Nghệ thuật dính kết gộp lại

Một phần của tài liệu kết cấu và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong một số tiểu thuyết mạc ngôn (Trang 129)

7. Đóng góp luận văn

3.2.4.Nghệ thuật dính kết gộp lại

Trong cảm quan của các nhà văn hiện đại và hậu hiện đại, họ xem thế giới này rời rạc, phân mảnh, không quy về một mối nào. Thời gian phi tuyến tính, không gian hỗn độn, tạp giao. Do đó, khi xây dựng nhân vật, chúng cũng bị phân tán khắp nơi. Nhà văn không miêu tả “một lần” mà có sự “trở đi trở lại” trong việc xây dựng chân dung,

ngoại hình, tính cách nhân vật. Tiếp xúc nhân vật trong những tác phẩm đó, đòi hỏi độc giả phải tập trung tư duy, nhãn quan phải ở mức cao độ để kết dính các thông tin về nhân vật lại với nhau. Từ đó mới có một bức tranh hoàn chỉnh về sinh mạng một con người. Quá trình kiếm tìm chân dung nhân vật, người đọc như chơi một trò hơi xếp hình, chơi khối vuông rubic. Chủ thể tiếp nhận phải khóe léo, nhanh trí sắp xếp các mảng hình, các mảng màu sao cho chúng thành một bức tranh, một mảng màu thống nhất. Hay nói cách khác, quá trình kiếm tìm chân dung nhân vật, độc giả như chơi một trò chơi ô chữ, một trò chơi cấu trúc mà ở đó chủ thể sáng tạo bỏ ngỏ đòi hỏi chủ thể tiếp nhận đồng sáng tạo. Trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, chân dung, lai lịch của nhân vật bị phân thành nhiều mảng và tác giả lắp ghép vào mỗi chương, mỗi phần một mảnh, người đọc cũng phải sử dụng biện pháp dính kết- gộp lại để hoàn thiện một sinh mệnh của một con người, vận mệnh của một dân tộc. Nhà nghiên cứu Trung Quốc Trương Thanh Hoa nhận xét về Báu vật của đời của Mạc Ngôn như sau: “Cùng với việc thuật lại lịch sử, Báu vật của đời đã sử dụng thủ pháp dính kết gộp lại này. Anh đã mang tất cả các sự kiện trọng đại xảy ra ở Trung Quốc trong suốt thế kỷ 20…. thông qua việc miêu tả số phận gia đình của người mẹ Thượng Quan Lỗ thị cùng các con cháu bà. Phương pháp thông qua gia tộc và cá nhân để phản ánh lịch sử này rất cảm tính và mới mẻ, hơn nữa còn khôi phục lại chỉnh thể lịch sử bằng một khí phách rất lớn và đầy tính bao dung” [74, tr.204]. Nghệ thuật dính kết- gộp lại, hầu như trong tiểu thuyết nào nhà văn cũng vận dụng để xây dựng nhân vật.

Trong tiểu thuyết Ếch, nghệ thuật dính kết - gộp lại được nhà văn vận dụng khá thành công trong việc xây dựng nhân vật Vạn Tâm. Cuộc đời Vạn Tâm lắm thăng trầm, nhiều biến động. Hình tượng nữ bác sĩ sản khoa được tác giả phân tách làm nhiều mảnh nhỏ, người đọc phải sắp xếp lại để có một bức chân dung hoàn chỉnh về nữ bác sĩ thiên tài này. Trong một bức thư gửi Sugitani Yoshihito, Mạc Ngôn tâm sự:

“Ngài đã nói, trong tim và khói óc của ngài đã có hình tượng một nữ bác sĩ cùng với chiếc xe đạp lao băng băng trên mặt sông đã kết băng; hình tượng một nữ bác sĩ sau lưng đeo hòm thuốc, tay che dù, ống quần xắn cao cùng với bầy cóc nhái kết đoàn kết đội lầm lũi đi về phía trước; hình tượng một nữ bác sĩ đang bế những hài nhi, tay dính đầy máu nhưng miệng cười rất tươi; hình tượng một nữ bác sĩ miệng ngậm thuốc lá,

quần áo xộc xệch, gương mặt trầm tư… Ngài nói, những hình tượng ấy có lúc lại dung hòa thành một thế thống nhất nhưng có lúc lại phân ly, chẳng khác nào một bức tượng điêu khắc độc lập” [62, tr.6]. Như vậy, Mạc Ngôn xây dựng hình ảnh nữ bác sĩ trên cơ sở “những tư liệu sống”, có thật từ người cô của mình. Hình tượng nhân vật Vạn Tâm được nhà văn xây dựng phân tán khắp nơi. Người đọc phải nhặt nhạnh ở mỗi trang, mỗi chương mới có thể nhìn thấy, hiểu được nữ bác sĩ thiên tài được mệnh danh là “nương nương cứu thế”, “bồ tát sống”. Tên tuổi, nghề nghiệp của Vạn Tâm được tác giả giới thiệu ở trang 28, 29. Ngoại hình được tác giả miêu tả ở trang 30, 33, 66. Vạn Tâm có hàm răng đẹp: “đôi hàm răng cô không hề bị sâu, bị đen. Nói tóm lại, cô tôi có một bộ răng mà tất cả chúng tôi, nhất là phái nữ ngày đêm mơ ước” [62, tr.30]. Đặc biệt Vạn Tâm có đôi bàn tay rất kỳ diệu. Đôi bàn tay này đã giúp cô cứu biết bao nhiêu sản phụ trong cơn nguy kịch: “Cô của con có đôi bàn tay không giống với người thường. Người bình thường thì đôi bàn tay có lúc lạnh lúc nóng, lúc cứng lúc mềm, có lúc khổ lúc đổ mồ hôi… Nhưng đôi bàn tay cô xuân hạ thu đông đều mềm, đều mát… chỉ cần cô của con đưa tay sờ vào người bệnh là bệnh mười phần đã giảm đi bảy phần!” [62, tr.33]. Còn y đức của Vạn Tâm được tác giả phân tán khắp nơi ở các trang 34, 41, 182, 245, 271. Tính cách của nữ bác sĩ nông thôn được tác giả rải rác khắp nhiều trang 150, 207, 208, 226, 249: “Nói cho các cháu biết, dù cô đã gặp nhiều chuyện oan khuất nhưng máu trong tim cô vẫn đỏ, không bao giờ đổi sắc. Cô sống là người của Đảng, chết là ma của Đảng. Đảng chỉ hướng nào cô xông theo hướng đó”

[62, tr.150]. Đồng thời khi làm nghề sản khoa, người thương cô cũng nhiều kẻ ghét cô cũng lắm. Bởi để thực hiện chính sách một con, Vạn Tâm đã thẳng tay bắt Cảnh Tú Liên, Vương Đảm và Vương Nhân Mỹ, mặc dù Vương Nhân Mỹ là cháu dâu, phá thai. Nên cô bị chồng Cảnh Tú Liên là Trương Quyền đánh cho bể đầu, bị mẹ Vương Nhân Mỹ là Ngô Tú Chi đâm thủng đùi, phải nằm viện mất nửa tháng trời. Hơn nữa Vạn Tâm luôn bị người đời nguyền rủa. Nỗi khổ của Vạn Tâm được nhà văn miêu tả ở nhiều trang như trang 205, 212, 215, 220, 254. Như vậy, hình tượng nữ bác sĩ Vạn Tâm được nhà văn phân tán khắp nhiều nơi để hiểu về Vạn Tâm, người đọc phải liên kết các trang văn lại thành một chỉnh thể thống nhất, hoàn thành một bức chân dung nữ bác sĩ sản khoa thiên tài ở thôn Cao Mật Đông Bắc.

Bên cạnh nữ bác sĩ thiên tài Vạn Tâm, Mạc Ngôn còn xây dựng thành công “nhân vật kiệt xuất” Tôn Bính bằng nghệ thuật dính kết - gộp lại: “Tôn Bính người Cao Mật, Tôn Bính hát Miêu Xoang, Tôn Bính phá đường sắt, Tôn Bính lãnh đạo dân làng chống giặc Đức” [56, tr.22]. Tôn Bính người có bộ râu đẹp, giỏi hát Miêu Xoang:

“Miêu Xoang là một loại hình kịch xuất xứ từ vùng Đông Bắc Cao Mật, làn điệu du dương, diễn xuất độc đáo, mang đậm màu sắc thần bí, là hóa thân cuộc sống tinh thần của người dân vùng Đông Bắc Cao Mật. Tôn Bính là người kế thừa và cải cách kịch Miêu Xoang, có uy tín cao trong những người làm nghề” [56, tr.175-176]. Mỗi khi Tôn Bính cất giọng hát “lạ lùng” đều “làm mê mẩn không biết bao nhiêu phụ nữ Cao Mật” [56, tr.18]:

Tôn Bính hát Miêu Xoang Phụ nữ lệ chảy tràn..

Tài hát hý kịch Miêu Xoang của Tôn Bính được tác giả miêu tả ở nhiều trang như trang 18, 21, 40. Đồng thời Tôn Bính còn còn giỏi về quân sự, tinh thông thao lược, chỉ huy Nghĩa hòa quyền đánh giặc Đức. Nhà văn miêu tả tài quân sự của Tôn Bính phân tán ở các trang 23, 448, 450, 478, 503, 621. Quan huyện Tiền Đinh hết lời ca ngợi Tôn Bính: “Ta phải thừa nhận rằng, vùng Cao Mật xa xôi hẻo lánh đã sản sinh ra một Tôn Bính thiên tài, một Tôn Bính anh hùng, không kém bất cứ nhân vật nào trong liệt truyện của các Thái Sử công. Ông sẽ lưu danh thiên cổ qua các truyện kể, qua kịch bản Miêu Xoang” [56, tr.621]. Người đọc khéo léo dính kết lại các chi tiết, sự việc sẽ có một chân dung Tôn Bính hoàn chỉnh, một “rồng phượng trong nhân quần”, một kỳ tài hiếm có vùng Cao Mật Đông Bắc. Tôn Bính đã dệt nên huyền thoại cho mình bằng tài năng quân sự và hát Miêu Xoang.

Trong Đàn hương hình, người đọc còn ấn tượng bởi nhân vật đao phủ bậc nhất triều Đại Thanh đó là Triệu Giáp. Nhà văn tập trung khắc họa hắn như một điển hình cho nghề đao phủ, một công cụ đắc lực để bảo vệ uy quyền triều đình. Triệu Giáp đã được Từ Hi Thái Hậu phong là trạng nguyên, “Trạng giết người”: “Ba nghề chín nghiệp, thiếu một nghề không được. Người ta bảo, nghề nào cũng có Trạng nguyên. Triệu Giáp ta phong ngươi là Trạng nguyên của nghề đao phủ” [56, tr.499]. Do đó hắn luôn tự hào, dương dương tự đắc với mọi người, đặc biệt quan huyện Tiền Đinh.

Chân dung của “cổ máy giết người” này được Mạc Ngôn rải rác khắp nhiều trang. Trước tiên, Triệu Giáp đã dệt nên huyền thoại ly kỳ của mình bằng đôi bàn tay. Tay của hắn nhỏ và mềm nhưng lại có một năng lực kỳ bí. Triệu Giáp Con, con của hắn nhận xét về “hai bàn tay bé xíu quái đản như hai con thú nhỏ” của bố mình: “tay bố nhỏ tới mức quái đản. Nhìn tay, càng cảm thấy ông không phải người thường, nếu không là quỷ thì là tiên” [56, tr.519]. Tôn Mi Nương cũng ngạc nhiên với đôi bàn tay lạ kỳ của bố chồng: “Tui trông thấy đôi bàn tay của lão đỏ lên như than hồng, những ngón tay nuột nà co quắp như móng vuốt của con gà trống. Tui hốt hoảng khi thấy tay lão như thép nung đỏ, nước trong chậu đồng phát ra tiếng lóc bóc, sùi bọt, bốc hơi. Kỳ quặc thật! Lần đầu tiên, tui được chứng kiến chuyện kỳ lạ như thế này” [56, tr.49]. Đồng thời, Triệu Giáp ra đường chó phải sợ và cây cũng phải run “bần bật”. Vạn Tâm cũng có đôi bàn tay kỳ lạ “không phải người bình thường” nhưng đôi bàn tay của nữ bác sĩ này dùng để cứu người. Cô được mọi người tôn sùng là “nương nương cứu thế”, “bồ tát sống”. Còn đôi bàn tay của Triệu Giáp, hắn dùng để giết người. Hắn được người đời gọi là “cao thủ chặt đầu người”, “cổ máy giết người”. Để hoàn thành chân dung của một tên đao phủ “hạng nhất của Bộ hình ở kinh thành, là lưỡi dao bén của triều Đại Thanh, là một cao thủ chặt đầu người, một chuyên gia tinh thông các hình phạt tàn khốc của mọi triều đại” [56, tr.8], độc giả phải làm cuộc hành trình qua các trang sách. Chủ thể tiếp nhận phải lật giở từng trang như 8, 12, 49, 80, 86, 149, 317, 346, 499, 582. Khi giết người hắn chẳng gớm tay bởi “linh hồn của lão ngủ yên trong kẻ nứt của hòn đá quạ; cái đang hoạt động, chỉ là cổ máy giết người không sức sống không tình cảm. Vậy mà, mỗi khi thực hiện xong bản án, rửa sạch mặt mũi chân tay, lão không hề cảm thấy mình vừa giết người. Tất cả đều mơ mơ màng màng, nửa tỉnh nửa mê” [56, tr.346]. Con người của tên đao phủ này dường như bán hết linh hồn cho qủy dữ. Giờ đây, hắn chỉ là “cổ máy giết người” không tình cảm, không cảm xúc. Một công cụ để duy trì trật tự, bảo vệ triều đình. Con người này giết người không sợ mà còn cảm thấy sung sướng trước nỗi đau của người chết. Hắn tưởng hắn như một “nhạc sư vào loại cao thủ, đang tạo ra âm hưởng làm đắm say lòng người !” [56, tr.80]. Trong giây phút chết chóc của đồng loại, hắn cảm thấy mình “là tối cao vô thượng, lão không phải là lão, lão là đại biểu cho Hoàng thượng, Hoàng Thái hậu, lão là cánh tay

pháp luật của triều Thanh” hay cụ thể lão là “cỗ máy giết người”. Bằng nghệ thuật dính kết- gộp lại, Nhà văn Mạc Ngôn đã xây dựng thành công tên đảo phủ hạng nhất Triệu Giáp.

Ngoài ra, nghệ thuật dính kết - gộp lại nhà văn đã xây dựng chân dung rất sinh động và độc đáo các nhân vật như: người anh hùng huyền thoại Tư Mã Khố, Hàn Chim, nhân vật kỳ nhân Hách Đại Thủ, kỳ tài dị dạng Dư Một Thước, Công tử tuyết Kim Đồng, người đẹp một nữa Kim Một Vú, người mẹ Lỗ thị,…. Các nhân vật kết dính - gộp lại tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về xã hội, lịch sử của Trung Hoa ở thế kỷ XX.

Trong tiểu thuyết Linh Sơn, Cao Hành Kiện sử dụng kỹ thuật “phân mảnh” để xây dựng nhân vật. Nghĩa là nhà văn sử dụng nhiều đại từ số ít “tôi”, “anh”, “nàng”, “hắn” và không có nhân vật chính, không khắc họa tính cách bất kỳ nhân vật nào. Tất cả các nhân vật đó điều là “sự phóng chiếu ra” từ cái “tôi” cá nhân của tác giả, sự sự phân mảnh thành nhiều mặt khác nhau trong nội tâm của con người. Cao Hành Kiện tâm sự: “Những ngày đó tôi thường chỉ một mình, lại thường ở những nơi hẻo lánh. Đôi khi đi trong núi hàng mấy ngày trời tôi không gặp một ai. Một mình với thiên nhiên, tôi tự nhiên thấy mình đang nói chuyện với mình, và dễ dàng bắt được vào những cuộc trò chuyện đó. Vậy là xuyên suốt cuộc hành trình tôi thường suy nghĩ và nói chuyện với mình. Và mỗi lần như thế, tâm trí tôi phóng chiếu ra như một người thực thành bạn chuyện của tôi. Điều này đã gợi ý cho tôi đặt nền tảng toàn bộ cuốn tiểu thuyết trên hai nhân vật mi và ta” [43, tr.670]. Như vậy, xây dựng nhân vật trong

Linh Sơn bằng kỹ thuật phân mảnh nhằm diễn đạt nhiều khía cạnh khác nhau trong cùng một bản ngã con người. Khác với Cao Hành Kiện, Mạc Ngôn đã vận dụng các pháp nghệ thuật hiện đại và hậu hiện đại để xây dựng một thế giới nhân vật độc đáo, đa dạng, sinh động để phản ánh hiện thực cuộc sống hỗn độn và phức tạp.

Nhìn chung, mỗi biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Mạc đều có những ưu điểm, giá trị riêng. Biện pháp tương phản - đối lập giúp cho người đọc có cái nhìn đa chiều về nhân vật. Nghệ thuật hồi tưởng - giấc mơ làm bổ sung, mở rộng “biên độ” tiền sử nhân vật, đồng thời giúp nhà văn đi sâu vào khám phá bên trong tâm hồn của nhân vật. Biện pháp dính kết - gộp lại sẽ mang đến cho chủ thể tiếp nhận

một cái nhìn toàn diện về nhân vật. Và đặc biệt nghệ thuật kỳ ảo - lạ hóa, Mạc Ngôn giúp người đọc có được cảm giác mới mẻ, khác lạ và gây được sự ngạc nhiên, hiếu kỳ. Đồng thời, nghệ thuật này còn nảy sinh một thái độ tiếp nhận tích cực của độc giả. Sự thành công của trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật, Mạc Ngôn đã mang lại sự sống động tự nhiên và chất nhân bản cho các nhân vật trong những thiên tiểu thuyết của mình. Sự gặp gỡ giữa nghệ thuật “lạ hóa” trong nghệ thuật hiện đại và đặc trưng “kỳ ảo” của tiểu thuyết truyền thống đã tạo nên cái “vô kỳ chi kỳ’ (tạo cái kỳ lạ từ những gì quen thuộc nhất). Nhân vật của Mạc Ngôn gây được ấn tượng, thu hút được người đọc chính là ở điều “quen mà lạ, lạ mà quen”.

KẾT LUẬN

Mạc Ngôn cho rằng mọi thứ ông có đều “được moi từ chiếc bao tải rách của làng Đông Bắc Cao Mật”. Đó là một nơi “đẹp đẽ nhất, xấu xa nhất; siêu thoát nhất, thế tục nhất, nhơ bẩn nhất” [55, tr.14]. Con người ở đây cũng “anh hùng hảo hán nhất; đểu giả mất dạy nhất; giỏi uống rượu nhất, biết yêu đương nhiều nhất, ở trên trái đất này”

[55, tr.15]. Cao Mật vừa là một nơi cụ thể vừa là một không gian chung tiêu biểu cho hồn phách và khí cốt của đất nước và con người Trung Quốc. Làng Cao Mật Đông Bắc của Mạc Ngôn giống như Đại Quan Viên của Tào Tuyết Cần, Thiệu Hưng của Lỗ Tấn, Thương Châu của Giả Bình Ao, Thượng Hải của Trương Ái Linh, Ngân Thành của Lý Nhuệ, quận Work Nafantala của W.Faulkner, làng Maccondo của G. Marquez. Bằng tài năng và tâm huyết của mình, Mạc Ngôn biến nơi đây không chỉ của Trung Quốc mà còn của nhân loại. Như vậy, những điều mà Mạc Ngôn từng nghe, từng thấy, từng tưởng ra đã đặt vào vùng đất Cao Mật và đưa nó vào trong các sáng tác của mình. Để

Một phần của tài liệu kết cấu và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong một số tiểu thuyết mạc ngôn (Trang 129)