TBDH cũng như các điều kiện hỗ trợ dạy học chưa thật sự đáp ứng được điều kiện dạy học trong giai đoạn đổi mới và phát triển giáo dục.
+ Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động tổ chuyên môn còn eo hẹp, không tạo điều kiện thuận lợi để các TTCM có thể thực hiện các biện pháp tích cực trong quản lý đặc biệt là trong công tác đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức chuyên đề, tham quan thực tế, giao lưu học hỏi
+ Về cơ chế quản lý: mặc dầu đã được phân cấp rất nhiều trong quản lý, tâm lý bao cấp vẫn còn đè nặng đã cản trở sự sáng tạo của TTCM trong việc quản lý nhà trường. Mặt khác khâu kiểm tra, thanh tra từ cấp trên theo phương pháp để đánh giá là chính, tính chất giúp đỡ, hướng dẫn rất hạn chế; kế hoạch mang tính chiến lược còn thiếu; chỉ đạo chuyên môn còn nhiều bất cập.
83
Tất cả các yếu tố trên đã ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn của TT ở các trường THPT tại huyện Tân Uyên.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động quản lý tổ chuyên môn của tổ trưởng các trường THPT tại huyện Tân Uyên đạt mức độ khá. Qua quá trình điều tra, quan sát, thu thập thông tin các đối tượng kết hợp với sự phân tích, hệ thống hóa các vấn đề, chúng tôi có thể rút ra được hai nguyên nhân chính dẫn đến kết quả trên, đó là:
- Đa số các TTCM chưa được tham gia các lớp quản lý giáo dục nên chưa kết hợp hài hòa giữa kinh nghiệm quản lý và khoa học quản lý. Các TTCM chưa thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa, tổ chức, kiểm tra thực hiện kế hoạch trong quá trình quản lý của mình.
- Bên cạnh việc thực hiện tương đối khá tốt một số ít các biện pháp, các TTCM còn chưa thực hiện chặt chẽ một số biện pháp quản lý hoạt động TCM khác có tính trọng điểm để nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Một số biện pháp thực hiện ở mức độ chưa thường xuyên còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào mục tiêu công tác quản lý.
Những kết luận trên hoàn toàn phù hợp với giả thuyết khoa học mà chúng tôi đã đưa ra ở trong phần mở đầu.
84
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở lý luận ở chương 1, chúng tôi đã nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương; có nhận xét, đánh giá, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, bất cập; từ đó có cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương.
85
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CỦA TỔ TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG