Chiến sự tại Khasan

Một phần của tài liệu quan hệ nhật bản – liên xô (1917 1945) (Trang 92)

8. Bố cục của luận văn

3.2.1.2. Chiến sự tại Khasan

Đến năm 1938 quân Nhật đã chiếm đóng hầu hết miền Hoa Bắc và chiếm được nhiều thành phố lớn của Trung Quốc như Thượng Hải, Vũ Hán, Nam Kinh, Quảng Châu. Những hành động xâm lược trên của Nhật còn được sự dung túng của các cường quốc phương Tây. Mặc dù, việc Nhật đánh chiếm đại quy mô Trung Quốc là một đòn rất nặng vào địa vị đế quốc của Anh, Pháp, Mĩ ở Trung Quốc “nhưng họ vẫn cố tình làm ngơ, hi vọng mượn tay bọn quân phiệt Nhật tiêu điệt lực lượng cộng sản ở Trung Quốc và tấn công Liên Xô”[37;183].

Cuộc xâm lược của Nhật ở Trung Quốc đang tiến triển theo chiều hướng thuận lợi thì chính phủ Nhật tuyên bố: “Cuộc chiến này có mục đích giải phóng Châu Á thoát khỏi chủ nghĩa đế quốc Âu Mĩ và cũng để đạp đổ chủ nghĩa cộng sản”[56;366]. Có thể thấy rằng, sau Trung Quốc thì mục tiêu tiếp theo của Nhật chính là Liên Xô. Trong lục quân Nhật lúc bấy giờ có một số tướng lĩnh xem “Liên Xô là đối thủ đáng ngại cho Nhật hơn là Trung Quốc, muốn nhân cơ hội tranh chấp biên giới này đưa Liên Xô vào một cuộc chiến tranh cục bộ để rồi đánh bạt thế lực Liên Xô ra hẳn”[34;226].

Về phía Liên Xô khi trục phát xít được hình thành và được tiếp tay bởi những hành động nhân nhượng của các cường quốc phương Tây, nền an ninh Liên Xô đã bị đặt vào tình thế hết sức hiểm nghèo: “Liên Xô có thể bị xâm lược bất cứ lúc nào từ cả phía tây và phía đông”. Vì lẽ đó, ngay khi Nhật kí hiệp ước chống cộng với Đức và mở rộng xâm lược Trung Quốc, Liên Xô đã có những hành động cứng rắn hơn với Nhật. Liên Xô đã hỗ trợ vũ khí, đạn dược và quân nhu cho chính phủ Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại quân đội Nhật. Không chỉ giúp đỡ về mặt vật chất, khi thấy quân đội “Nhật đang khốn đốn lao đao, người Nga bèn gửi quân thêm đến những vùng đất tuy

thuộc Mãn Châu Quốc nhưng tiếp giáp với lãnh thổ mình. Hễ thấy khe hở là họ lại đem quân sang”[56;375].

Việc hỗ trợ trực tiếp cho Chính phủ Trung Quốc, tức là Liên Xô đã từ bỏ lập trường trung lập trước đó và khiến cho Nhật – Xô ngày càng đi gần đến một cuộc chiến ở biên giới. Đến giữa năm 1938 quan hệ Nhật – Xô đã cẳng thẳng hơn lúc nào hết, hai bên thường xảy ra những cuộc xung đột gần khu vực biên giới Mãn Châu Quốc. Cuộc chiến giữa người Nhật và người Nga đã rất cận kề.

Đầu tháng 07-1938, để chuẩn bị cho một cuộc tấn công chống Liên Xô. Binh lính Nhật thường gây ra các cuộc xung đột biên giới với lý do Liên Xô đã diễn giải sai hiệp định phân mốc biên giới trong hiệp định Bắc Kinh được chính quyền đế quốc Nga ký với triều đình nhà Thanh (cũng như những thỏa thuận phụ khác về phân mốc bên giới) và họ còn cho rằng những người thảo ra bản hiệp ước đã bị mua chuộc.

Ngày 29-07-1938, một cuộc xung đột vũ trang nhỏ giữa lực lượng cảnh sát tuần biên của Mãn Châu Quốc và Liên Xô đã xảy ra. Ngay sau đó, “quân đội Nhật đã đơn phương nổ súng để thách thức đối phương” [34;226]. Với lực lượng lớn, lại có sự chuẩn bị từ trước, quân đội Nhật đã nhanh chóng tiến vào lãnh thổ Liên Xô, chiếm được ngọn núi Trương Cổ Phong ở khu vực hồ Khasan.

Mặc dù bị tấn công bất ngờ và phải gánh chịu những tổn thất lớn nhưng ngay sau đó, quân đội Liên Xô liền phản kích chiếm lại ngọn núi Trương Cổ Phong. Đến ngày 11-08-1938 quân đội Nhật tại hồ Khasan đã bị đánh bại hoàn toàn và phải rút khỏi lãnh thổ Liên Xô. Mục tiêu của quân Nhật tấn công vào lãnh thổ Liên Xô nhằm “dự tính ngăn cản sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Trung Quốc và buộc nước này đầu hàng không điều kiện đồng

thời tạo điều kiện cho nước Đức phát xít nhanh chóng gây chiến tranh chống Liên Xô” đã bị phá sản.

Trong cuộc chiến này, quân Nhật đã bất ngờ trước sức mạnh của quân đội Liên Xô, “nó trái với dự kiến của bộ chỉ huy quân đội Nhật, quân Nhật không đương đầu nổi với lực lượng cơ giới (gồm máy bay, trọng pháo, xe tăng) của Liên Xô” [34;226]. Qua đó, “chỉ lấy riêng cuộc chiến này cũng có thể chứng minh rằng bất cứ cuộc tấn công nào của phía Nhật vào lãnh thổ Liên Xô thì cũng gặp sự chống cự quyết liệt”[6;111].

Cuộc phiêu lưu quân sự đã bị đập tan và buộc Nhật phải “ký kết hiệp định đình chiến nhưng quân đội nước này vẫn chưa muốn chấp nhận là đã thua trận” [34;226]. Những thiệt hại mà quân Nhật gây ra cho quân đội Liên Xô đã khiến cho họ không bỏ cuộc, thôi thúc họ tiến hành tiếp một cuộc chiến nữa với Liên Xô.

Một phần của tài liệu quan hệ nhật bản – liên xô (1917 1945) (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)