Bối cảnh lịch sử Liên Xô

Một phần của tài liệu quan hệ nhật bản – liên xô (1917 1945) (Trang 52)

8. Bố cục của luận văn

2.1.3.Bối cảnh lịch sử Liên Xô

Từ đầu năm 1917, chế độ Nga hoàng đã khủng hoảng trầm trọng, nội bộ giai cấp thống trị ngày càng rạn nứt và mâu thuẫn sâu sắc. Nhưng chính phủ Nga vẫn quyết tâm theo đuổi chiến tranh. Sau cách mạng tháng 02, đến tháng 10-1917, Lenin và các đảng viên Bolshevik lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi cách mạng tháng Mười lập ra chính quyền Xô viết.

Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền. Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười, nhiệm vụ hàng đầu của giai cấp công nhân và nông dân trong nước Nga phải đập tan bộ máy nhà nước cũ, khẩn trương xây dựng nhà nước mới của những người lao động.

Từ cuối năm 1917 đến giữa năm 1918 là thời kì hệ thống chính trị - nhà nước Xô viết từ trung ương đến địa phương được khẩn trương xây dựng. Đó là ban chấp hành trung ương các Xô viết toàn Nga, Hội đồng ủy viên nhân dân (chính phủ), các cơ quan trung ương và các Xô viết toàn Nga (cơ quan giữa hai kì đại hội) nắm lấy trong tay quyền lập pháp. Hội đồng ủy viên nhân dân là cơ quan hành pháp. Ở các địa phương, các Xô viết đại biểu nông dân được hợp nhất với các Xô viết đại biểu công nhân và binh lính thành các cơ quan chính quyền duy nhất.

Thắng lợi của cách mạng tháng Mười và sự ra đời của nhà nước Xô viết làm cho các nước đế quốc hết sức lo lắng đã nhanh chóng tập hợp lực lượng, phối hợp hành động và ráo riết tiến hành chống phá, mưu đồ bóp chết nhà nước Xô viết non trẻ. Đó là cuộc nội chiến do các thế lực phản động trong nước và cuộc can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc bên ngoài tiến hành, kéo dài trong ba năm (1918 đến 1920).

và bốn nước Mĩ, Anh, Pháp, Nhật Bản đã giữ vai trò chủ yếu trong “cuộc thập tự chinh chống cộng” này”[37;33]. Tháng 12-1917, quân chư hầu Rumani (được Pháp hỗ trợ) đã chiếm Bétxarabi. Từ tháng 03 đến tháng 04-1918, quân đội các nước hiệp ước đã xuất hiện tại vùng biên giới của nhà nước Xô viết.

Lúc này, “bộ chỉ huy tối cao các nước Hiệp ước quyết định sử dụng 60 nghìn binh lính của quân đoàn Tiệp Khắc để chống chính quyền Xô viết”[37;33]. Ngày 25-05-1918, quân đoàn Tiệp Khắc nổi loạn. Cùng lực lượng bạch vệ Nga và các thế lực phản động khác, quân đoàn Tiệp Khắc đã chiếm được toàn bộ vùng Siberia rộng lớn và nhiều thành phố dọc sông Vonga như Xamara, Cadan… Ở nhiều nơi, chính quyền Xô viết đã bị lật đổ. Tại Cadan, “bọn nổi loạn đã chiếm được kho bạc quốc gia với hơn 600 triệu rúp vàng, đó là phần lớn số vàng dự trữ của nhà nước Xô viết”[37;33].

Theo sau cuộc nổi loạn của quân đoàn Tiệp Khắc và được sự giúp đỡ ráo riết của các nước đế quốc bên ngoài, các thế lực phản động trong nước đua nhau nổi dậy ở khắp nơi (các vùng dọc sông Vonga, Uran, Viễn Đông, Trung Á và phía bắc…). Chúng lật đổ chính quyền Xô viết, dựng lên hàng loạt chính phủ phản cách mạng ( ở Ackhanghenxcơ, Tômxcơ, Askhabát…) với sự tham gia của đa sốlực lượng Xã hội cách mạng, Mensêvích cùng nhiều thành viên của quốc hội lập hiến vừa bị giải tán.

Cuộc nội chiến diễn ra trên toàn lãnh thổ. Ở nhiều vùng, các đội quân bạch vệ liên tiếp nổi dậy. Sau khi Coocnilốp chết, tướng Đênikin cầm đầu “đội quân tình nguyện” đã chiếm phần lớn vùng bắc Cápcadơ. Đội quân bạch vệ Côdắc của Craxnốp và Mamôngtốp chiếm vùng sông Đông và tiến đánh thành phố Xarixưn (nay là Vongagrát). Đội quân Côdắc của Ataman Đutốp (ở Uran) đã chiếm Ôrenbua – cắt đứt Tuôcmenixtan với trung tâm đất nước.

Từ giữa năm 1918,“nhà nước Xô viết lâm vào tình hình cực kì khó khăn. Chính quyền Xô viết chỉ kiểm soát được ¼ lãnh thổ và đã mất đi những

vùng lương thực, nguyên liệu và nhiên liệu quan trọng nhất của đất nước”[37;34-35].

Dưới sự lãnh đạo của Lenin và đảng Bolshevik, trải qua ba năm chiến đấu cực kì gian khổ và khốc liệt, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Xô viết đã bảo vệ thắng lợi nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Chính quyền Xô viết được giữ vững, nền độc lập và tự chủ của đất nước được khẳng định. Đó là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và quốc tế sâu sắc, cổ vũ mạnh mẽ giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản thế giới.

Năm 1921, sau 4 năm chiến tranh đế quốc và 3 năm can thiệp – nội chiến, nhà nước Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước. Vào năm 1921-1922, chính phủ Xô viết đã kí hiệp ước hữu nghị và thiết lập ngoại giao với Iran, Apganixtan, Thổ Nhĩ Kì, Cộng hòa nhân dân Mông Cổ, Na Uy, Áo, Thụy Điển và Tiệp Khắc. Ngày 16-04-1922, tại Rapalô (Italia), hiệp ước Xô – Đức đã được kí kết, hai bên thỏa thuận nối lại quan hệ ngoại giao và hủy bỏ những yêu sách đối với nhau (như về bồi thường chiến tranh, về các khoản nợ cũ và những thiệt hại do chính sách quốc hữu hóa). Âm mưu của các nước đế quốc định thành lập một mặt trận thống nhất chống nhà nước Xô viết đã bị thất bại. Sau Đức, Anh là nước tư bản thứ hai ở Châu Âu thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Liên Xô (02-02-1924). Năm ngày sau, Italia tuyên bố công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Liên Xô. Tháng 10-1924, sau khi vượt qua những bất đồng trong nội bộ, chính phủ Pháp đã chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Ở Châu Á, ngày 31-05-1924 hiệp ước Xô –Trung được kí kết, theo đó Trung Quốc – Liên Xô công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao. Đồng thời, Liên Xô cũng tuyên bố từ bỏ tất cả nhữg đặc quyền mà chính phủ Nga Hoàng trước đây đã kí kết với Trung Quốc. Sau đó, ngày 25-01-1925, Nhật Bản - một cường quốc

ở Châu Á - đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

Từ ngày 08 đến ngày 16-03-1921 đảng Bolshevik tiến hành đại hội lần thứ X. Đại hội đã thông qua nghị quyết quan trọng về việc chuyển từ chính sách cộng sản thời chiến tranh sang chính sách kinh tế mới (NEP). Đến ngày 30-12-1922 tại Moscow, “đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn liên bang được tiến hành với sự tham dự của 2.215 đại biểu. Đại hội đã nhất trí thông qua bản tuyên ngôn thành lập Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) và bản hiệp ước liên bang”[37;46].

Tháng 01-1924, bản Hiến pháp đầu tiên của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thông qua đã kết thúc quá trình thành lập nhà nước Liên bang Xô viết. Đến năm 1925, “chỉ trong vòng 4 năm, nhân dân Xô viết đã hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ chủ yếu của thời kì khôi phục kinh tế”[37;47]. Những thành tựu to lớn của công cuộc khôi phục nền kinh tế quốc dân đã khẳng định sự đúng đắn hoàn toàn đường lối “chính sách kinh tế mới” của Lenin và biểu hiện rực rỡ của tính sáng tạo và lao động anh dũng phi thường của giai cấp công nhân và nông dân Liên Xô.

Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp, lạc hậu. Sản xuất công nghiệp còn yếu, trình độ kĩ thuật trong toàn bộ nền kinh tế còn thấp. Sản xuất hàng hóa nhỏ của nông dân còn chiếm ưu thế. Hai phần ba tổng sản phẩm quốc dân là do nông nghiệp cung cấp. Trong công nghiệp, “ưu thế lại thuộc công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng, chiếm tới 63% sản lượng của sản xuất công nghiệp”[37;48]. Vào năm 1927 đại hội lần thứ XV của đảng Bolshevik đã thông qua những chỉ thị về kinh tế - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đại hội đã quy định những nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch 5 năm đầu tiên (1928-1932) là: “xây dựng nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội trên cơ sở phát triển nền công nghiệp hiện đại và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp; biến Liên Xô từ một

nước nông nghiệp thành một nước công – nông nghiệp, độc lập không lệ thuộc vào các quốc gia tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ những nhân tố tư bản chủ nghĩa trong tất cả mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân; nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động; củng cố sức mạnh quốc phòng của nhà nước Xô viết”[37;53].

Bằng những cố gắng lao động vượt bậc, những nỗ lực khắc phục khó khăn, gian khổ của giai cấp công nhân và nhân dân Liên Xô, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã hoàn thành trước thời hạn 9 tháng. Hội nghị liên tịch Ban Chấp hành Trung ương và ban kiểm tra Trung ương Đảng (tháng 1-1933) họp tổng kết kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và: “Liên Xô từ một nước nông nghiệp đã trở thành một nước công nghiệp, đã củng cố nền độc lập kinh tế của đất nước, bởi Liên Xô đã có khả năng cung cấp phần quyết định những thiết bị cần thiết cho các nhà máy của mình sản xuất”[37;54].

Một phần của tài liệu quan hệ nhật bản – liên xô (1917 1945) (Trang 52)