Hiệp ước trung lập Xô –Nhật

Một phần của tài liệu quan hệ nhật bản – liên xô (1917 1945) (Trang 100)

8. Bố cục của luận văn

3.2.2. Hiệp ước trung lập Xô –Nhật

Vào năm 1939 khi mặt trận ở phía tây và phía đông càng trở nên phức tạp, Liên Xô đã nhận thấy rằng: Anh, Pháp đang định đẩy nước này vào thế một mình đánh nhau với Đức và Nhật. Đặc biệt, những xung đột biên giới với Nhật tại Khasan và Khakhin Gol, càng khiến cho Liên Xô lo lắng về một cuộc chiến trên cả hai mặt trận. Vì vậy, trong lúc diễn ra trận chiến tại Khakhil Gol, để tránh môt cuộc chiến trên hai mặt trân, Liên Xô đã kí với Đức hiệp ước không xâm phạm vào ngày 23-08-1939. Tin tưởng vào hiệp ước bất xâm Xô - Đức, cùng với những thắng lợi vang dội tại Khasan và Khakhin Gol, làm cho chính phủ Liên Xô lúc này không còn “quan tâm nhiều đến sự tiếp cận của Nhật”[46;38] bởi vì quân đội Nhật không muốn chuốc thêm bất cứ thất bại thê thảm nào ở vùng biên giới.

Đến năm 1940 – 1941, khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ngày càng nóng lên và có nhiều diễn biến khó lường với sự thất bại nhanh chóng của Pháp cùng với việc Phát xít Đức đã chiếm phần lớn lục địa Châu Âu, thì tại Beclin, ngày 27-09-1940, đại diện Đức, Italia, Nhật đã kí kết hiệp ước tay ba, liên minh chính trị, quân sự và kinh tế. Ba nước phát xít chia lãnh thổ

Châu Á và Châu Âu thành những vùng ảnh hưởng và cam kết ủng hộ lẫn nhau trong trường hợp một trong ba nước bị tấn công. Trong bối cảnh đó, Liên Xô muốn hàn gắn mối quan hệ của mình với các nước ở Viễn Đông để bảo vệ biên giới phía đông và tập trung vào mặt trận Châu Âu. Liên Xô “cho rằng sự tồn tại một hiệp ước không xâm phạm Xô - Nhật, trong điều kiện Liên Xô đang bị chủ nghĩa phát xít uy hiếp trực tiếp ở cả phía tây và phía đông vẫn có hơn là không có”[32;168].

Về phía Nhật, trong khi đang sa lầy tại chiến trường Trung Quốc với cuộc chiến gần như bất định và mối quan hệ với Hoa Kỳ ngày càng xấu đi, thì trong mùa hè năm 1939, Nhật Bản đã buộc phải đánh giá lại mối quan hệ với Liên Xô. Khi đang phải hứng chịu những tổn thất nặng nề trong cuộc chiến tại Khalkhin Gol, Nhật đã nhiều lần yêu cầu nước Đức tấn công vào phía tây Liên Xô để đỡ đòn cho Nhật nhưng Nhật lại nhận được câu trả lời “vừa bất ngờ, lại vừa bất bình” từ phía người bạn đồng minh với Hiệp ước không xâm phạm Xô- Đức. Đối với chính phủ Nhật thì đây là một “sự kiện kinh hoàng. Nó được xem như là môt hành động tráo trở lật lọng của Đức…. Thủ tướng Nhật, Hiranuma đã rụng rời thốt lên: “Bên trời Âu vừa xảy ra một chuyện phức tạp và kì quái, thật không tài nào hiểu nổi”[56;376]. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã xem hiệp ước chống quốc tế cộng sản năm 1936 chủ yếu như một thỏa thuận chống Liên Xô. Khi đồng minh của Nhật Bản là phát xít Đức ký một hiệp ước không xâm lược với Liên Xô, các nhà lãnh đạo Nhật Bản cảm thấy rằng tấm thảm mà họ đang đứng trên đó đã bị giật ra từ bên dưới và làm họ ngã đau. Hiệp định Xô – Đức làm “thất bại âm mưu định dựa vào sự ủng hộ của phát xít Đức để xâm lược Liên Xô của Nhật”[37;185]. Hành động “hai mặt” của Đức được xem là một sự thức tỉnh đột ngột cho những người đang ngủ say như chính phủ Nhật Bản“đã buộc Nhật Bản phải có sự đánh giá lại tình hình mới, xem xét nó và có những bước đi phù hợp”[46;37].

Cú sốc thứ hai đến với nước Nhật, đó là việc đội quân thiện chiến Quan Đông của đế quốc Nhật đã bị Hồng quân Liên Xô “làm nhục tại Khalkhin Gol”[46;37]. Trên chiến trường, “các nhà lãnh đạo quân đội Nhật Bản nhận ra rằng họ đã vô cùng sai lầm khi đánh giá thấp quân đội Hồng quân”[46;37]. Thất bại ở Khasan và Khalkhin Gol, “giới quân phiệt Nhật tỏ ra thận trọng trong việc chuẩn bị tấn công Liên Xô, bởi họ nhận ra rằng sẽ không dễ dàng gì để đánh bại Liên Xô một cách nhanh chóng trong một cuộc chiến tranh chớp nhoáng”[32;167]. Hai vụ việc bất ngờ - Khalkhin-Gol và Hiệp ước không xâm phạm Đức-Xô - đã rung lên một hồi chuông trong suy nghĩ của Nhật khi mà Nhật Bản đã hai lần từ chối lời đề nghị của Liên Xô cho một hiệp ước không xâm lược hồi đầu thập kỷ ba mươi, và bây giờ “nước này buộc phải hướng về Moscow với những ý đồ riêng của họ”[46;37].

Bên cạnh đó, Hiệp định không xâm phạm Xô-Đức, cùng sự thất bại tại Khakhil Gol khiến cho “khả năng “Bắc tiến” của Nhật đã tiêu tan, con đường còn lại độc nhất là “Nam tiến”, tức là mở đường xuống Đông Nam Á và Thái Bình Dương”[34;227]. Phái “Nam tiến” trong quân đội và chính giới Nhật trở nên thắng thế lúc này: “Nhật chủ trương tạm thời đình hoãn cuộc tấn công lên phía bắc chống Liên Xô, để quay xuống phía nam đánh chiếm các khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương – là nơi Nhật phải tập trung ít lực lượng hơn, do chỗ hai đối thủ lớn là Pháp và Hà Lan đã bị thất bại ở Châu Âu, còn Anh thì vất vả chống đỡ với Đức và bị suy yếu nghiêm trọng” [32;168].

Như vậy, với những biến đổi phức tạp trong quan hệ quốc tế trong hai năm 1939- 1940, cùng với những lợi ích quốc gia, cả phía Nhật Bản - Liên Xô đều nhận thức cần phải xích lại gần nhau hơn sau những xung đột biên giới ở Khasan và Khalkhil Gol. Nhưng trong lần nối lại quan hệ này, Nhật Bản cho thấy là bên có phần chủ động và nhiều thiện chí hơn.

Vào cuối tháng 08-1939, nội các của thủ tướng chính phủ Kiichiro Hiranuma đã buộc phải từ chức vì sự sỉ nhục của hiệp ước bất xâm Đức-Xô, cùng thất bại tại Khalkhin Gol. Đại tướng lục quân Nobuyuki Abe đã triệu tập nội các mới và ngay lập tức đã tập trung vào việc cải thiện quan hệ với Liên Xô. Đại sứ Nhật Bản tại Moscow, Shigenori Togo đã được hướng dẫn để bắt đầu làm việc với các đối tác của Liên Xô nhằm bảo đảm Nhật sẽ đạt được một số thỏa hiệp với Liên Xô.

Tháng 03-1941 bộ trưởng ngoại giao Nhật là Yosuke Matsuoka đã đến Moscow ký một thỏa thuận trung lập với Liên Xô. Ngày 13-04-1941,hiệp ước trung lập với Liên Xô do bộ trưởng bộ ngoại giao Nhật Yosuke Matsuoka và Vyacheslav Molotov người đứng đầu bộ quan hệ đối ngoại đã ký kết với sự hiện diện của Joseph Stalin.

Hiệp ước trung lập Xô - Nhật có thời hạn 5 năm, theo đó “mỗi bên cam kết không tham gia vào cuộc xung đột của bên kia”[34;114]. Kèm theo hiệp định, “các công ty dầu Nhật Bản phải rút lui khỏi khu vực nhượng quyền của họ ở bắc Xakhalin sau một thời gian được xác định” [46;38]. Cùng ngày kí hiệp ước Xô - Nhật, cũng có các biên bản ký kết liên quan đến Mông Cổ và Mãn Châu Quốc. Liên Xô đã cam kết tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và bất khả xâm phạm với Mãn Châu Quốc và Nhật Bản cũng làm điều tương tự với nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ. Sau khi hiệp ước trung lập được kí kết, “trong một cử chỉ cuối cùng của tình bạn, Stalin đi kèm với Matsuoka đến ga xe lửa để tiễn vị bộ trưởng về Tokyo. Giữa những lời hứa đầy thiện chí, Stalin nhận xét rằng hai nước bây giờ đã có thể giải quyết những vấn đề của thế giới”[46;38].

Như vậy, hai năm sau cuộc chiến tại Khalkhin-Gol, cuối cùng Nhật Bản và Liên Xô đã có hiệp ước trung lập “bất chấp những nghi ngờ vẫn luôn

tồn tại trong tâm trí của cả hai nhà lãnh đạo”[46;38].Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng hiệp ước trung lập Xô - Nhật “không phải là những nỗ lực của cả hai chính phủ để thực sự cải thiện quan hệ. Các vấn đề cấp bách hơn chính là sự sống còn của mỗi quốc gia”.[46;36]

Một phần của tài liệu quan hệ nhật bản – liên xô (1917 1945) (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)