Thế giới nhân vật

Một phần của tài liệu kết cấu và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong một số tiểu thuyết mạc ngôn (Trang 96)

7. Đóng góp luận văn

3.1. Thế giới nhân vật

Nhân vật là “con đẻ tinh thần” của nhà văn. Nó được thoát thai từ một hoàn cảnh nhất định. Nhà văn tâm sự: “Mọi thứ tôi có đều moi từ chiếc bao tải rách làng Đông Bắc, Cao Mật”. Nhân vật trong các tiểu thuyết của nhà văn cũng được “moi” ra từ “chiếc bao tải rách” đó. Mạc Ngôn đã tạo ra cho mình một không gian nghệ thuật riêng. Mọi hoạt động của nhân vật đều diễn ra trong không gian ấy: “Thôn Cao Mật Đông Bắc của tôi là một nước cộng hòa văn học do tôi sáng lập ra, và tôi chính là quốc vương của vương quốc ấy” [74, tr.93]. Tất cả những biến động của thời cuộc, những thay đổi của lịch sử và số phận của con người đều được nhà văn tái hiện lại một cách chân thực và đầy đủ trong không gian nghệ thuật đó. Trong hầu hết các tác phẩm,

nhà văn đã đưa tất cả những gì mình nghe thấy, nhìn thấy, tưởng tượng ra đặt vào vùng đất Cao Mật, biến nó thành “nơi đẹp đẽ nhất, xấu xa nhất; siêu thoát nhất, thế tục nhất” [55, tr.14]. Ở đó có ánh trăng đẹp nhất, có rượu cao lương ngon nhất, có nạn châu chấu đỏ khủng khiếp nhất, có làng điệu Miêu Xoang bi thiết nhất, có những hình phạt tàn khốc nhất, có những cuộc đấu tố oan khuất nhất, có những vụ án ăn thịt trẻ vô nhân đạo nhất, có những câu chuyện truyền kỳ hấp dẫn nhất, có những đổi thay lớn nhất và cũng lạ đời nhất. Đồng thời, đó cũng là nơi sinh ra những con người “trong trắng nhất, nhơ bẩn nhất; anh hùng hảo hán nhất; đểu giả, mất dạy nhất; giỏi uống rượu nhất; biết yêu đương nhiều nhất ở trên trái đất này” [55, tr.14-15]. Ngoài ra, nó cũng là nơi “sản sinh ra rất nhiều kỳ nhân, quái nhân” [62, tr.335]. Vùng Đông Bắc Cao Mật của tỉnh Sơn Đông heo hút là một, là duy nhất nhưng cũng là tất cả. Nó vừa là “không gian nghệ thuật” của riêng Mạc Ngôn, vừa là “không gian địa lý” của Trung Quốc. Mạc Ngôn không chỉ cố gắng biến nơi đây trở thành “hình ảnh thu nhỏ của Trung Quốc” mà còn “khiến cho nỗi đau và niềm vui sướng nơi đây trở thành nỗi đau khổ và niềm vui sướng của toàn nhân loại” [74, tr.94]. Như vậy, bằng tâm huyết và tài năng của mình, qua góc nhìn văn hóa và lịch sử, Mạc Ngôn đã biến vùng Cao Mật Đông Bắc chỉ bé bằng “con tem” trên bản đồ Trung Quốc thành một biểu trưng của đất nước có số dân đông nhất thế giới, tình từ thời điểm này.

Ngoài ra, không những Cao Mật là của Trung Quốc mà Cao Mật còn là của nhân loại. Bởi vì không gian nghệ thuật này ẩn chứa biết bao triết lý sinh tồn, chất chứa biết bao bi kịch của kiếp người: con người “dở dở ương ương” (con người thiểu năng), con người hám tiền tham danh “không vì dân vì cá nhân”, con người “chỉ đẹp một nửa” vì “chân to”, người đẹp mà bạc mệnh, thổ phi, kép hát trở thành “người hùng” một “trang hảo hán”. Bi kịch của con người hòa chung với những biến động trong dòng chảy của lịch sử. Trong dòng chảy đó con người đang ở đâu? Họ là tinh hoa của tạo hóa hay chỉ là một trò đùa của số phận? Họ là chủ nhân hay nạn nhân của lịch sử? Và trong xã hội với nhiều biến loạn thì “Thế nào là chính đạo? Thế nào là lương thiện? Thế nào là tà ác?” [65, tr.127]. Đây là những câu hỏi lớn luôn ám ảnh Mạc Ngôn. Nhà văn cố gắng xây dựng thế giới nhân vật nhằm gửi gắm tình cảm và tư tưởng của mình. Để đưa Cao Mật bước ra thế giới, Mạc Ngôn đã sử dụng linh hoạt, độc đáo các bút pháp tự sự

truyền thống kết hợp với tư duy nghệ thuật hiện đại nhằm xây dựng cho mình một thế giới nhân vật vô cùng phong phú và đặc sắc.

3.1.1. Nhân vật ngƣời hùng - thổ phỉ, ăn mày, kép hát

Tiểu thuyết Mạc Ngôn dường như là một lát cắt, một thước phim tư liệu để phản ánh một giai đoạn lịch sử “động loạn” của Trung Quốc. Xã hội Trung Hoa trong những năm tháng đó đầy biến loạn: ngoại chiến, nội chiến, cải cách ruộng đất, cách mạng văn hóa, cải cách mở cửa. Những thay đổi của hoàn cảnh lịch sử kéo theo sự đổi thay của cuộc sống cá nhân. Con người bị cuốn theo dòng chảy lịch sử và phải chịu những va đập dữ dội. Trong hoàn cảnh đó, họ thường cam chịu mặc cho “con tạo xoay vần”. Nhưng cũng có những cá nhân không phó mặc cho số phận, không để “càn khôn tự chuyển dời”. Trong hầu hết các trang văn của Mạc Ngôn, con người có ý chí sinh tồn rất mạnh mẽ, có khí phách rất ngoan cường, sống hết mình nhưng chết cũng rất anh dũng. Điều đáng nói ở đây là những phẩm chất tốt đẹp đó chỉ có ở những người vốn bị quan niệm truyền thống cho là tiểu nhân, mạt hạng như thổ phỉ, con hát, ăn mày,… (Kép hát Tôn Bính, ăn mày Öt Sơn, Tám Chu trong Đàn hương hình; thổ phỉ Tư Mã Khố trong Báu vật của đời)

Năm 1900, xã hội Trung Quốc dưới sự cai trị của quân Đức. Chúng xây dựng tuyến đường sắt Giao- Tế làm cho “long mạch cũng đứt, phong thủy cả vùng bị hủy hoại” [56, tr.672]. Hơn nữa giặc Đức còn cướp bóc, làm nhục phụ nữ. Thế là “nỗi sợ hãi biến thành cơn giận. Sự bất bình chất chứa bấy lâu nay, từ khi người Đức làm đường sắt Giao- Tế, cuối cùng trở thành hận thù. Tính khí người Cao Mật tiềm ẩn trong mỗi con người bùng nổ, lửa giận bừng bừng” [56, tr.262]. Bất bình trước hành động ngang ngược của giặc, bất mãn trước thái độ bạt nhược của triều đình Mãn Thanh nên nhân dân nổi dậy dưới sự lãnh đạo của những người anh hùng, hảo hán.

Tiểu thuyết Mạc Ngôn thường xuất hiện tập thể anh hùng chứ không phải là một cá nhân đơn lẻ. Nhà nghiên cứu Trần Lê Bảo gọi đây là “nhóm nhân vật”, “tổ hợp nhân vật” mà mỗi nhân vật điển hình cho một tính cách. Các nhân vật này tập hợp lại thành một nhóm gọi là “nhóm nhân vật điển hình”. Tuy nhiên Trần Lê Bảo chỉ nghiên cứu “nhóm nhân vật điển hình” trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc bởi vì chúng “ con đẻ của xã hội phong kiến phương Đông trì trệ dài lâu, văn hóa và tư tưởng phần

lớn lấy gia đình và tập đoàn làm đơn vị cơ bản. Cho nên, để hiểu bộ tiểu thuyết trường thiên có số nhân vật ít thì hàng chục, nhiều tới hàng trăm như Tam quốc, Thủy thử, Tây du ký, Hồng lâu mộng,… vậy nên tác giả phải tổ chức thành nhóm tìm các nét đối lập và thống nhất để thể hiện tốt nhất tư tưởng nghệ thuật của mình” [10, tr.15]. Theo nhà nghiên cứu, nhóm điển hình là một loại hình thái tổ chức có tính nghệ thuật, tính kết cấu và tính mô thức. Tiêu chí của nhóm điển hình là “nhân vật trung tâm và nhân vật chủ yếu phải là điển hình trong nhóm. Mỗi nhân vật trong nhóm có quan hệ kết cấu và mô thức. Tính cách của chúng có thể tương hỗ tương thành hoặc tương phản tương thành. Cho nên liên hệ giữa các tính cách hay mâu thuẫn giữa các tính cách là bản chất của nhóm” [10, tr.16]. Chẳng hạn như nhóm Ngũ hổ tướng trong Tam quốc, nhóm thầy trò Đường Tăng trong Tây du ký,… Mạc Ngôn kế thừa cách tổ chức, xây dựng nhóm nhân vật đó trong tiểu thuyết cổ điển. Nhưng nhóm nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn không phải là nhóm nhân vật điển hình mà chỉ là những nhóm nhân vật anh hùng. Họ có chung một nét tính cách, một đặc điểm. Đó là ghét bạo tàn đứng lên chống lại cái ác, cái xấu để đem lại hạnh phúc cho mọi người. Tất cả họ tập hợp lại dưới sự lãnh đạo của một “cá nhân kiệt xuất”. Chẳng hạn như: Nhóm Nghĩa hòa quyền, Nhóm Loạn đảng, Nhóm Lục quân tử, Nhóm Cái bang trong Đàn hương hình; Nhóm Thổ phỉ trong Báu vật của đời,…

Trong tiểu thuyết Đàn hương hình, nhóm Nghĩa hòa quyền dưới sự lãnh đạo của kép hát Tôn Bính. Mỗi người lấy tên một anh hùng trong sách vở, những ma quỷ trong truyền thuyết để đặt tên cho mình. Riêng Tôn Bính lấy tên trung thần Nhạc Phi. Nhạc nguyên soái - Tôn Bính đã tập hợp các anh hùng hào kiệt trong thiên hạ để chống quân Đức: “Tôn Bính cũng mang tên trung thần Nhạc Phi, một danh tướng chống Kim lừng lẫy, tập hợp anh em hào kiệt trong thiên hạ, ai cũng có lòng trung nghĩa, người nào cũng võ nghệ tuyệt luân, chỉ mười ngày luyện được tấm thân sắt thép, quyết so tài cao thấp với quân Đức” [56, tr.299]. Nhóm Cái bang do Tám Chu “một trang hảo hán cắn sắt ngậm gang, đội trời đạp đất ở đời” làm thủ lĩnh. Ngoài ra, nhóm Cái bang còn có Hầu Tiểu Thất giỏi leo trèo, thằng Quậy “cấp tiên phong trong việc khoét gạch đào tường”, Öt Liên “tổ sư của nghề leo tường vượt mái”, Öt Sơn “một anh hùng vì đại

nghĩa mà tự hủy dung nhan, dấn thân vào chỗ chết, tâm gương trung liệt sáng mãi muôn đời” [56, tr.528].

Trong Báu vật của đời, Nhóm Thổ phỉ do Tư lệnh Tư Mã Khố chỉ huy để đốt cầu, phá đường sắt vận chuyển than và bông của Nhật. Sự kiện phá cầu, lật đổ đoàn tàu Nhật của Tư Mã Khố có thể dệt nên những truyện truyền kỳ, hấp dẫn không kém truyện Phong thần. Giống Tư Mã Khố, trong Cao lương đỏ, người anh hùng Từ Chiếm Ngao cũng xuất thân từ tầng lớp thổ phỉ nhưng lại trở thành “anh hùng lững lẫy thiên hạ”. Tư lệnh Từ cùng với đồng đội phục kích đoàn xe quân Nhật lập nên chiến công hiển hách. Nhân dân Cao Mật hát mãi khúc hùng ca cao lương để ca ngợi Tư lệnh Từ Chiếm Ngao: Cao lương đỏ Cao lương đỏ Bọn giặc Nhật đến rồi ! Bọn giặc Nhật đến rồi ! Nước mất, nhà tan. Đồng bào ơi, mau đứng dậy,

Cầm dao, cầm súng, Đánh giặc bảo vệ quê hương…

Tóm lại, trong quan niệm của Mạc Ngôn, người anh hùng, trang hảo hán không hẳn xuất thân từ thế gia vọng tộc, có học thức uyên thâm mà họ có thể bước ra từ tầng lớp thấp hèn, những hạng thất học, mạt hạng. Nếu ai giết được giặc ngoại xâm cũng có thể trở thành anh hùng: “Ai là thổ phỉ? Ai không phải là thổ phỉ? Ai đánh được quân Nhật tức là đại anh hùng Trung Quốc”[55, tr.54]. Không đợi gì một rừng cổ thụ, một vạt cây cao mà một ngọn cỏ lau, một bông cao lương nếu hợp lại cũng cỏ thể giết được giặc và trở thành anh hùng: “Mỗi bông cao lương là một khuôn mặt chín đỏ, tất cả cao lương hợp thành một tập thể lớn mạnh, hình thành một tư tưởng sâu sắc” [55, tr.48].

3.1.2. Nhân vật tham quan “không vì dân, vì cá nhân”

Xã hội loạn lạc, người dân rất cần sự giúp đỡ của vua sáng tôi hiền để chống giặc giữ nước, “yên dân”. Thế nhưng, trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, khi quân Đức rồi phát xít Nhật xâm lược những mệnh quan đứng đầu triều đình lại bắt tay với giặc để đàn áp,

bóc lột người dân. Mạc Ngôn đã vạch trần bộ mặt tàn bạo của bọn chúng một cách sinh động, cụ thể qua những trang tiểu thuyết của mình. Chúng hiện lên với muôn hình vạn trạng như Viên Thế Khải một tên bán nước cầu vinh (Đàn hương hình), Khoan Kim Cương- tên quan biến chất ăn thịt trẻ (Tửu quốc), Trọng Vì Dân- tên quan bất tài, vô cảm (Cây tỏi nổi giận),… Tất cả họ có chung một đặc điểm là làm quan không vì dân nhưng vì cá nhân.

Khi quân Đức xâm lược đất nước, Viên Thế Khải, một tên “ranh ma giảo hoạt, bán bạn cầu vinh, chết vẫn chưa hết tội” [56, tr.313], “là một sói chúa, giết một mạng người đối với ông ta chẳng khác dẫm chết một con dòi” [56; tr.85] đã bắt tay với quân Đức để xây dựng đường sắt Giao- Tế. Việc xây dựng đường sắt này đã phá đi long mạch và phong thủy của vùng đất Cao Mật Đông Bắc. Lòng dân sôi sục oán hờn nên nổi dậy chống lại quân Đức. Nhưng Viên Thế Khải cùng chúng đàn áp dân mình một cách tàn bạo. Để lấy lòng bọn lính “Tây dương” này, hắn kết hợp với Bộ hình bày ra nhiều hình phạt thảm khốc, tàn ác nhất để trừng phạt phạm nhân như: Đai diêm vương (còn gọi là “Hai rồng vờn ngọt”- móc mắt phạm nhân); chém ngang lưng, tùng xẻo, đàn hương hình (dùng cọc đàn hương xuyên từ hậu môn lên đến gáy của phạm nhân),… Những hình phạt này khiến cho Tổng đốc Cáclốt phải hốt lên rằng: “Trung Quốc cái gì cũng lạc hậu, nhưng hình phạt thì tiên tiến. Người Trung Quốc có biệt tài về việc này. Bắt người ta đau khổ đến tận cùng mới chết, đó là nghệ thuật của Trung Quốc, là sự tinh túy trong chính trị của Trung Quốc” [56, tr.158-159]. Viết ra những dòng tâm sự này, Mạc Ngôn chắc đau lắm, xót xa lắm. Nhà văn mạnh dạn vạch trần những thói xấu, tính xấu của dân tộc mình. Một dân tộc lấy nỗi đau của người khác để thỏa mãn niềm khoái lạc cho mình, lấy hình phạt để thỏa lòng kẻ khác, “bắt người ta đau khổ đến tận cùng rồi mới chết”. Thật dã man, tàn nhẫn quá. Đúng là nhà văn “thẳng thừng và dấn thân” dám vạch trần cái xấu của dân tộc: “Vùng Đông Bắc Cao Mật đã máu chảy thành sông, trấn Mã Tang đã hoang tàn đổ nát. Các ngươi cũng do cha mẹ sinh ra, cũng có một trái tim trong lòng ngực, chẳng lẽ quả tim của các người đúc bằng sắt?” [56, tr.656].

Dã man và tàn nhẫn hơn khi một số tên quan biến chất ăn thịt trẻ- ăn thịt chính dòng máu dân tộc mình, đồng loại mình- được Mạc Ngôn phản ánh trong Tửu quốc.

Chúng khác nào một lũ thú dữ, một bầy lang sói đội lớp người. Đây là lời tâm sự đầy xót xa trong một bức thư của Tiến sĩ rượu Lý Một Gáo gửi cho thầy Mạc Ngôn: “Một số quan chức ở đây đã tha hóa cùng cực, dám làm cái điều mà thế giới không dám: ăn thịt bé trai! Mẹ vợ trò (Nguyên Phó giáo sư Học viện Nấu nướng, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu đặc sản) nói cho trò biết chuyện đó” [58, tr.262]. Một số quan chức tha hóa đứng đầu là phó bộ trưởng Tuyên truyền Khoan Kim Cương, sau đó là Bí thư và Giám đốc khu mỏ than La Sơn. Ghê tởm hơn, dã man hơn tên mặt người dạ thú Khoan Kim Cương còn ăn thịt nhau thai con của mình. Vợ hắn đau xót khi kể cho chàng trinh sát viên Đinh Câu nghe: “Tôi là một người đàn bà bất hạnh…. Tôi đã năm lần mang thai, mỗi lần đến tháng thứ năm đều bị lão đưa đến bệnh viện phụ sản bắt đẻ non… Những đứa trẻ đẻ non đều bị lão ăn mất!...” [58, tr.328]. Mạc Ngôn đã đẩy vấn đề đến mức cực hạn để miêu tả tột cùng của cái ác, cái xấu. Ngòi bút của nhà văn sắt như dao, lời lẽ mạnh mẽ như thép để vạch trần bộ mặt đáng sợ của bọn ăn thịt đồng loại. Nhà văn đã “lột bỏ lớp vỏ văn minh tinh thần đẹp đẽ, để lộ cái cốt lỗi dã man về đạo đức… đả kích mạnh mẽ bọn tham quan ô lại bụng phệ ở thành phố Rượu”[58, tr.97]. Mạc Ngôn gọi những trang tiểu thuyết này thuộc về phương pháp sáng tác “chủ nghĩa hiện thực dữ dội”, “chủ nghĩa hiện thực yêu tinh”, “chủ nghĩa tả thực mới”. Ngoài ra tiểu thuyết Tửu quốc còn là “một tia sáng trong cái vương quốc đen tối, một Nhật ký người điên trong Thời kỳ mới” [58, tr.97].

Bên cạnh bọn quan lại bán nước cầu vinh, tha hóa biến chất còn có bọn quan vô cảm, vô trách nhiệm với dân với nước như Huyện trưởng Trọng Vì Dân trong Cây tỏi nổi giận. Cán bộ thu mua ưu tiên mua tỏi cán bộ các cấp từ xã đến huyện, tỏi của dân thì để ùn ứ, thối rữa. Bên cạnh đó, Huyện trưởng không quản lý cán bộ cấp dưới để họ đánh thuế của người dân vô tội vạ. Lòng dân oán hận, lửa giận sục sôi. Tức nước nên

Một phần của tài liệu kết cấu và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong một số tiểu thuyết mạc ngôn (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)