8. Bố cục của luận văn
1.2.4. Hòa ước Portsmouth (1905)
Sau trận chiến ở Tsushima, hai bên buộc phải đi đến thương thuyết và ký hoà ước.
Về phía Nga, mặc dù vẫn còn đủ sức tham chiến nhưng phong trào cách mạng ở trong nước (1905-1907) buộc Nga Hoàng phải cân nhắc, tính toán về vấn đề đối nội và đối ngoại.
Về phía Nhật Bản, trừ một bộ phận trí thức Thiên chúa (Uchima Kanzo) và xã hội chủ nghĩa (Kotoku Shusui, Sakai Toshihiko,...) chống chiến tranh, còn đại đa số quần chúng cảm thấy tự hào qua cuộc chiến với một đế quốc Châu Âu từng làm nhục quốc thể của họ mười năm trước nên hết sức ủng hộ chính quyền tham chiến. Tuy nhiên, tiềm năng của Nhật có hạn, tổn thất lúc này đã quá nặng dù giành chiến thắng. Khi bắt đầu chiến tranh “Nhật đã huy động tới khoảng một triệu quân, số quân sĩ tử trận lên đến 12 vạn”[34;168], số bị thương còn cao hơn gấp mấy lần như thế. Về tài chính, “trong số 1,98 tỷ yên Nhật dùng cho kinh phí chiến tranh, 1,2 tỷ yên là tiền mượn của Anh và Mỹ”[34;169]. Vì vậy, ngay trước trận hải chiến ở Tsushima, Nhật đã tìm cách thương lượng nhưng Nga không đồng ý vì còn hy vọng hạm đội Baltic có thể xoay chuyển tình thế.
Chính phủ Mỹ cũng không muốn thấy Nga tiếp tục thất bại, vì “nếu Nga quá suy yếu thì cán cân lực lượng ở Viễn Đông sẽ bị đảo ngược và phong trào cách mạng ở Nga sẽ lan tràn sang các nước Châu Âu khác”[34;169]. Vì thế, tổng thống Mĩ là Theodore Roosevelt đã đứng ra làm trung gian hòa giải.
để điều đình, sẵn sàng kết thúc chiến tranh. Phía Nga có bộ trưởng tài chính Witte và đại sứ tại Nhật Bản là Rosen. Phía Nhật Bản cử Komura và Takahira. Ngày 05-08-1905, hội đàm bắt đầu tại Oyster Boy, sau dời đến Portsmouth, bang New Hampshire (Mỹ).
Tại cuộc đàm phán, trong thế thắng trận, đại diện chính phủ Nhật, Komura đã đưa ra bảy điều kiện:
1. “Nga phải trao cho Nhật Bản đảo Xakhalin, cảng Lữ Thuận và bán đảo Liêu Đông.
2. Nga phải trả hẳn Mãn Châu cho Trung Quốc.
3. Nga nhường cho Nhật Bản tuyến đường sắt Hoa Đông kể từ Cáp Nhĩ Tân
4. Nhật Bản được bảo hộ Triều Tiên.
5. Nga phải trao cho Nhật mọi tàu chiến của Nga hiện còn trú ẩn trong các cảng trung lập ở Viễn Đông.
6. Hạn chế quân lực của Nga tại Viễn Đông. 7. Việc bồi thường chiến phí bàn sau”[7;102].
Tuy thua trên chiến trường nhưng tiềm lực quân sự vẫn còn mạnh nên phía Nga không dễ dàng đồng ý hết tất cả các điều khoản của Nhật. Phái đoàn Nga chỉ đồng ý về điểm 2, 3, 4 nên cuộc điều đình không có kết quả.
Đến ngày 23-08-1905, Nhật Bản đề nghị chỉ lấy một nửa đảo Xakhalin nhưng đòi Nga phải trả chiến phí. Phía Nga, Bá tước Witte không chấp nhận nhận đề nghị của Nhật. Bốn ngày sau đó, ngày 27 tháng 8, Nga hoàng tuyên bố: “không nhượng cho Nhật Bản quá nhiều, nếu Nhật Bản không chịu sẽ tái chiến” [7;103].
Trước thái độ cứng rắn của Nga, ngày 29-08-1905, Nhật Bản bỏ yêu cầu bồi thường chiến phí. Nguyên nhân khiến Nga kiên quyết buộc Nhật Bản
nhân nhượng là vì quân Nga còn chiếm ba phần tư Mãn Châu, quân cứu viện vẫn còn nhiều. Trong khi Nhật Bản gặp khó khăn tài chính và xã hội khó có thể tiếp tục chiến tranh. Hơn nữa, chính phủ Anh - Mỹ cũng dùng ảnh hưởng của mình yêu cầu Nhật Bản nhân nhượng.
Rốt cuộc, ngày 05-09-1905, hoà ước Portsmouth được ký kết giữa Nga và Nhật, gồm các điều khoản chính yếu sau:
1. “Nga đồng ý cho Nhật Bản được hưởng các đặc quyền về chính trị, quân sự, kinh tế tại Triều Tiên; không phản đối Nhật Bản khuyến trợ Triều Tiên, thậm chí được bảo hộ Triều Tiên khi cần.
2. Nga, Nhật Bản rút khỏi Mãn Châu và phải nhượng lại hoàn toàn cho Trung Quốc; Nga tuyên bố không có chủ quyền gì trên lãnh thổ Mãn Châu; hai bên phải để Trung Quốc tự do mở mang thương mại, kỹ nghệ ở Mãn Châu.
3. Nga chuyển cho Nhật Bản bán đảo Liêu Đông và đường xe lửa từ Lữ Thuận đến Trường Xuân và các mỏ khoáng sản. Nga cũng phải nhượng cho Nhật Bản miền Nam Xakhalin ( từ 50 vĩ độ Bắc trở xuống).
4. Nga công nhận quyền đánh cá của Nhật Bản ở Bắc Băng Dương”[39;115].
Hòa ước Portsmouth đã kết thúc chiến tranh Nga – Nhật, nhưng dư luận vẫn hoài nghi về một cuộc chiến tranh thứ hai giữa hai nước. Một số vị tướng Nhật cũng lo ngại về việc Nga có thể tiến hành một “cuộc chiến tranh trả thù” và trong “các kế hoạch phòng vệ quốc gia, Nga vẫn được xem là mối đe dọa lớn nhất của Nhật”[46;13]. Đối với Nga, “một đế quốc hùng mạnh, luôn có thái độ xem thường và phân biệt chủng tộc đối với các quốc gia châu Á, đã thất bại trước Nhật Bản, điều này thật khó chấp nhận đối với người Nga. Mặc dù thái độ của một số giai tầng có vẻ hòa dịu hơn, đa số người dân
ở Nga vẫn luôn cảm thấy xấu hổ vì thất bại dưới bàn tay của một quốc gia Châu Á”[46;18]. Tuy nhiên, những năm sau chiến tranh tình hình quốc tế có nhiều biến động, khi những quyền lợi tại vùng Đông Bắc Á của cả Nhật và Nga đang bị đe dọa nghiêm trọng từ phía Mĩ, hai bên đều cần phải có những thay đổi trong mối quan hệ của họ. Với cả Nhật Bản và Nga, việc tạm thời bỏ qua hận thù và việc nối lại quan hệ giữa hai bên trong giai đoạn 1907-1916, là một giải pháp bắt buộc để cả hai có thể tiếp tục duy trì tầm ảnh hưởng của mình ở Đông Bắc Á.