Cơ cấu cán bộ quản lý các trường THPT huyện Tân Uyên (hiệu trưởng, phó hiệu

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng tại các trường trung học phổ thông huyện tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 48)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Cơ cấu cán bộ quản lý các trường THPT huyện Tân Uyên (hiệu trưởng, phó hiệu

47

Huyện Tân Uyên có 6 trường THPT, tổng số CBQL và GV là 268 người; trong đó Phó hiệu trưởng và Hiệu trưởng gồm 19 người, chiếm tỉ lệ 7.1% trong tổng số GV trong toàn Huyện.

Năng lực CBQL trường học có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nhà trường nói chung và hoạt động tổ chuyên môn nói riêng. Năng lực đó được thể hiện qua trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị…được trình bày ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Bảng trình độ CBQL các trường THPT huyện Tân Uyên năm học 2012 - 2013

[Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD&ĐT Bình Dương]

Đội ngũ CBQL các trường THPT đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên, 100% CBQL có chứng chỉ tin học, 78.9% có chứng chỉ ngoại ngữ. Như vậy, hầu hết các CBQL đều có kiến thức sâu rộng, khả năng chuyên môn, kiến thức kinh nghiệm quản lý, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ đồng nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao trong nhiệm vụ quản lý hoạt động dạy và học. Tuy nhiên tỉ lệ trình độ chuyên môn trên chuẩn (thạc sĩ) còn quá thấp, chỉ chiếm 5.3% (1/19), chưa thật sự làm nòng cốt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường và gặp khó khăn nhất định trong công tác quản lý.

Về trình độ quản lý giáo dục, chưa có CBQL có trình độ đại học, trên đại học; có 89,5% CBQL được bồi dưỡng QLGD, còn lại 10,5% chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, đa số CBQL chưa đạt chuẩn về quản lý nhà nước (73.7%). Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, đây là khó khăn để các nhà QLGD đổi mới QL và để QL sự đổi mới trong giai đoạn hiện nay.

48

Đánh giá chung về đội ngũ CBQL Ưu điểm

Đội ngũ CBQL các trường THPT đều được đào tạo cơ bản và có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên (94.7% đạt chuẩn và 5.3% trên chuẩn). Đa số hiểu được quyền hạn và vai trò quản lý của mình; chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nưóc và các quy định của Ngành.

Trình đô ngoại ngữ, tin học của đội ngũ CBQL khá cao, tỉ lệ CBQL có văn bằng chứng chỉ ngoại ngữ 78.9%, tin học 100%; việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý trường học hầu hết CBQL được quan tâm; việc sử dụng ngoại ngữ để hỗ trợ cho hoạt động quản lý khá tốt.

Đội ngũ CBQL đa số yêu nghề và tận tụy với nghề; có ý thức tự học, tự bồi dưỡng; thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao, vận động và giúp đỡ đồng nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; tôn trọng, không phân biệt đối xử giáo viên, học sinh; thực hiện công việc công khai dân chủ; trung thực trong đánh giá, báo cáo thông tin.

Đa số CBQL làm việc có kế hoạch; có trao đổi trước khi ra quyết định; có yêu cầu cấp dưới hoàn thành tốt và đúng thời gian khi giao nhiệm vụ và thường xuyên giám sát công việc của cấp dưới.

Hạn chế

Đội ngũ nữ CBQL các trường THPT huyện Tân Uyên chỉ chiếm 26.3% (5/19), một tỉ lệ rất khiêm tốn, trong khi đó tỉ lệ giáo viên nữ THPT là 62.7% (159/249). Điều này chưa thấy rõ vị trí và vai trò của nữ giới trong công tác quản lý nhà trường.

Tỉ lệ CBQL có trình độ chuyên môn trên đại học rất thấp, chỉ chiếm 5.7%; có đến 10.5% CBQL chưa qua đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý giáo dục.

Trình độ chính trị của đội ngũ CBQL đa số là trung cấp chiếm 63.2%, trình độ cao cấp và cử nhân chỉ chiếm 15.8%.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng tại các trường trung học phổ thông huyện tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 48)