Phân loại nhân vật văn học

Một phần của tài liệu kết cấu và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong một số tiểu thuyết mạc ngôn (Trang 36)

7. Đóng góp luận văn

1.2.3.Phân loại nhân vật văn học

Thế giới nhân vật văn học đa dạng, phong phú. Và việc phân loại nhân vật không kém phần phức tạp. Nhưng dưới ánh sáng của phương pháp nghiên cứu loại hình, các nhà lý luận khá thuận lợi trong việc phân loại nhân vật. Đây là hoạt động vô cùng cần thiết bởi việc phân loại này giúp cho người nghiên cứu, người đọc có cơ sở để chiếm lĩnh được thế giới nhân vật văn học một cách dễ dàng và hợp lý hơn. Ở đây, chúng tôi phân chia nhân vật văn học dựa vào các tiêu chí như: kết cấu tác phẩm, ý thức hệ và cấu trúc nhân vật.

Nếu phân chia nhân vật văn học theo tiêu chí kết cấu tác phẩm ta có ba loại nhân vật: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ. Nhưng việc phân biệt nhân vật chính, nhân vật trung tâm và nhân vật phụ chỉ thực sự có ý nghĩa khi chúng được đặt trong thế đối sánh. Một tác phẩm không có nhân vật phụ, nhân vật chính thì tất nhiên không thể có nhân vật trung tâm. G.N. Pôxpêlôp khẳng định: “Các nhân vật trong một

tác phẩm nghệ thuật thực sự tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Chúng hình như đều liên can nhau không chỉ mốc nối nhau bằng tiến trình sự kiện được miêu tả (không phải bao giờ cũng thế), mà suy đến cùng, còn bằng tư duy nghệ thuật của nhà văn. Hệ thống nhân vật bộc lộ nội dung của tác phẩm, nhưng tự nó lại là một trong các phương diện của kết cấu tác phẩm” [67, tr.212].

Xét trên phương diện tư tưởng, lý tưởng, chúng ta chia nhân vật văn học thành hai loại: nhân vật chính diện (nhân vật tích cực) và nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực). Sự phân chia này gắn liền với những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội, hình thành trên cơ sở đối lập giai cấp, quan điểm tư tưởng. Trong Nghệ thuật thơ ca, Aristote cũng phân chia nhân vật ra làm hai dạng dựa trên tính cách, lý tưởng. Đó là nhân vật “vĩ nhân” và nhân vật “người thấp hèn”. Cụ thể, ông cho rằng:

“Thơ ca, tùy theo các đặc điểm của tính cách, các nhà thơ mà được chia ra làm nhiều loại: cụ thể là, những nhà thơ nghiêm trang đã tái hiện những hành vi cao thượng, hơn nữa, lại là hành vi của các vĩ nhân; còn những nhà thơ nhẹ nhàng hơn thì lại miêu tả những hành vi của những người thấp hèn, và trước tiên họ sáng tác ra những bài hát châm biếm, như những nhà thơ khác sáng tác nên những tán ca và tụng thi” [5, tr.25].

Phân loại nhân vật theo hình thức cấu trúc có nhiều loại, cụ thể: nhân vật chức năng (nhân vật mặt nạ), nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng.

Nói tóm lại, sự phân loại nhân vật dựa trên các tiêu chí kết cấu tác phẩm, ý thức hệ và cấu trúc nhân vật chỉ mang tính chất tương đối, bởi trong thực tế sáng tác chúng có sự trùng khít lẫn nhau. Các loại nhân vật trên không xuất hiện đồng nhất với lịch sử văn học, nhưng chúng có thể đồng hiện song song trong một nền văn học, đôi khi trong cùng một tác phẩm.

1.2.4. Các phƣơng tiện và biện pháp xây dựng, khắc họa tính cách nhân vật

Nhân vật chỉ xuất hiện thông qua sự trần thuật, miêu tả bằng các phương tiện nghệ thuật của nhà văn. Đồng thời nhân vật bộc lộ rõ tính cách của mình thông qua ngôn ngữ, hành động, sự kiện, xung đột và trong mối quan hệ với các nhân vật khác.

1.2.4.1. Phƣơng tiện để xây dựng nhân vật

Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, ngôn ngữ là chất liệu vô cùng quan trọng để nhà văn xây dựng hình tượng và khắc họa tính cách nhân vật: “Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, ngôn ngữ là chất liệu quan trọng nhất mà văn học mượn để xây dựng hình tượng. Một nhà văn ưu tú, tất nhiên cũng là một bậc thầy về ngôn ngữ” [75, tr.233]. Thông qua ngôn ngữ nhà văn xây dựng các chi tiết để miêu tả nhân vật. Ngôn ngữ là phương tiện đầu tiên và cần phải có để xây dựng hình tượng nhân vật. L.I. Timôfêép cho rằng: “ngôn ngữ là phương tiện cơ bản của sáng tác văn học nghệ thuật” [89, tr.269].

Ngoài ra, đặc trưng chủ yếu của văn học là thông qua hình tượng để chiếm lĩnh thực tại và phản ánh cuộc sống. Không có hình tượng thì không có văn học. Trong khi đó, hình tượng nghệ thuật, nhất là hình tượng nhân vật, không phải là hình tượng chung chung, khát quát mà phải thông qua quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc của người nghệ sĩ. Để xây dựng hình tượng nhân vật, nhà văn phải gia công trong việc sáng tạo ra các chi tiết.

Nhân vật được xây dựng bằng chi tiết. Chi tiết “là các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Hình tượng nghệ thuật cụ thể, gợi cảm và sống động là nhờ các chi tiết về phong cảnh, môi trường, chân dung, nội thất, về cử chỉ, phản ứng nội tâm, hành vi, lời nói” [29, tr.59]. Đồng thời chi tiết còn “… là một dáng hình, một lời nói, một cử chỉ, một nét sinh hoạt, một khâu quan hệ” [49, tr.539]. Theo Hêghen chi tiết như những con mắt trổ những cửa sổ để người ta nhìn vào nhân vật. Chi tiết là những biểu hiện mọi mặt của một nhân vật mà thông qua đó người đọc phân biệt được sự khác biệt của các nhân vật.

Nhà văn dùng chi tiết để miêu tả chân dung, ngoại hình, hành động, tâm trạng, thể hiện quá trình vận động nội tâm của nhân vật. Đồng thời để phục vụ cho việc khắc họa tính cách nhân vật nhà văn cũng dùng chi tiết để miêu tả ngoại cảnh, môi trường và đồ vật xung quanh con người. Để tô đậm tâm trạng ngổn ngang trăm mối tơ vò của Kiều ở lầu Ngưng Bích, Nguyễn Du đã miêu tả bức tranh thiên nhiên bằng những nét chấm phá tài tình:

Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.

Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu.

Buồn trông nội cỏ dầu dầu Chân mây mặt đất một màu xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng vây quanh ghế ngồi.

(Truyện Kiều- Nguyễn Du)

Trong tác phẩm văn học, chi tiết càng dồi dào nhân vật càng hiện ra rõ nét và sắc sảo hơn. Đọc Thủy hử của Thị Nại Am khó ai quên được tay “sát gái” Tây Môn Khánh, nhà nghiên cứu Kim Thánh Thán đã hết lời khen ngợi cách tả của Thị Nại Am như sau: “Tả Tây Môn Khánh mấy phen xoay chuyển, khéo về cứu thế, khéo về đổi thay, khéo về cần gấp, khéo về lạnh lùng, khéo về thong thả, khéo về muốn ngay, khéo về phá đi, khéo về mượn lại, khéo về đón lấy, khéo về đẩy ra… Thực ra là một thiên gấm bột màu hoa, rõ ra văn tự” [48, tr.137].

Như vậy, ngôn ngữ và chi tiết là phương tiện, chất liệu để nhà văn xây dựng nhân vật. Đồng thời, thông qua ngôn ngữ, chi tiết chúng ta có thể nhận ra và phân biệt được các nhân vật trong cùng một tác phẩm, thậm chí trong cùng một giai đoạn, một nền văn học.

1.2.4.2. Biện pháp khắc họa tính cách nhân vật

Tính cách là “sự khái quát về bản chất xã hội, lịch sử, tâm lý của con người dưới hình thức những con người cá thể… thường biểu hiện ở phương thức hành vi ổn định, lặp đi lặp lại trong các tình huống khác nhau của nhân vật” [29, tr.345]. Và tích cách của nhân vật “là nói đến những đặc điểm tâm lý ổn định chi phối mọi hành vi, thái độ và bộc lộ cốt cách, phẩm chất của nhân vật” [31, tr.184]. Aristote cho rằng: “tính cách là cái cho ta biết tính chất của nhân vật hành động” [5, tr.34], “tính cách quyết định tính chất của mỗi con người” [5; tr.35] và “tính cách là cái biểu hiện chiều hướng của ý chí” [5, tr.37]. Còn G.N. Pôxpêlôp cho rằng: “tính cách dùng để chỉ khách thể của nhận thức nghệ thuật: tức là sự thể hiện trong con người cá nhân những thuộc tính

chung, bản chất, do xã hội quy định” [67, tr.209]. Trong văn học, việc khắc họa tính cách nhân vật là vô cùng quan trọng bởi nó quyết định đến tư tưởng và chủ đề của tác phẩm: “Đối với việc khắc họa nhân vật tính cách, việc miêu tả tâm lý, cá tính đóng vai trò cực kỳ quan trọng” [70, tr.147].

Việc khắc họa tính cách của nhân vật có thể được thực hiện theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp. Cách thứ nhất người đọc biết được do người trần thuật miêu tả hay do nhân vật khác thuật lại, cũng có thể do bản thân nhân vật đó tự bạch. Cách thứ hai do người đọc tự rút ra kết luận từ hành động, việc làm, suy nghĩ, nhận thức của nhân vật.

Tính cách của nhân vật là một chỉnh thể thống nhất giữa biểu hiện bên ngoài và bản chất bên trong. Do đó, tính cách của nhân vật được thể hiện bằng nhiều cách. Đầu tiên là bằng tên gọi bởi tên gọi nó báo trước đặc điểm tâm lý và phẩm chất đạo đức của nhân vật. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà các nhà văn rất dụng công trong việc đặt tên hoặc dùng biệt danh cho các nhân vật của mình. Đó là Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, Chí Phèo và Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, Tnú trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành … Ngoài ra tính cách nhân vật còn được bộc lộ qua khuôn mặt “trông mặt mà bắt hình dong”, thông qua dáng diệu, qua hành động và cử chỉ,…

Tính cách nhân vật đặc biệt bộc lộ qua ngôn ngữ của nhân vật. Trong cuộc sống không có chuyện hai người ăn nói giống nhau như khuôn đúc bởi không có hai tính cách hoàn toàn giống nhau. Kiểu người nào sẽ có lời ăn tiếng nói của người đó “nhất dạng nhân, tiện hoàn tha nhất dạng thuyết thoại”. Lỗ Tấn khi nhận xét về phương diện ngôn ngữ của Thủy hử có viết: “Nó có thể làm cho người đọc từ lời ăn tiếng nói mà thấy được người” [75, tr.235]. Ngôn ngữ đã được tính cách hóa, nghĩa là mỗi một nhân vật mang một nét mặt, một nụ cười riêng biệt. Kết hợp hai điều đó, nhà văn đã xây dựng được những hình tượng nhân vật “rờ rỡ như đang sống”. Kim Thánh Thán hết lời khen ngợi Thủy hử bởi trong 108 nhân vật, mỗi người đều có “nhân hữu kỳ tính tình, nhân hữu kỳ khí chất, nhân hữu kỳ hình trạng, nhân hữu kỳ thanh khẩu”, cụ thể: “Những bộ sách khác, xem qua một lần thì thôi. Riêng có Thủy hử truyện thì xem mãi không chán, chính là do tác giả miêu tả đầy đủ tính cách của 108 người. Thủy hử truyện miêu tả 108 tính cách thật là 108 dạng người khác nhau. Còn những bộ sách

khác, dù cho tác giả miêu tả 1000 người thì cũng vẫn chỉ có một kiểu. Và dù miêu tả có hai người, cũng vẫn chỉ có một kiểu” [75, tr.224].

Trong tác phẩm văn học, một nhân vật gây được sức hấp dẫn cho người đọc không phải như một nhân tố độc lập mà trong mối tương quan với các nhân vật khác. Do đó, tính cách nhân vật còn được hình thành thông qua các cọ xát, va chạm với các tính cách khác: “Tòng thượng hạ tả hữu tả” (viết nhân vật trong các mối quan hệ với những người trên dưới, xung quanh). Phương pháp này rất có hiệu quả trong việc khắc họa tính cách nhân vật. Các nhân vật so sánh đối chiếu với nhau, làm nổi bật lẫn nhau. Từ đó, tính cách của mỗi nhân vật thể hiện rõ ràng và sắc nét hơn và nhà văn có thể xây dựng được những điển hình có chiều sâu nghệ thuật. Chẳng hạn, sự thành công của nhân vật Vương Hy Phượng (Phượng Thư) trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng là do Tào Tuyết Cần đã đặt nhân vật này vào tiêu điểm của những mâu thuẫn, từ các mối quan hệ với những người trên dưới, xung quanh để miêu tả tính cách của nhân vật. Từ đó khiến nhân vật Vương Hy Phượng trở thành một điển hình của một nhân vật “rất sống rất thực, có tính cách, được bộc lộ ra ở nhiều mặt và vẫn thống nhất ở một mặt chủ đạo” [75, tr.273]. Nhà nghiên cứu Chi Nghiễn Trai đã nói: “Viết về đám ma của Tần thị linh đình, viết về Giả Trân xa hoa, chính là để viết về một Phượng Thư như vậy” [75, tr.275].

Ngoài ra tính cách nhân vật còn được khắc họa bằng cách biểu hiện độc thoại nội tâm và dòng ý thức của nhân vật. Những “phút nói thật”, nhân vật sống thật lòng mình nhất là khi nhân vật đối diện với chính mình, độc thoại với lương tâm mình. Chẳng hạn như Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du “Khi tỉnh rượu lúc tàn canh/ Giật mình mình lại thương mình xót xa”, Thứ trong Sống mòn của Nam Cao, Raxcônnicốp trong Tội ác và trừng phạt của Đôxtôiépxki,…

Tóm lại, tính cách của nhân vật được bộc lộ thông qua dáng diệu, qua hành động và cử chỉ, đặc biệt qua ngôn ngữ và hành động. Đồng thời, tính cách của nhân vật sống động và hấp dẫn người đọc hơn khi nhân vật được đặt trong sự đối sánh với các nhân vật khác trong cùng một tác phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3. Cuộc đời, văn nghiệp và quan niệm nghệ thuật của Mạc Ngôn

Ngày 11 tháng 10 năm 2012, giải Nobel Văn học được trao cho Mạc Ngôn (xem Phụ lục 1.5), nhà văn có bút lực mạnh nhất Trung Quốc hiện nay, “nhân vật khai phá của thế kỷ XXI” ở châu Á với hơn 40 giải thưởng (xem Phụ lục 1.1 và Phụ Lục 1.4). Nhưng phía sau ánh hòa quang đó, nhà văn “thẳng thừng và dấn thân” phải trải qua biết bao “đoạn trường”, lắm gian truân, trắc trở.

1.3.1. Cuộc đời và văn nghiệp

Mạc Ngôn (莫言) tên thật là Quản Mô Nghiệp (管谟业), sinh năm 1955 tại

huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Chữ “Mô” (谟) trong tiếng Hán gồm bộ Ngôn và chữ Mạc, ông ghép hai ký tự này lại với nhau thành Mạc Ngôn, mang ý nghĩa kiệm lời tự khuyên mình hãy nói ít mà viết nhiều.

Thời thơ ấu, Mạc Ngôn phải sống trong đói khát, học hành dở dang, chưa tốt nghiệp tiểu học. Bỏ học, nhà văn tham gia lao động sớm nhiều năm ở các vùng nông thôn trong điều kiện thiếu thốn, vất vả. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó nhà văn có những năm tháng trải nghiệm thú vị và nó trở thành “chất xúc tác” cho các sáng tác của ông sau này.

Năm 1976, nhà văn nhập ngũ. Năm 1981, Mạc Ngôn cho ra đời tác phẩm đầu tay “Đêm xuân mưa giăng giăng”. Năm 1984, ông trúng tuyển vào khoa Văn của Học viện nghệ thuật Quân giải phóng Trung Quốc. Trong thời gian học ở đây, Mạc Ngôn ngày học, đêm viết. Năm 1986 ông cho xuất bản tiểu thuyết Cao lương đỏ gây chấn động văn đàn. Sau đó nhà văn bán bản quyền tác phẩm này cho Trương Nghệ Mưu. Bộ phim được đạo diễn họ Trương dàn dựng đoạt giải Gấu vàng ở Liên hoan phim Berlin 1988, khiến thế giới bắt đầu biết đến làng điện ảnh Trung Quốc và nhà văn Mạc Ngôn. Tháng 11-2011, Mạc Ngôn được bầu làm Phó chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc. Tháng 5-2012 ông được mời làm giáo sư của khoa Trung văn trường Đại học Sư phạm Hoa Đông.

Như nhiều nhà văn đương đại Trung Quốc, nhà văn Mạc Ngôn tập trung bút lực vào những vấn đề của xã hội và chịu nhiều ảnh hưởng từ các đại văn hào Lỗ Tấn, Thẩm Tùng Văn, Vương Mông, Mackét, Kafka, Phônknơ. Hình ảnh, ngôn ngữ, kết

cấu và nhân vật trong tác phẩm của nhà văn thường rất độc đáo, hết sức phức tạp, nhiều tầng bậc ý nghĩa. Mạc Ngôn thu hút độc giả vào những vũ trụ hỗn loạn, đẹp đẽ và như nhìn qua kính vạn hoa của ông. Nhiều câu chuyện của Mạc Ngôn cũng được sáng tác dựa trên bối cảnh quê nhà, làng Cao Mật Đông Bắc: “Tôi đã cố gắng làm cho nó (thôn Cao Mật Đông Bắc) trở thành hình ảnh thu nhỏ của Trung Quốc, tôi đã cố gắng khiến cho nỗi đau và niềm vui sướng ở đây trở thành nỗi đau khổ và niềm vui sướng của toàn nhân loại, tôi đã cố gắng làm cho những câu chuyện ở thôn Cao Mật

Một phần của tài liệu kết cấu và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong một số tiểu thuyết mạc ngôn (Trang 36)