Bối cảnh quốc tế và tình hình Nhật, Liên Xô

Một phần của tài liệu quan hệ nhật bản – liên xô (1917 1945) (Trang 77)

8. Bố cục của luận văn

3.1. Bối cảnh quốc tế và tình hình Nhật, Liên Xô

3.1.1. Bối cảnh quốc tế

Tháng 10-1929, “cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ, sau đó lan ra tất cả các nước tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933, chấm dứt thời kì ổn định của chủ nghĩa tư bản trong những năm 20 của thế kỉ XX”[37;98]. Khủng hoảng diễn ra trên tất cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, tài chính và đưa đến giảm sút mạnh mậu dịch thế giới. Nguyên nhân chủ yếu đưa đến cuộc khủng hoảng này là do sản xuất của chủ nghĩa tư bản tăng lên quá nhanh trong thời gian ổn định nhưng nhu cầu và sức mua của quần chúng lại không có sự tăng lên tương ứng làm cho hàng hóa ngày càng giảm giá, rồi trở nên ế thừa và dẫn tới suy thoái trong sản xuất. Chính nước Mĩ đạt được sự phồn vinh nhờ “chủ nghĩa tự do” trong phát triển kinh tế, lại là nước bị khủng hoảng đầu tiên và nghiêm trọng nhất.

Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra hầu khắp thế giới tư bản nhưng ở mỗi nước, mức độ và thời gian diễn ra khủng hoảng có sự khác nhau. Tiếp sau sự suy thoái ở Mĩ là suy thoái hết sức nặng nề của Đức (vì nước Đức phụ thuộc nhiều vào Mĩ). Ở Anh, cuộc khủng hoảng không nặng nề bằng ở Mĩ và Đức.

Cuộc khủng hoảng 1929-1933 chẳng những tàn phá nền kinh tế mà còn gây ra những hậu quả lớn về chính trị và xã hội“số công nhân thất nghiệp đã lên tới 50 triệu người. Hàng triệu người mất nhà cửa vì không trả được tiền cầm cố. Hàng triệu nông dân bị mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói”[37;99]. Công nhân không được trả lương. Ở nhiều nước đã không có bảo

hiểm xã hội và thất nghiệp không được phụ cấp, hoặc ở mức độ ít ỏi không thể đảm bảo nhu cầu tối thiểu của các gia đình nghèo khổ. Trong bối cảnh đó, phong trào cách mạng thế giới đã có bước chuyển mới: từ thoái trào tiến dần lên cao trào. Hàng ngàn cuộc biểu tình và những cuộc đi bộ của những người thất nghiệp, trong nhiều trường hợp đã xung đột với cảnh sát và quân đội; đấu tranh bãi công chống việc hạ thấp tiền lương đã nổ ra ở hầu khắp các nước. Theo thống kê không đầy đủ, trong thời gian từ năm 1929 đến cuối năm 1933, “số người tham gia bãi công ở các nước tư bản đã lên tới 17 triệu, còn số ngày bãi công là 267 triệu”[37;99].

Sự phát triển không đều giữa các nước tư bản đã hình thành từ những năm khủng hoảng kinh tế. Các nước không có hoặc có ít thuộc địa ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường đã đi vào con đường phát xít hóa hòng cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Các nước Đức, Italia và Nhật Bản là điển hình cho xu hướng này. Những năm 30, Italia đã tiến sâu vào con đường “phát xít hóa” và những tham vọng lãnh thổ của Mutxolini càng trở nên rõ rệt khi đưa quân xâm lược Etiopia năm 1935. Lên nắm quyền vào năm 1933, Hitler vội vã đưa hệ tư tưởng phát xít của đảng Quốc xã trở thành quốc sách để cai trị đất nước, vội vã tổng động viên và huấn luyện quân sự cho toàn thể thanh niên và vào năm 1936 đã ngang nhiên chiếm Rhenanie, xé bỏ hòa ước Lôcácnô. Nhật Bản cũng tăng cường những biện pháp phát xít và sau khi nuốt trọn Mãn Châu liền ra sức chuẩn bị chiến tranh xâm lược trên quy mô lớn và kí hiệp ước với nước Đức, hình thành phe “trục” Beclin – Tokyo. Những lò lửa chiến tranh đã xuất hiện.

Trong khi đó các nước như Mĩ, Anh, Pháp… có thuộc địa, vốn và thị trường, có thể thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những cải cách kinh tế - xã hội một cách ôn hòa, cho nên chủ trương tiếp tục duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống. Để thích nghi với điều kiện mới, những cải

cách ở những nước này đều nhằm tăng cường vai trò của nhà nước và kết hợp chặt chẽ với các công ty lũng đoạn chi phối toàn bộ nền kinh tế đất nước. Một thời kì mới trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản bắt đầu: thời kì chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước.

Quan hệ giữa các cường quốc tư bản vào những năm 30 đã chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình thành “hai khối đối lập - giữa một bên là Đức, Italia, Nhật Bản với một bên là Anh, Pháp, Mĩ - và cuộc chạy đua vũ trang của hai khối đó đã báo hiệu một cuộc chiến tranh mới là không thể tránh khỏi”[37;100].

3.1.2. Bối cảnh lịch sử Nhật Bản

Mùa xuân 1927, những dấu hiệu đầu tiên của cuộc khủng hoảng kinh tế đã xuất hiện ở Nhật Bản, mở đầu là lĩnh vực tài chính. Đến năm 1929, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mĩ dẫn đến suy thoái ở phương tây đã giáng một đòn nặng vào nền kinh tế Nhật Bản, nhất là trong nông nghiệp do bị phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Việc “xuất khẩu tơ sống trước đây chiếm gần 45% số hàng xuất cảng của Nhật, nay sụt xuống 2/3 lần, chỉ còn 15%”[37;107]. Giá gạo 1930 so với 1929 hạ xuống một nửa. Nói chung thị trường nước ngoài của Nhật bị thu hẹp tới mức chưa từng có. Sản xuất “công nghiệp nặng cũng sụt nhanh chóng, năm 1930 sản lượng gang giảm 30%, thép giảm 47%[37;107].

Thị trường trong nước cũng bị thu hẹp do nhân dân lao động bị bần cùng hóa. Chính phủ Hamaguchi Osachi (cầm quyền năm 1929) đã thi hành chế độ tiết kiệm nghiêm ngặt bằng cách cắt giảm ngân sách và hạ lương công nhân viên chức. Vào đầu năm 1930, “Nhật có 1.500.000 người thất nghiệp, đến giữa năm 1931, số người thất nghiệp lên tới 2.500.000 và cuối năm đó lên tới 3 triệu người”[37;107]. Cuộc khủng hoảng gây nên những hậu quả xã hội tai hại. Mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. Năm 1929 “có 276 cuộc bãi công nổ

ra, năm 1930 có 907 và năm 1931 có 998 cuộc bãi công”[37;107].

Cuộc khủng hoảng cũng đẩy mạnh thêm quá trình tập trung sản xuất. Quá trình tập trung ở Nhật mang đặc điểm khác các nước tư bản là nó xuất hiện các tổ hợp tài chính (gọi là Daibátxư) trong đó, Mitxubisi, Mitxưi và Sumitômô là hùng mạnh nhất, họ kiểm soát các công ty trong nhiều ngành kinh tế.

Thị trường Trung Quốc rộng lớn luôn là đối tượng mà giới tài phiệt Nhật muốn độc chiếm, “đặc biệt là vùng đông bắc, nơi tập trung 77% tổng số vốn của Nhật Bản vào Trung Quốc”[37;107]. Ngày 18-09-1931, Nhật tạo ra “sự kiện đường sắt nam Mãn Châu”, lấy cớ để đánh chiếm đông bắc Trung Quốc. Sau khi chiếm vùng này, đế quốc Nhật đã dựng nên “nước Mãn Châu” do chính phủ bù nhìn Phổ Nghi đứng đầu, biến miền đông bắc Trung Quốc thành thuộc địa và chuẩn bị tiến hành những cuộc phiêu lưu quân sự mới.

Chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản ngay từ khi mới ra đời đã mang tính chất quân phiệt và hiếu chiến. Khủng hoảng kinh tế nổ ra, trong xu thế chung là phát xít hóa bộ máy thống trị ở những nước tư bản thiếu nguyên liệu và thị trường nên Nhật Bản cũng tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh xâm lược. Tuy nhiên, trong nội bộ giới quân phiệt Nhật lại mâu thuẫn nhau về cách thức tiến hành chiến tranh xâm lược. “Phái “tân hưng” (“sĩ quan trẻ” được lực lượng tài phiệt mới ủng hộ) chủ trương lật đổ chính phủ lập hiến thành lập chính quyền độc tài quân phiệt mạnh và khẩn trương tiến hành chiến tranh xâm lược quy mô lớn”[37;108]. Ngược lại,“phái “thống chế” (“sĩ quan già” được các tài phiệt cũ ủng hộ) muốn dùng bộ máy nhà nước sẵn có tiến hành chiến tranh thận trọng và có chuẩn bị”[37;108]. Từ năm 1932 đến năm 1935, “một cuộc xung đột gay gắt diễn ra giữa hai phái này”[37;108].

đổ chính phủ Okada để lập chính quyền độc tài quân phiệt phát xít ở Nhật”[37;108]. Cuộc đảo chính “không được đa số quân đội ủng hộ và đông đảo nhân dân Tokyo cùng nhiều nơi khác đều phản đối cuộc nổi loạn này”[37;108]. Sau cuộc đảo chính không thành này, “chính quyền Nhật Bản đã tăng cường tính chất phát xít mà phái “sĩ quan trẻ” đã từng đòi hỏi”[37;108].

Tháng 03-1937, tướng Hayashi Senjuuro lập nội các mới và sau đó ngày 31-03-1937, tuyên bố giải tán quốc hội. Cũng trong thời kì này, phong trào thành lập mặt trận nhân dân đã phát triển rộng rãi; phong trào tập hợp được giai cấp vô sản, các tổ chức nông dân, giới trí thức và cả một bộ phận trong giai cấp tư sản. Cuộc bầu cử nghị viện năm 1937 là một bằng chứng gián tiếp nói lên sức mạnh của nhóm đối lập phản đối chiến tranh và chủ nghĩa phát xít. Đặc biệt, “những người xã hội - dân chủ Nhật Bản đã tranh cử dưới khẩu hiệu chống chiến tranh, do đó họ chiếm được 37 ghế nghị sĩ”[37;108].

Sau cuộc tuyển cử, tháng 06-1937, công tước Konoe Fumimaro - chủ tịch thượng nghị viện lên giữ chức thủ tướng. Sự thành lập chính phủ Konoe đánh dấu sự hòa hoãn tạm thời giữa các phe phái trên cơ sở thừa nhận cương lĩnh chiến tranh và đảm bảo đặc quyền của nghị viện.

Ngày 04-01-1939, chính phủ Konoe từ chức và nội các mới do Kiichiro Hiranuma đứng đầu ra đời. Mặc dù tuyên bố rằng “chính sách của mình “không phải dân chủ mà cũng chẳng phải phát xít” nhưng thực chất nội các này đã thi hành chính sách phản động hơn, hiếu chiến hơn”[37;108]. Chính quyền cho thi hành “đạo luật tổng động viên toàn quốc, tăng cường kiểm soát kinh tế bằng cách lập “đội cảnh sát kinh tế”, thiết lập chế độ kiểm duyệt gắt gao để chống lại mọi biểu hiện chống chính phủ”[37;108]. Chính quyền Hiranuma tăng cường đàn áp phong trào tiến bộ và cho rằng phong trào

mặt trận nhân dân là nguy hiểm nhất nên cần phải đàn áp thẳng tay. Trong chính sách đối ngoại, “chính phủ Hiranuma coi nhiệm vụ phát động chiến tranh chống các cường quốc Liên Xô, Pháp, Anh, Mĩ là mục đích của mình”[37;108].

Trước khi nổ ra Chiến tranh thế giới thứ hai, giới quân phiệt Nhật đã mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Trung Quốc, tiến hành xâm lấn và khiêu khích Mông Cổ, Liên Xô nhiều lần. Ngày 07-12-1941, quân Nhật bất ngờ tấn công căn cứ hải quân Mĩ ở cảng Trân Châu (Pearl Harbor) - cuộc chiến tranh Thái Bình Dương bắt đầu.

3.1.3. Bối cảnh lịch sử Liên Xô

Sau khi hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, từ năm 1933, nhân dân Liên Xô bước vào một thời kì mới: “thực hiện những nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ hai nhằm hoàn thành công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội”[37;61].

Trước những biến động của tình hình thế giới, khi mây đen của chiến tranh đã dần dần phủ kín các chân trời lục địa, nhân dân Liên Xô càng phải dốc sức hơn nữa để củng cố sức mạnh đất nước, sẵn sàng đập tan mọi cuộc chiến tranh đế quốc, bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa.

Đầu năm 1932, hội nghị đại biểu lần thứ XVII của Đảng Bolshevik đã đề ra những nhiệm vụ và chỉ thị của kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933-1937). Nhờ sự lao động quên mình của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Liên Xô, mà tiêu biểu là phong trào thi đua Xtankhanop, kế hoạch 5 năm lần thứ hai đã được hoàn thành trong 4 năm 3 tháng đã đưa Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp hùng mạnh. Tính theo tổng sản lượng công nghiệp, Liên Xô đứng hàng đầu ở Châu Âu và đứng thứ hai trên thế giới.

nghiệp mới đã được xây dựng và đưa vào sản xuất”[37;63], trong đó có nhiều nhà máy khổng lồ như nhà máy luyện kim Crivôirốc và Nôvôlipétxcơ, nhà máy chế tạo máy móc hạng nặng Uran…Năm 1937, “tổng sản lượng công nghiệp tăng 2,2 lần so với năm 1932, riêng công nghiệp nặng tăng 3,4 lần. Và trên 80% tổng sản lượng công nghiệp là thuộc những nhà máy mới xây dựng hoặc hoàn toàn xây dựng lại trong thời kì kế hoạch 5 năm. Năm 1937, sản lượng công nghiệp chiếm tỉ lệ 77,4% trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Nhiều ngành công nghiệp đã đạt được những thành tích to lớn, vượt mức kế hoạch. Năm 1937 so với năm 1932 sản lượng gang tăng khoảng 2 lần, thép khoảng 3 lần, đồng hơn 2 lần, điện lực là 168,8%, than là 98,8%, công nghiệp hóa học là 202,4%. Công nghiệp quốc phòng cũng thu nhiều kết quả, sản xuất tăng 2,8 lần và đảm bảo cho việc trang bị lại đối với quân đội và hải quân”[37;63].

Sản xuất nông nghiệp giành được những thành tích to lớn. Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp được hoàn thành, “trong 5 năm 3,4 triệu nông hộ gia đình gia nhập các nông trại tập thể và gần 32 nghìn ácten nông nghiệp mới được thành lập. Các nông trang tập thể đã bao gồm tới 95% tổng số nông hộ (18,5 triệu hộ) và trên 99% tổng số diện tích trồng ngũ cốc của nông dân. Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong nông nghiệp được tăng cường không ngừng. Năm 1937, ngành nông nghiệp đã có trên 500 nghìn máy kéo, 123,5 nghìn máy liên hợp gặt đập và 145 nghìn xe hơi vận tải, hơn 40% việc thu hoạch lúa mì ở các nông trang là do máy liên hợp gặt đập đảm nhiệm”[37;63].

Như vậy, chỉ trong vòng 20 năm (từ sau cách mạng tháng Mười) và nhất là trong hai kế hoạch 5 năm, đất nước Xô viết đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Từ một nước nông nghiệp, Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp có cơ sở kĩ thuật hiện đại và một nền nông nghiệp được cơ giới hóa. Liên Xô cũng kiên trì đấu tranh để mở

rộng quan hệ quốc tế qua việc kí kết một loạt Hiệp ước không xâm lược với nhiều nước láng giềng và một số nước tư bản châu Âu như Phần Lan, Latvia, Extonia, Ba Lan (1932), Italia (1933) và còn đạt được thỏa thuận gia hạn các hiệp ước không xâm lược đã kí với Thổ Nhĩ Kì, Đức, Iran, Litva, Apganixtan.

Tại Hội nghị giải trừ quân bị ở Gienova khai mạc ngày 02-02-1932 với sự có mặt của đại diện 63 quốc gia, Liên Xô đã đưa ra chương trình giải trừ quân bị và nêu rõ quan điểm của mình về định nghĩa khái niệm xâm lược trong quan hệ quốc tế. Hội nghị Gienova không đi đến kết quả đáng kể nào do sự bất đồng giữa các cường quốc tư bản phương Tây đồng thời những đề nghị của Liên Xô cũng không được thông qua. Tuy vậy, trong năm 1933, Liên Xô đã tiến hành đàm phán và kí kết công ước về xác định khái niệm xâm lược với các nước Extonia, Latvia, Ba Lan, Rumani, Thổ Nhĩ Kì, Iran, Apganixtan, Tiệp Khắc, Nam Tư và Litva.

Cũng trong thập niên 30, Liên Xô đã đạt được việc bình thường hóa quan hệ với Mĩ (11-1933). Hai bên đã thỏa thuận về việc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Đến tháng 09-1934, Liên Xô tham gia Hội quốc liên và trở thành ủy viên thường trực hội đồng. Điều đó cho thấy vị thế của Liên Xô ngày càng được khẳng định trong các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, khi gia nhập, Liên Xô đã thể hiện rõ quan điểm của mình trong việc không đồng ý với những quyết định cũng như một số điều khoản trước đây của Hội quốc liên vì cho rằng chúng đã vi phạm chủ quyền các dân tộc. Đồng thời, Liên Xô tranh thủ mọi điều kiện để đấu tranh cho hòa bình và an ninh tập thể, ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh thế giới.

Tháng 05-1935, Hiệp ước tương trợ song phương Xô- Pháp và Xô- Tiệp được kí kết đã thể hiện những cố gắng mới của Liên Xô trong việc xây dựng nền an ninh tập thể ở Châu Âu. Ở Châu Á, Liên Xô kí hiệp ước tương

Một phần của tài liệu quan hệ nhật bản – liên xô (1917 1945) (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)