Chức năng quản lý hoạt động tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng tại các trường trung học phổ thông huyện tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Chức năng quản lý hoạt động tổ chuyên môn

26

Chức năng quản lý hoạt động TCM chính là hình thức quản lý mà chủ thể tác động lên khách thể quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đã định. Hoạt động quản lý có nhiều chức năng nhưng có bốn chức năng cơ bản có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.

1.5.2.1. Chức năng lập kế hoạch

Chức năng lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong số các chức năng quản lý là xác định mục đích, mục tiêu của tổ chức, là biện pháp chương trình hành động, các bước đi để đạt được mục tiêu, mục đích quản lý đó trong thời gian nhất định.

Nội dung chức năng lập kế hoạch gồm:

- Nhận thức đầy đủ về yêu cầu của cấp trên thông qua chỉ thị, nghị quyết

- Phân tích bối cảnh, xác định mục tiêu phát triển TCM.

- Xác định nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch hoạt động TCM

- Lập các kế hoạch thực hiện mục tiêu.

1.5.2.2. Chức năng tổ chức

Chức năng tổ chức là quá trình tiếp nhận, phân phối, sắp xếp các nguồn lực tạo ra một cơ cấu tổ chức thích hợp đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đề ra để tổ chức phát triển.

Nội dung chức năng tổ chức:

- Xây dựng cơ cấu tổ chức hoạt động TCM hợp lý và năng động, phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ.

- Xây dựng, phát triển đội ngũ đảm bảo yêu cầu hoạt động TCM.

- Xác lập mối quan hệ và cơ chế hoạt động TCM.

- Tổ chức thực hiện hoạt động TCM một cách khoa học.

1.5.2.3. Chức năng chỉ đạo

Chức năng chỉ đạo là quá trình tác động, ảnh hưởng tới hành vi thái độ của cấp dưới thông qua các hoạt động hướng dẫn, giúp đỡ, đôn đốc, động viên và thúc đẩy những người dưới quyền làm việc với hiệu quả cao nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

27

- Thực hiện quyền chỉ huy, giao việc và hướng dẫn triển khai nhiệm vụ hoạt động TCM.

- Đôn đốc, động viên, kích thích tạo động lực làm việc cho thành viên trong TCM.

- Giám sát, sửa chữa đảm bảo các hoạt động đúng hướng, bám sát yêu cầu thực thi kế hoạch của TCM.

- Xây dựng môi trường thúc đẩy các hoạt động TCM phát triển.

1.5.2.4. Chức năng kiểm tra

Chức năng kiểm tra là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng, khuyến khích những cái tốt, phát hiện những sai phạm, điều chỉnh nhằm đạt tới những mục tiêu đặt ra và góp phần đưa toàn bộ hệ thống được quản lý lên một trình độ cao hơn.

Nội dung chức năng kiểm tra gồm:

- Xác định các tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động TCM.

- Đánh giá kết quả thực tế thông qua việc thu thập thông tin về đối tượng được kiểm tra, so sánh kết quả đo đạc thực tế với chuẩn để phát hiện mức độ thực hiện tốt, vừa, xấu của các đối tượng quản lý.

Chức năng kiểm tra đòi hỏi phải được tiến hành một cách bài bản theo một qui trình khoa học đảm bảo cho việc đánh giá khách quan, chính xác, trung thực và công khai; phải kịp thời động viên, khen thưởng hay nhắc nhở, phê bình.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của tổ trưởng tại các trường trung học phổ thông huyện tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)