Mối quan hệ giữa quy trình lập pháp và chất lượng công tác xây

Một phần của tài liệu Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền và vài vấn đề đặt ra trong việc đổi mới quy trình lập pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam xã hội chủ nghĩa (Trang 53)

Chức năng lập pháp là một trong những chức năng quan trọng của Quốc hội. Thực tế hoạt động của Quốc hội nhiều nước trên thế giới và nhiều nhà nghiên cứu về nghị viện đã chứng minh giữa quy trình, thủ tục lập pháp với nội dung các giải pháp lập pháp, hay nói khác đi là các chính sách lập pháp của Quốc hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quy trình, thủ tục lập pháp có thể ảnh hưởng đến chất lượng những quyết định do Quốc hội ban hành. Ngược lại, trong nhiều trường hợp, nội dung của dự án luật lại quyết định những quy trình, thủ tục được áp dụng để xem xét những dự án đó.

Ví dụ như, hiện nay đang có tình trạng cục bộ hay đề cao lợi ích ngành

trong việc soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ trình. Tuy nhiên,

nếu các chủ thể tham gia vào quá trình này thực hiện một cách nghiêm túc các quy định của pháp luật về quy trình soạn thảo như quy định về việc thành lập Ban soạn thảo, lấy ý kiến của các bộ, ngành hữu quan, lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học về dự án, thảo luận tập thể, quyết định theo đa số... thì chắc chắn chất lượng của dự án sẽ được nâng lên một bước.

Ngược lại, nội dung của một số dự án luật lại có những ảnh hưởng rất lớn đến quy trình, thủ tục lập pháp. Chẳng hạn, những dự án luật có tính khẩn cấp để giải quyết ngay, kịp thời một số vấn đề quan trọng của đất nước thì quy trình, thủ tục của Quốc hội có thể phải thay đổi theo. Đó chính là lý do mà trong phần cuối của Luận văn này, tác giả sẽ đề cập tới việc cần phải có một quy trình lập pháp theo hướng rút gọn để đáp ứng yêu cầu của thực tế. Có thể lấy ví dụ cho trường hợp này như việc thông qua ba dự án Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật đấu thầu tại kỳ họp thứ 8 sắp tới theo quy trình thông qua luật tại một kỳ họp, trong khi cả ba dự án này đều là những dự án lớn và phức tạp. Hay như việc lần đầu tiên, cũng tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua một luật để sửa đổi cả hai luật, là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều

của Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, để bảo đảm chất lượng của các đạo luật được thông qua, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu của cơ quan soạn thảo, thẩm tra và các cơ quan hữu quan khác trong quy trình lập pháp.

Như vậy, có thể nói, giữa quy trình lập pháp và chất lượng công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội có một mối quan hệ tác động qua lại, hữu cơ và biện chứng. Không thể tiến hành hoạt động lập pháp của Quốc hội mà không theo một quy trình nhất định. Ngược lại, quy trình lập pháp chỉ có ý nghĩa và phát huy tốt vai trò của mình nếu như quy trình đó thực sự khoa học, hợp lý.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền và vài vấn đề đặt ra trong việc đổi mới quy trình lập pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam xã hội chủ nghĩa (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)