- Sự phát triển của lịch sử nhân loại được đặc trưng bởi xu hướng nhân đạo hoá các quan hệ xã hội, mở rộng phạm vi áp dụng nguyên tắc nhân đạo trong xây dựng và thực thi pháp luật.
Ngay trong lòng chế độ xã hội chiếm hữu nô lệ và sau đó là chế độ phong kiến đã bắt đầu hình thành và phát triển những tư tưởng như bình đẳng trước pháp luật, đối xử nhân đạo với người vi phạm pháp luật... Vào thế kỷ thứ IV trước công nguyên, nhà triết học cổ đại Hy Lạp, Democrit đã viết rằng:
“Việc giáo dục con người bằng sự thuyết phục và bằng những lý lẽ của lý trí
tỏ ra có hiệu quả hơn so với áp dụng pháp luật và sự cưỡng bức đối với họ.”
Một ngàn năm trăm năm sau, nhà triết học phương Đông Alpharabi (thế kỷ IX đến thế kỷ X) khi phát triển tư tưởng này đã nhấn mạnh ý nghĩa của các nguyên tắc như: trách nhiệm cá nhân, đối xử bình đẳng và nhân đạo với con người.11
Khi phê phán pháp luật phong kiến, Montesquier đã đưa ra một loạt các nguyên tắc của pháp luật mà theo ông, chúng xuất phát từ bản chất con người và các điều kiện tự nhiên của đời sống xã hội, trong đó có nguyên tắc phải bảo đảm sự tương xứng giữa hình phạt và tội phạm, không cho phép pháp luật trừng trị sự suy nghĩ, quan điểm, chính kiến khi chúng chưa được thể
hiện bằng những hành vi cụ thể. Đồng thời ông cũng cho rằng, “ở những quốc
11
gia mà sự cai trị dựa trên những phương thức tàn bạo, sự sợ hãi hình phạt
thực sự đã làm mất đi mọi ý nghĩa phòng ngừa của nó.”12
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã nhiều lần nhấn mạnh đến tính nhân đạo của pháp luật. Theo đó, Người cho rằng “Nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp cũng như mọi vấn đề khác trong lúc này là vấn đề ở đời và làm người, ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ, bị áp bức.”13
Vì vậy, hình phạt phải lấy giáo dục làm chính và là mục tiêu để cảm hoá tội phạm.
Luật hình sự nước ta cũng ngày càng xác định rõ nguyên tắc và xu hướng nhân đạo trên nguyên tắc bảo đảm lợi ích chính đáng của cá nhân, lợi ích cộng đồng xã hội. Các biện pháp xử lý đối với người vi phạm pháp luật không nhằm mục đích hành hạ thể xác và xúc phạm danh dự, nhân phẩm mà có ý nghĩa răn đe, giáo dục. Trong Bộ luật Hình sự năm 1999 đã thể hiện xu hướng giảm các biện pháp xử lý hình sự, giảm việc quy định áp dụng hình phạt cao nhất là tử hình đối với các loại tội phạm về kinh tế... Những quy định này vừa đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, vừa có tính giáo dục, mở đường cho người phạm tội hoàn lương.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng không thể tránh khỏi việc phát sinh các vấn đề xã hội phức tạp như nạn thất nghiệp, người già cô đơn, trẻ mồ côi không nơi nương tựa... Vì vậy, pháp luật của Nhà nước ta cũng hướng mạnh mẽ vào việc giải quyết các vấn đề xã hội như việc ban hành Bộ luật lao động, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Pháp lệnh người cao tuổi...
12
Xem: Sharlia - Monteskiơ, Hợp tuyển, Nxb Khoa học, Maxcova, 1995, tr. 231, 233, 238.
Có thể nói, pháp luật có vai trò to lớn trong việc phát huy truyền thống khoan dung, nhân ái của dân tộc ta. Xu hướng nhân đạo hoá sẽ giúp cho pháp luật đi sâu vào đời sống, pháp luật được người dân thực hiện tự giác.
- Ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiện công bằng cũng là một trong những giá trị xã hội to lớn của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền.
Công bằng là sự tương xứng giữa ”cống hiến” và ”hưởng thụ” trong điều kiện mọi người đều có cơ may ngang nhau, là sự loại bỏ các đặc quyền, mở ra khả năng cho mọi cá nhân thể hiện năng lực và tài năng của mình, đồng thời, điều này cũng không loại trừ sự cạnh tranh trung thực, lành mạnh.
Sự công bằng của pháp luật thể hiện ở chỗ Nhà nước tôn trọng những quyền tự nhiên của con người, như quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Dành cho mỗi người điều họ đáng được hưởng nghĩa là người đóng góp nhiều phải nhận được nhiều, người đóng góp ít sẽ nhận được ít. Dù ở chừng mực nào, sự phân phối của cải cũng phải được xác định theo cách đó thì mới thể hiện sự công bằng của pháp luật.
Như vậy, có thể nói, công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội.