công tác lập pháp của Quốc hội
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định các phương hướng kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền. Một trong các phương hướng này là việc tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp nhằm nâng cao chất lượng các đạo luật, tăng cường ban hành luật, hạn chế ban hành các pháp lệnh và nghị định, tiến tới hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và luật pháp, thông lệ quốc tế, có tính khả thi cao.
Trong những năm qua, hoạt động lập pháp của Quốc hội đã được thường xuyên coi trọng và đạt được kết quả rất đáng khích lệ. Hệ thống pháp luật phục vụ quản lý xã hội trong thời kỳ đổi mới không ngừng được tăng cường. Quy trình xây dựng pháp luật đã được chính quy hoá bằng việc Quốc hội ban hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 và được tiếp tục nghiên cứu đổi mới một bước bằng việc Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002. Do vậy, chất lượng hoạt động lập pháp đã được nâng lên một bước.
Tuy nhiên, công tác xây dựng pháp luật ở nước ta còn nhiều tồn tại và bất cập; hệ thống pháp luật hiện hành còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội của đất nước kể cả về số lượng và chất lượng; còn thiếu toàn diện, chưa đồng bộ, thậm chí có nội dung còn chồng chéo, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của thực tiễn, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội vẫn còn thiếu luật để điều chỉnh. Việc đổi mới quy trình xây dựng pháp luật nhìn chung còn chậm và chưa mạnh như đã trình bày ở phần trên.
Chính vì vậy, việc đổi mới quy trình lập pháp được đặt ra như một nhu cầu bức thiết và khách quan nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội nói riêng, đáp