Liên Xô đánh bại Nhật Bả nở mặt trận phía Đông

Một phần của tài liệu quan hệ nhật bản – liên xô (1917 1945) (Trang 109)

8. Bố cục của luận văn

3.2.3.2. Liên Xô đánh bại Nhật Bả nở mặt trận phía Đông

Trong những năm 1941-1945, tình hình quốc tế rất phức tạp và có sự thay đổi không ngừng. Trong bối cảnh này, quan hệ Nhật Bản - Liên Xô được xem là có phần thành công vì hai nước đã có một số lần kề bên miệng hố chiến tranh nhưng sự trung lập vẫn được duy trì. Đến giữa năm 1945 khi cuộc chiến tranh thế giới đi đến hồi kết, tình trạng trung lập trong quan hệ Nhật - Xô không thể tồn tại thêm nữa.

Sau khi kí hiệp ước trung lập Xô - Nhật (19140), Nhật đã tiến hành cuộc chiến tranh Thái Bình Dương với Mĩ, Anh để thực hiện giấc mơ Đại Đông Á. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến (12-1941 đến 05-1942), phía Nhật đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng và “chiếm được một diện tích 3.800.000 km vuông với số dân 150.000.000 người”[27;19]. Nhưng sau những thất bại tại Midway, Guadalcanal, Philippines và đặc biệt việc quân Đồng Minh đánh chiếm Iwo Jima và Okinawa, số phận của đế quốc Nhật Bản xem như đã được định đoạt vì lúc này người Mĩ đã đặt chân đến trước hiên nhà của đảo quốc này. Mặc dù vậy, giới lãnh đạo quân phiệt Nhật vẫn không chịu đầu hàng.

Từ ngày 17-07-1945 đến ngày 02-08-1945, tại hội nghị Potsdam các đại biểu Mĩ, Anh và Trung Quốc đã cho ra bản "Tuyên cáo Potsdam, yêu cầu Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện theo nguyên tắc cơ bản sau: Thủ tiêu chủ nghĩa quân phiệt; loại khỏi chính quyền những kẻ chủ mưu khởi xướng các hành động xâm lược; trừng trị các tội phạm chiến tranh; giải thể các lực lượng vũ trang và tước đoạt vũ trang hoàn toàn đối với Nhật Bản; xóa bỏ mọi sự cản

trở đối với việc khôi phục và củng cố quyền tự do dân chủ rộng rãi; nghiêm cấm các ngành kinh tế quân sự; quân đội đồng minh tạm thời chiếm đóng Nhật Bản; giới hạn chủ quyền của Nhật Bản trên 4 đảo chính: Hokkaido, Honshu, Kyushu, Shikoku và các đảo nhỏ phụ cận 4 đảo đó sẽ được quy định rõ ràng. Các nước đồng minh hứa sẽ rút tất cả các lực lượng chiếm đóng khỏi Nhật Bản khi tình hình an ninh được khôi phục, các cơ chế, nhân tố gây chiến không còn nữa và một chính phủ dân chủ thể hiện ý chí nhân dân Nhật được thành lập. Ba cường quốc cảnh cáo rằng trong trường hợp tuyên cáo này bị bác bỏ thì Nhật Bản sẽ bị “hủy diệt nhanh chóng và hoàn toàn”.

Nhưng Nhật Bản đã bác bỏ đề nghị đầu hàng vô điều kiện với đồng mình. Đến giữa năm 1945, Nhật vẫn còn một lực lượng quân sự khá lớn: “ở chính nước Nhật có gần 2 triệu quân, ở các vùng Trung Quốc bị chiếm đóng, Mãn Châu Quốc, Triều Tiên và Đài Loan có hơn 2 triệu quân, ở Đông Dương, Thái Lan và Miến Điện có hơn 20 vạn quân, trên các đảo Inđonêxia và Philipin có hơn 50 vạn quân và hơn 10 vạn quân nữa đang đóng rải rác trên các đảo Thái Bình Dương”[12;84], ngoài ra Nhật còn “500 tàu chiến, hơn một vạn máy bay (trong đó có 5.000 máy bay cảm tử Kamikaze)”[12;84]. Với chỗ dựa là lực lượng quân sự khổng lồ, “giới quân phiệt Nhật vẫn ngoan cố kéo dài chiến tranh để hạn chế thất bại, buộc các nước đồng minh từ bỏ yêu cầu đầu hàng không điều kiện, để nước Nhật ra khỏi cuộc chiến mà vẫn duy trì được chế độ quân phiệt Thiên Hoàng và vẫn giữ được những thuộc địa quan trọng của mình”[27;34].

Việc quân Nhật giữ thái độ ngoan cố, quyết tiến hành một chiến tranh sinh tử chắc chắn sẽ gây ra “tốn phí rất nhiều xương máu” của người Mĩ và Anh, vì thế, chính phủ Mĩ, Anh yêu cầu Liên Xô nhanh chóng tham chiến với Nhật để sớm kết thúc cuộc chiến.

không điều kiện, kết thúc cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của những người Xô viết. Nhưng sau khi giành chiến thắng ở mặt trận phía Tây, cũng là lúc Liên Xô thực hiện lời hứa với đồng minh là tuyên chiến với Nhật.

Ngày 08-08-1945 phính phủ Liên Xô, qua đại sứ Nhật ở Moscow, đã chuyển tới Chính phủ Nhật Bản tuyên bố như sau: “Sau khi Đức Hitler bị đánh bại và đầu hàng. Nhật Bản là nước lớn duy nhất vẫn tiếp tục chiến tranh... Liên Xô ủng hộ tuyên bố Potsdam và nhận lời đề nghị của các nước Đồng Minh về việc tham gia cuộc chiến tranh chống Nhật. Chính phủ Xô viết cho rằng một chính sách như thế là biện pháp duy nhất có thể đem lại hòa bình, giải thoát các dân tộc khỏi chết chóc và đau thương, đem lại cho nhân dân Nhật Bản khả năng tránh khỏi những nguy cơ bị tàn phá mà nước Đức đã trải qua. Vì những lẽ đó chính phủ Liên Xô tuyên bố: từ ngày 09-08-1945 Liên Xô sẽ ở trong tình trạng chiến tranh với Nhật Bản”[27;38]. Ngày 10-08- 1945, nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ cũng tuyên chiến với nước Nhật quân phiệt. Việc Liên Xô chính thức tuyên chiến với Nhật Bản cũng là thời điểm đánh dấu sự đổ vỡ lần thứ 3 trong quan hệ Nhật – Xô từ năm 1917- 1945.

Nguyên nhân Liên Xô tuyên chiến với Nhật có thể lí giải như sau: trước hết là “để bảo vệ lãnh thổ miền Đông của đất nước, lập lại chủ quyền của Liên Xô đối với những vùng đất bị Nhật chiếm đóng trước đây đồng thời để giải phóng các dân tộc Châu Á khỏi ách thống trị bạo tàn của chủ nghĩa quân phiệt Nhật, để sớm kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình trên toàn thế giới. Liên Xô tham gia chiến tranh chống Nhật cũng là để thực hiện cam kết của mình đối với các nước Đồng minh tại Hội nghị Yanta. Cuộc chiến tranh của Liên Xô chống chủ nghĩa quân phiệt Nhật là một bộ phận cấu thành của cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô đồng thời là một bộ phận không thể tách rời của cuộc chiến tranh chống phát xít của nhân dân

toàn thế giới”[27;39].

Trong khi đó, chính phủ Mĩ một mặt hoan nghênh việc Liên Xô tham chiến chống Nhật nhưng lo ngại chiến công của Hồng quân trong việc tiêu diệt chủ nghĩa quân phiệt Nhật sẽ nâng cao uy tín của Liên Xô trên trường quốc tế và tác động tích cực tới phong trào cách mạng các nước. Nhằm hạ thấp vai trò quan trọng của Liên Xô trong việc đánh bại chủ nghĩa quân phiệt Nhật, nhằm “đe dọa hạt nhân” đối với thế giới, tổng thống Mĩ Truman đã ra lệnh ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirosima và Nagasaki trong hai ngày 06 và 09-08-1945, vào thời điểm Liên Xô tuyên chiến với Nhật.

Mục tiêu chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong cuộc tấn công chủ nghĩa quân phiệt Nhật là tiêu diệt đội quân Quan Đông - lực lượng quân sự tinh nhuệ chủ yếu của Nhật, giải phóng Mãn Châu (các tỉnh Đông Bắc Trung Quốc) và Bắc Triều Tiên - chỗ dựa chủ yếu của Nhật về tiềm lực kinh tế và quân sự hòng kéo dài chiến tranh. Hoàn thành nhiệm vụ chiến lược chủ yếu này, Hồng quân Liên Xô sẽ gây tác động lớn đối với sự đầu hàng nhanh chóng của nước Nhật và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng nam Xakhalin và đánh chiếm quần đảo Kuril.

Để tiến hành cuộc chiến tranh tiêu diệt chủ nghĩa quân phiệt Nhật, từ đầu năm 1945, nhất là sau khi kết thúc chiến tranh chống phát xít Đức, bộ chỉ huy quân đội Xô viết đã chuẩn bị khẩn trương để triển khai một lực lượng lớn trên mặt trận phía Đông. Ba phương diện quân: “Zabaikal, Viễn Đông 1 và Viễn Đông 2 cùng hạm đội Thái Bình Dương và Giang thuyền Cờ đỏ Amua đã được huy động vào cuộc chiến tranh này”[27;41]. Trong phương diện quân “Zabaikal còn có các đơn vị quân đội nhân dân Mông Cổ gồm 4 sư đoàn kỵ binh cơ giới, 1 lữ đoàn xe tăng, 1 trung đoàn pháo binh, 1 sư đoàn không quân. Các đơn vị này được đưa vào cụm kỵ binh cơ giới Liên Xô - Mông

Cổ”[27;41].

Song song đó, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, bộ tổng chỉ huy quân đội Xô viết đã gửi thêm đến Viễn Đông một phần lực lượng từ phía Tây. Tập đoàn quân “số 39, tập đoàn quân số 53 và tập đoàn xe tăng cận vệ số 6 đã được điều từ Tiệp Khắc đến để bổ sung cho phương diện quân Zabaikal. Tập đoàn quân số 5 từ Đông Đức được bổ sung cho phương diện quân Viễn Đông 1, ngoài ra tất cả các đơn vị đều được đổi mới trang thiết bị như xe tăng, máy bay, pháo...”[27;41]

Tổng cộng, lực lượng quân Xô viết tham gia chiến dịch ở Viễn Đông gồm” hơn 87 sư đoàn với quân số 1.747.000 triệu người và được trang bị gần 30.000 pháo và súng cối, hơn 5.000 xe tăng và xe bọc thép, hơn 5.000 máy bay’[27;42]. Quân đội Liên Xô ở Viễn Đông hơn hẳn quân đội Nhật, “về người gấp 1,8 lần, xe tăng gấp 4,8 lần và máy bay gấp 1,9 lần”[27;42]. Toàn bộ việc di chuyển và bố trí đó được thực hiện một cách bí mật nên đã bảo đảm được yếu tố bất ngờ.

Bộ tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Xô viết ở Viễn Đông được thành lập do nguyên soái Liên Xô Vassilevski làm tổng tư lệnh. Đại tướng Ivanov làm tham mưu trưởng. Hạm đội Thái Bình Dương, Giang thuyền Cờ đỏ Amur với lục quân được giao cho đô đốc Kuzenetsov - tư lệnh các lực lượng hải quân. Các hoạt động của không quân do nguyên soái Novikov, tư lệnh các lực lượng không quân chịu trách nhiệm. Chỉ huy công tác hậu cần ở Viễn Đông được giao cho đại tướng Vinogeradov. Để giữ bí mật, Hồng quân không được phép sử dụng báo chí và radio để tuyên truyền rộng rãi về cuộc chiến tranh này. Chỉ sau ba tháng chuẩn bị, các lực lượng vũ trang Xô viết đã ở tư thế sẵn sàng chiến đầu

Theo kế hoạch, Hồng quân Liên Xô bắt đầu tiến hành chiến dịch giải phóng Mãn Châu. Nhằm đối phó với trường hợp bị quân đội Xô viết tấn công,

bộ chỉ huy quân đội Nhật đã chuẩn bị sẵn một kế hoạch phòng thủ chi tiết. Song họ tính toàn rằng Hồng quân Liên Xô chỉ có thể mở được tấn công vào đầu mùa xuân 1945 hoặc mùa xuân 1946. Vì thế nên đến đầu tháng 08-1945 khi các đơn vị Hồng quân Liên Xô đã tập kết xong và ở trong tư thế sẵn sàng tấn công thì đội quân Quan Đông vẫn đang trong tình trạng bố trí lại lực lượng.

Chiến dịch Mãn Châu bắt đầu trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. Từ ngày 08-08-1945 suốt từ vùng duyên hải đến vùng Amur có mưa lớn làm mực nước sông dâng cao 4 mét, các thung lũng ngập nước. Bất chấp mưa gió và nước lũ, ngay trong đêm 09-08-1945, các đơn vị biên phòng Liên Xô được sự hỗ trợ của các lực lượng trinh sát mặt trận, với lối đánh bí mật bất ngờ đã tiêu diệt phần lớn các đồn và các cứ điểm tiền tiêu của quân Nhật dọc biên giới.

Sự mở đầu thắng lợi của các lực lượng biên phòng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các mũi tấn công chính của chiến dịch. Lực lượng không quân liên tục oanh tạc các tuyến đường sắt, các trung tâm hành chính Cáp Nhĩ Tân, Trường Xuân, các cảng ở Bắc Triều Tiên. Từ đầu của chiến dịch, các mũi tấn công chính của phương diện quân Zabaikal đã tiến được 50 đến 150 km.Ngày 11-08-1945, tập đoàn quân Cờ đỏ I thuộc phương diện quân Viễn Đông I của Liên Xô chiếm Mục Lăng và Lê Thụ Trấn. Gọng kìm của tập đoàn quân Cờ đỏ I đã xiết chặt các cửa ngõ của Mẫu Đơn Giang. Và sau khi bao vây các lô cốt kiên cố, tập đoàn quân 35 của tướng Nikanor Zakhvataev đã chiếm khu phòng ngự mạnh Hổ Đầu, rồi tiến về Mật Sơn. Ngày 13-08-1945, trước sức tiến công của tập đoàn quân số 5, quân Nhật co cụm về các thành phố hòng cố thủ để kéo dài cuộc chiến. Đoán được ý định của Nhật, nguyên soái Meretskov quyết định đưa quân vòng qua Mẫu Đơn Giang từ phía nam và đánh thốc vào khu giáp ranh giữa hai tập đoàn quân 5 và 3 của Nhật. Lợi

dụng chỗ yếu này, quân Liên Xô vượt qua và thẳng tiến vào Cát Lâm. Ngày 14-08, phương diện quân Viễn Đông 1 đã tiến sâu vào Mãn Châu độ 150 km, chọc thủng tuyến phòng ngự biên giới, chiếm giữ 7 vùng phòng thủ mạnh của địch. Người Nhật không thể tập trung nổi quân của tuyến phòng thủ thứ hai. Giờ đây mũi tiến của Hồng quân Liên Xô trong bước kế tiếp là thành phố Mẫu Đơn Giang.

Theo ý định của bộ tổng tư lệnh tối cao Liên Xô trong chiến dịch Mãn Châu thì phương diện quân Viễn Đông 2 chỉ đóng vai trò yểm trợ. Có trong tay 3 tập đoàn quân và 1 quân đoàn độc lập, đại tướng tư lệnh phương diện quân Maxim Pourkaev quyết định chuẩn bị đánh vào Giai Mộc Tư và Cáp Nhĩ Tân. Một mũi đánh thứ hai cũng được chuẩn bị, sẽ đánh vào Tề Tề Cáp Nhĩ. Muốn phát động hai mũi tiến quân này, thì phương diện quân Viễn Đông 2 phải vượt qua hai trở ngại lớn: sông Amur và sông Ưsuri, cả hai đều nước sâu, chảy xiết. Hồng quân đã vượt sông Amur ngay từ 09-08. Những trận đánh ác liệt xảy ra ở thành phố Phú Tinh và vùng phòng ngự Phú Tinh kéo dài đến ngày 12-08 và tập đoàn quân 15 tiến về Giai Mộc Tư, một đầu mối đường sắt quan trọng. Sau đó tiến dọc hai bên bờ sông Tùng Hoa, quét sạch quân Nhật, tiến về Tề Tề Cáp Nhĩ.

Sự tham chiến của Liên Xô và những thất bại nặng nề của đội quân Quan Đông đã đặt nước Nhật trước tình thế không thể kéo dài chiến tranh để mưu toan một hòa ước có lợi cho họ. Trước đó, cùng thời điểm Liên Xô tuyên chiến với Nhật, Mĩ đã thả hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima (06-08) và Nagasaki (09-08) làm hơn 400.000 người thiệt mạng trực tiếp, chưa kể những người chết vì nhiễm phóng xạ sau này, đồng thời hủy diệt thành phố cảng Hiroshima. Người dân Nhật Bản, vì những sai lầm của giới cầm quyền cũng như sự tàn bạo của cuộc chiến tranh đế quốc, đã phải hứng chịu thảm họa khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Hành động vô nhân

đạo ấy của Mĩ, tuy có tác động đến quyết định đầu hàng của Nhật Bản, nhưng cũng không phải là nguyên nhân chủ yếu. Chính áp lực tạo ra từ phía Hồng quân Liên Xô mới góp phần quan trọng khiến cho phe quân phiệt trong chính phủ Nhật bị thất thế trước phái chủ hòa, đưa đến sự đầu hàng mau chóng của Nhật Bản.

Sáng ngày 09-08-1945, tại cuộc họp bất thường của hội đồng tối cao về chiến tranh, thủ tướng Suzuki tuyên bố: “Sự tham chiến của Liên Xô sáng nay đặt chúng ta vào tình trạng hoàn toàn không lối thoát và làm mất hết khả năng tiếp tục chiến tranh” [27;80]. Còn bộ trưởng ngoại giao Togo thì cho rằng: “Chiến tranh càng trở nên vô vọng, tình thế hiện nay thật nguy ngập, mất hết mọi hy vọng vào thắng lợi và vì thế chúng ta cần phải chấp nhận các điều kiện Potsdam” [27;80]. Ngay trong ngày, Nhật Hoàng ra lệnh thảo kế hoạch kết thúc chiến tranh. Ngày 10-08, sau nhiều cuộc bàn cãi gay gắt với sự tham sự của Nhật Hoàng Hirohito, chính phủ Nhật đồng ý chấp nhận các điều kiện Potsdam nếu các nước Đồng minh chịu duy trì chế độ Nhật Hoàng.

Đêm 14-08, lúc 23 giờ (giờ Tokyo), chính phủ Nhật chính thức tuyên bố đầu hàng đồng minh vô điều kiện và đúng 12 giờ trưa ngày hôm sau, đài phát thanh Tokyo truyền đi chỉ dụ đầu hàng của Nhật Hoàng, do đích thân Thiên Hoàng Hirohito tuyên đọc. Sau khi chỉ dụ của Nhật Hoàng được công bố, không đợi phía đồng minh trả lời, bộ hải quân và bộ quốc phòng cũng hạ lệnh ngừng chiến đấu trước nửa đêm. Khoảng 15 giờ ngày 15-08, thủ tướng

Một phần của tài liệu quan hệ nhật bản – liên xô (1917 1945) (Trang 109)