Về tính khách quan

Một phần của tài liệu Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền và vài vấn đề đặt ra trong việc đổi mới quy trình lập pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam xã hội chủ nghĩa (Trang 49)

Theo quy định của Luật ban hành văn quy phạm pháp luật thì cơ quan, tổ chức trình dự án luật, pháp lệnh thành lập Ban soạn thảo để trực tiếp làm nhiệm vụ soạn thảo các dự án này. Đối với một số trường hợp như dự án luật, pháp lệnh có nội dung liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, dự án do các cơ quan của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội trình thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập Ban soạn thảo.

Trên thực tế, đến hơn 90% số dự án luật, pháp lệnh được xem xét hàng năm là do Chính phủ trình. Do đó, công tác soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh cũng chủ yếu do các bộ, ngành của Chính phủ chịu trách nhiệm chính. Thành phần của các Ban soạn thảo thường là có lãnh đạo cơ quan được phân công chủ trì soạn thảo dự án (giữ vai trò trưởng ban soạn thảo, thường trực ban soạn thảo) và đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Tuy nhiên, Luật chỉ quy định nhiệm vụ của các Ban soạn thảo mà không nêu rõ cách thức tổ chức cũng như mối quan hệ và phân công trách nhiệm giữa các thành viên của Ban soạn thảo nên dễ có tình trạng hoạt động của Ban soạn thảo chỉ mang tính chất hình thức; ý kiến của các thành viên của Ban soạn thảo là đại diện của các cơ quan, tổ chức liên quan nhiều khi mới chỉ là ý kiến cá nhân, chưa phản ánh được quan điểm chính thức của bộ, ngành mà mình đại diện. Do đó, tác dụng liên ngành của các Ban soạn thảo thực tế chưa được phát huy đúng mức.

Mặt khác, việc lập các Ban soạn thảo như trên cũng có một nhược điểm nữa là mới chỉ chú trọng tính đại diện của các Bộ, ngành có liên quan mà

chưa thực sự quan tâm đến sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia. Việc tổ chức lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động của dự án luật, pháp lệnh, lấy ý kiến của các bộ, ngành liên quan trong giai đoạn soạn thảo cũng chưa được quan tâm đúng mức. Tình trạng phổ biến là cơ quan chủ trì soạn thảo làm thay hầu hết các công việc của các Ban soạn thảo, do vậy dự thảo luật, pháp lệnh thường bị chi phối bởi quan điểm, lợi ích của bộ, ngành chịu trách nhiệm chủ trì soạn thảo. Thêm vào đó, đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong công tác lập pháp tham gia trong giai đoạn soạn thảo luật, pháp lệnh tại các bộ, ngành còn thiếu nhiều. Vì vậy, thiếu hẳn tính chuyên nghiệp, khách quan trong công tác soạn thảo luật.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền và vài vấn đề đặt ra trong việc đổi mới quy trình lập pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam xã hội chủ nghĩa (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)