Tính minh bạch, công khai của pháp luật

Một phần của tài liệu Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền và vài vấn đề đặt ra trong việc đổi mới quy trình lập pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam xã hội chủ nghĩa (Trang 38)

Tính minh bạch, công khai của pháp luật gồm có các yêu cầu sau:

- Thứ nhất, tính rõ ràng của pháp luật. Một hệ thống pháp luật bảo đảm

tính rõ ràng trước hết phải là một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, không chồng chéo, mâu thuẫn, bảo đảm trật tự hiệu lực pháp lý. Trong đó, Hiến pháp phải là đạo luật gốc, có hiệu lực pháp lý cao nhất, các đạo luật và các văn bản dưới luật khác khi ban hành phải bảo đảm không trái với những quy định của Hiến pháp.

Một hệ thống pháp luật rõ ràng cũng phải bảo đảm từng quy phạm pháp luật trong đó phải đơn giản, dễ hiểu, dễ vận dụng để có thể nhanh chóng đi vào cuộc sống. Chính vì thế, một trong những yêu cầu về kỹ thuật lập pháp là

15Hoàng Thị Kim Quế, Một số đặc điểm cơ bản của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, tạp chí Dân chủ

ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và được hiểu thống nhất; không quy định chồng chéo, trùng lặp.

- Thứ hai, tính ổn định. Quy phạm pháp luật chính là nguyên tắc xử sự

chung của các thành viên trong xã hội. Như vậy, từ bản chất bên trong của quy phạm pháp luật đã có sự ổn định. Nó thay đổi khi các hành vi riêng lẻ cùng các cá nhân đồng loạt thay đổi cơ bản và dịch chuyển đến một mức cân bằng mới. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với các nhà lập pháp là phải bảo đảm để pháp luật không chỉ là tấm gương phản ánh cuộc sống mà còn phải có tính dự báo trước những nhu cầu, biến động của cuộc sống, tránh tình trạng luật vừa ban hành đã phải liên tục sửa đổi, bổ sung.

Trong Nhà nước pháp quyền, pháp luật là công cụ quản lý xã hội. Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền chỉ có ý nghĩa khi nó được nhân dân và các chủ thể khác trong xã hội tuân theo. Muốn tuân theo thì phải có sự chuẩn bị nhất định từ phía người dân. Muốn có sự chuẩn bị thì pháp luật phải ổn định để người dân kịp lập kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện vật chất để thực thi kế hoạch.

- Thứ ba, tính có thể dự đoán trước. Đây chính là một trong những nguyên nhân mà Chính phủ, Quốc hội phải lập Chưong trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm và từng nhiệm kỳ để có kế hoạch lập pháp có tính chiến lược, trong đó dự đoán được những lĩnh vực xã hội đang có nhu cầu điều chỉnh bằng một đạo luật, hoặc những đạo luật nào cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Điều này sẽ giúp cho các chủ thể liên quan đến quy trình lập pháp chủ động trong việc triển khai công việc một cách có hiệu quả, đồng thời giúp cho các đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của dự luật đó có thời gian chuẩn bị đủ điều kiện để thực hiện các quy định sau khi dự

luật được ban hành. Ở cấp độ cao hơn, tính dự đoán trước của pháp luật xuất phát từ nguyên nhân là pháp luật đó được ban hành dựa theo những quy luật chung của xã hội, của tự nhiên, do đó sẽ có tính khả thi cao, dễ dàng được người dân chấp nhận và tự giác thực hiện.

Việc bảo đảm ba thuộc tính trên là một tiêu chuẩn đối với pháp luật trong Nhà nước pháp quyền. Pháp luật phải công khai, minh bạch, dễ hiểu, thống nhất, dễ vận dụng, dễ dàng truy cập, có độ tin cậy cao. Nhà nước phải đáp ứng nhu cầu thông tin về pháp luật, về các hoạt động thực tiễn pháp lý cho cá nhân và tổ chức. Đây là sự đổi mới tư duy pháp lý trong nhận thức và hành động khi chúng ta bước vào xây dựng Nhà nước pháp quyền, nhất là khi tham gia vào ký kết, thực hiện các hiệp định hợp tác thương mại với nước ngoài.

Minh bạch, công khai đang là một yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng và thực thi pháp luật của nước ta hiện nay. Để xây dựng một Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa thì không thể thiếu tính minh bạch, tính công khai của hệ thống pháp luật, sự tham gia của công chúng trong quá trình hoạch định chính sách và pháp luật. bảo đảm yêu cầu dân chủ hóa hoạt động lập pháp. Hơn nữa, vì pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của người dân, do đó, phải có sự tham gia của người dân, đặc biệt là các đối tượng chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật đang soạn thảo; đồng thời, văn bản pháp luật ban hành để người dân thực hiện nên phải được công khai hóa đối với người dân trước khi được áp dụng.

Hiện nay, Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế, thì trong những cam kết quốc tế mà chúng ta tham gia cũng ghi rõ những yêu cầu dân chủ hóa hoạt động lập pháp và minh bạch hóa hệ thống pháp luật (Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và những cam kết trong Tổ chức Thương mại thế giới)...

Chương 2

THỰC TRẠNG KHUNG PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐỔI MỚI QUY TRÌNH LẬP PHÁP NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY

DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Một phần của tài liệu Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền và vài vấn đề đặt ra trong việc đổi mới quy trình lập pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam xã hội chủ nghĩa (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)