Yêu cầu về tính minh bạch, công khai của pháp luật là một trong những tiêu chí để xác định Nhà nước pháp quyền và cũng là một điều kiện để chúng ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và nhiều tổ chức quốc tế và khu vực khác. Theo Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, hai nước phải công bố một cách định kỳ và kịp thời tất cả các luật, quy định và thủ tục hành chính có tính áp dụng chung, liên quan đến bất kỳ vấn đề nào được quy định trong Hiệp định. Đồng thời, ở mức độ có thể, mỗi nước cho phép nước kia và công dân của nước đó có cơ hội đóng góp ý kiến đối với việc xây dựng luật, quy định và thủ tục hành chính có tính áp dụng chung, ảnh hưởng đến việc tiến hành các hoạt động thương mại quy định trong Hiệp định18.
Tuy nhiên, trên thực tế, quy định về tính công khai, minh bạch của công tác xây dựng pháp luật chưa thực sự được thực hiện đầy đủ, toàn diện, thể hiện trên những phương diện sau:
18Xem Điều 1 và Điều 3 Chương VI Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Công báo Chính phủ, số 7,
- Trong quá trình xây dựng pháp luật, việc công khai dự thảo để nhân dân có thể tiếp cận, tham gia đóng góp ý kiến chưa được quan tâm đúng mức và chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Tiêu chí xác định văn bản được công khai lấy ý kiến nhân dân, việc phản hồi thông tin từ cơ quan có trách nhiệm, công tác tiếp thu, chỉnh lý dự thảo sau khi lấy ý kiến chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện và áp dụng thống nhất trên thực tế;
- Bên cạnh đó, hầu hết các dự án luật, pháp lệnh chưa được trình kèm theo danh mục các quy định của luật, pháp lệnh cần được bãi bỏ (hay cần được sửa đổi); chưa định rõ phạm vi hành động của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật mà đôi khi lạm dụng cách thể hiện “theo các quy định của pháp luật”...
- Tính minh bạch sau khi văn bản quy phạm pháp luật được thông qua cũng chưa được bảo đảm. Theo quy định của pháp luật, việc công khai, minh bạch đối với hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật là bắt buộc, trừ các văn bản có nôi dung bí mật nhà nước. Tuy nhiên, vấn đề chưa quy định trong luật là nếu có văn bản quy phạm vi phạm nghĩa vụ công bố, công khai, đăng tải thì văn bản đó có hiệu lực thi hành không?
Ngoài ra, việc một số lượng văn bản đã được ban hành, có hiệu lực nhưng chưa được đăng Công báo đã gây ra những khó khăn nhất định cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức thi hành văn bản và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Vì vậy, luật cần khẳng định văn bản đăng Công báo có giá trị như bản gốc vì không phải ai cũng có thể tiếp cận bản gốc được lưu trữ theo quy định của pháp luật