Khái niệm quy trình lập pháp

Một phần của tài liệu Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền và vài vấn đề đặt ra trong việc đổi mới quy trình lập pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam xã hội chủ nghĩa (Trang 55)

Theo đại từ điển tiếng Việt, quy trình là ”các bước phải tuân theo khi

tiến hành một công việc nào đó”19

. Như vậy, quy trình lập pháp được hiểu là các trình tự hay các bước phải tuân theo khi xây dựng luật, pháp lệnh. Đó cũng là cách thức sắp xếp, tổ chức hoạt động lập pháp để làm đường hướng, cơ sở cho các chủ thể tham gia vào quy trình này thực hiện.

Quy trình lập pháp thể hiện sự phân công, phối hợp giữa các chủ thể của hoạt động lập pháp trong quá trình xây dựng dự án luật, pháp lệnh. Về cơ bản, quy trình lập pháp bao gồm hai quy trình chính sau đây:

- Quy trình lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;

- Quy trình soạn thảo để thông qua các dự án luật, pháp lệnh:

+ Soạn thảo; + Thẩm tra;

+ Lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp (đối với những dự án lớn, quan trọng);

+ Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến;

+ Trình Quốc hội xem xét, thông qua (đối với pháp lệnh là Uỷ ban thường vụ Quốc hội);

+ Công bố luật, pháp lệnh.

Khi đề cập đến quy trình lập pháp, có người chỉ đề cập đến quá trình soạn thảo, thẩm tra và thông qua dự thảo luật, pháp lệnh mà phủ nhận vai trò của quy trình lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Tuy nhiên, nếu nhìn quy trình lập pháp từ phương diện đầy đủ và khoa học, việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh có ý nghĩa tạo cơ sở và tiền đề cho các bước tiếp theo của quy trình lập pháp sau khi dự án luật, pháp lệnh được đưa vào chương trình. Việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thực sự là một biểu hiện của tính khoa học trong quy trình lập pháp ở nước ta.

Các bước nói trên của quy trình lập pháp có quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau, cái này là tiền đề của cái kia, tuân theo một trình tự chặt chẽ về thời gian. Hiệu quả của quy trình lập pháp phụ thuộc vào sự tuân thủ nghiêm túc từng quy trình nhỏ, từng thu tục, trình tự đã nêu ở trên.

Như vậy, xét về mặt tổng thể, quy trình lập pháp là tổng thể các trình tự, thủ tục có tính pháp lý buộc các chủ thể tham gia quy trình này phải tuân thủ nghiêm ngặt để thực hiện mục đích chuyển hoá các chủ trương, chính sách của Đảng, nhu cầu của cuộc sống thành các đạo luật.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền và vài vấn đề đặt ra trong việc đổi mới quy trình lập pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam xã hội chủ nghĩa (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)