Nhân vật tham quan “không vì dân, vì cá nhân”

Một phần của tài liệu kết cấu và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong một số tiểu thuyết mạc ngôn (Trang 100)

7. Đóng góp luận văn

3.1.2.Nhân vật tham quan “không vì dân, vì cá nhân”

Xã hội loạn lạc, người dân rất cần sự giúp đỡ của vua sáng tôi hiền để chống giặc giữ nước, “yên dân”. Thế nhưng, trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, khi quân Đức rồi phát xít Nhật xâm lược những mệnh quan đứng đầu triều đình lại bắt tay với giặc để đàn áp,

bóc lột người dân. Mạc Ngôn đã vạch trần bộ mặt tàn bạo của bọn chúng một cách sinh động, cụ thể qua những trang tiểu thuyết của mình. Chúng hiện lên với muôn hình vạn trạng như Viên Thế Khải một tên bán nước cầu vinh (Đàn hương hình), Khoan Kim Cương- tên quan biến chất ăn thịt trẻ (Tửu quốc), Trọng Vì Dân- tên quan bất tài, vô cảm (Cây tỏi nổi giận),… Tất cả họ có chung một đặc điểm là làm quan không vì dân nhưng vì cá nhân.

Khi quân Đức xâm lược đất nước, Viên Thế Khải, một tên “ranh ma giảo hoạt, bán bạn cầu vinh, chết vẫn chưa hết tội” [56, tr.313], “là một sói chúa, giết một mạng người đối với ông ta chẳng khác dẫm chết một con dòi” [56; tr.85] đã bắt tay với quân Đức để xây dựng đường sắt Giao- Tế. Việc xây dựng đường sắt này đã phá đi long mạch và phong thủy của vùng đất Cao Mật Đông Bắc. Lòng dân sôi sục oán hờn nên nổi dậy chống lại quân Đức. Nhưng Viên Thế Khải cùng chúng đàn áp dân mình một cách tàn bạo. Để lấy lòng bọn lính “Tây dương” này, hắn kết hợp với Bộ hình bày ra nhiều hình phạt thảm khốc, tàn ác nhất để trừng phạt phạm nhân như: Đai diêm vương (còn gọi là “Hai rồng vờn ngọt”- móc mắt phạm nhân); chém ngang lưng, tùng xẻo, đàn hương hình (dùng cọc đàn hương xuyên từ hậu môn lên đến gáy của phạm nhân),… Những hình phạt này khiến cho Tổng đốc Cáclốt phải hốt lên rằng: “Trung Quốc cái gì cũng lạc hậu, nhưng hình phạt thì tiên tiến. Người Trung Quốc có biệt tài về việc này. Bắt người ta đau khổ đến tận cùng mới chết, đó là nghệ thuật của Trung Quốc, là sự tinh túy trong chính trị của Trung Quốc” [56, tr.158-159]. Viết ra những dòng tâm sự này, Mạc Ngôn chắc đau lắm, xót xa lắm. Nhà văn mạnh dạn vạch trần những thói xấu, tính xấu của dân tộc mình. Một dân tộc lấy nỗi đau của người khác để thỏa mãn niềm khoái lạc cho mình, lấy hình phạt để thỏa lòng kẻ khác, “bắt người ta đau khổ đến tận cùng rồi mới chết”. Thật dã man, tàn nhẫn quá. Đúng là nhà văn “thẳng thừng và dấn thân” dám vạch trần cái xấu của dân tộc: “Vùng Đông Bắc Cao Mật đã máu chảy thành sông, trấn Mã Tang đã hoang tàn đổ nát. Các ngươi cũng do cha mẹ sinh ra, cũng có một trái tim trong lòng ngực, chẳng lẽ quả tim của các người đúc bằng sắt?” [56, tr.656].

Dã man và tàn nhẫn hơn khi một số tên quan biến chất ăn thịt trẻ- ăn thịt chính dòng máu dân tộc mình, đồng loại mình- được Mạc Ngôn phản ánh trong Tửu quốc.

Chúng khác nào một lũ thú dữ, một bầy lang sói đội lớp người. Đây là lời tâm sự đầy xót xa trong một bức thư của Tiến sĩ rượu Lý Một Gáo gửi cho thầy Mạc Ngôn: “Một số quan chức ở đây đã tha hóa cùng cực, dám làm cái điều mà thế giới không dám: ăn thịt bé trai! Mẹ vợ trò (Nguyên Phó giáo sư Học viện Nấu nướng, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu đặc sản) nói cho trò biết chuyện đó” [58, tr.262]. Một số quan chức tha hóa đứng đầu là phó bộ trưởng Tuyên truyền Khoan Kim Cương, sau đó là Bí thư và Giám đốc khu mỏ than La Sơn. Ghê tởm hơn, dã man hơn tên mặt người dạ thú Khoan Kim Cương còn ăn thịt nhau thai con của mình. Vợ hắn đau xót khi kể cho chàng trinh sát viên Đinh Câu nghe: “Tôi là một người đàn bà bất hạnh…. Tôi đã năm lần mang thai, mỗi lần đến tháng thứ năm đều bị lão đưa đến bệnh viện phụ sản bắt đẻ non… Những đứa trẻ đẻ non đều bị lão ăn mất!...” [58, tr.328]. Mạc Ngôn đã đẩy vấn đề đến mức cực hạn để miêu tả tột cùng của cái ác, cái xấu. Ngòi bút của nhà văn sắt như dao, lời lẽ mạnh mẽ như thép để vạch trần bộ mặt đáng sợ của bọn ăn thịt đồng loại. Nhà văn đã “lột bỏ lớp vỏ văn minh tinh thần đẹp đẽ, để lộ cái cốt lỗi dã man về đạo đức… đả kích mạnh mẽ bọn tham quan ô lại bụng phệ ở thành phố Rượu”[58, tr.97]. Mạc Ngôn gọi những trang tiểu thuyết này thuộc về phương pháp sáng tác “chủ nghĩa hiện thực dữ dội”, “chủ nghĩa hiện thực yêu tinh”, “chủ nghĩa tả thực mới”. Ngoài ra tiểu thuyết Tửu quốc còn là “một tia sáng trong cái vương quốc đen tối, một Nhật ký người điên trong Thời kỳ mới” [58, tr.97].

Bên cạnh bọn quan lại bán nước cầu vinh, tha hóa biến chất còn có bọn quan vô cảm, vô trách nhiệm với dân với nước như Huyện trưởng Trọng Vì Dân trong Cây tỏi nổi giận. Cán bộ thu mua ưu tiên mua tỏi cán bộ các cấp từ xã đến huyện, tỏi của dân thì để ùn ứ, thối rữa. Bên cạnh đó, Huyện trưởng không quản lý cán bộ cấp dưới để họ đánh thuế của người dân vô tội vạ. Lòng dân oán hận, lửa giận sục sôi. Tức nước nên vỡ bờ, “chó cùng giứt giậu”, người dân đã đập phá trụ sở Ủy ban Huyện ngày 28 tháng 5 năm 1987. Biến loạn xảy ra tên Huyện trưởng không đứng ra giải quyết để người dân sống chết mặc bay. Sau đó cảnh sát truy bắt người khắp nơi làm cho cuộc sống nhân dân điêu đứng:

Hát về tháng 5 năm 87 Thiên Đường nổ ra vụ phá phách

Mười đoàn cảnh sát cùng xuất kích Bắt giam quần chúng trăm lẻ ba.

Nói một cách ngắn gọn, qua những trang văn của Mạc Ngôn, những tên tham quan ô lại hiện lên khác nào một lũ sói lang chuyên ăn thịt người, một phường vô nhân đạo lấy nỗi đau của đồng loại làm niềm vui riêng cho mình, một bọn sâu dân mọt nước tham của dân. Bọn chúng mang danh “trọng vì dân” nhưng chỉ vì cá nhân, chuyên “khoan kim cương” của dân, làm khổ dân mà thôi.

3.1.3. Nhân vật “ngƣời đẹp mệnh bạc”, “ngƣời đẹp chân to”

Mở đầu Chinh phụ ngâm Đặng Trần Côn viết:

Thiên địa phong trần Hồng nhan đa truân

Du du bỉ thương hề thuỳ tạo nhân.

Từ thuở xưa, hồng nhan gắn liền với mệnh bạc. Nguyễn Du đau đớn, xót xa trước thân phận của “khách má hồng” đã hốt lên rằng:

Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Trong tiểu thuyết Mạc Ngôn cũng như thế. Số phận của Vạn Tâm (Ếch), Thượng Quan Lỗ thị (Báu vật của đời), Đồ Tiểu Anh (Thập tam bộ) cũng lắm đa truân, nhiều trắc trở.

Vạn Tâm (Ếch) là một bác sĩ sản khoa thiên tài. Mười ngàn đứa trẻ đã ra đời dưới đôi bàn tay “xuân hạ thu đông đều mềm, đều mát” của Vạn Tâm. Những sản phụ nào khó sinh khi qua bàn tay cô đều mẹ tròn con vuông. Mọi người gọi cô là “bồ tát sống”, là “nương nương cứu thế”. Đồng thời Vạn Tâm còn là một đảng viên kiên trung. Cô cháu dâu Vương Nhân Mỹ nhận xét về Vạn Tâm: “Cháu không dám so sánh với cô đâu… Cô ấy là một đảng viên trung thành của Đảng, Đảng bảo đi đâu thì đi đấy… Đảng bảo cô ấy nhảy lên rừng đao, cô ấy đã nhảy. Đảng bảo cô ấy nhảy vào biển lửa, cô ấy cũng đã làm…” [62, tr.226]. Mặc dù Vương Nhân Mỹ là cháu dâu của mình, Vạn Tâm nhất quyết phải bắt cô ấy phá thai vì vi phạm chính sách một con. Vạn Tâm đã đại nghĩa diệt thân để thực hiện đúng chính sách kế hoạch hóa gia đình mà Đảng đã giao phó: “Tôi biết làm chuyện này thiếu đạo lý, nhưng thà hy sinh một chút đạo lý

nhỏ để phục vụ cho một đạo lý vĩ đại hơn. Đạo lý vĩ đại đó là gì ? Là sinh đẻ có kế hoạch, khống chế nhân khẩu là một đạo lý vĩ đại. Tôi không sợ mình biến thành kẻ ác! Tôi biết các vị đang nguyền rủa sau khi chết tôi xuống địa ngục! Đảng viên đảng cộng sản không tin điều nhảm nhí ấy” [62, tr.220]. Một bác sĩ sản khoa tài năng, một đảng viên tuyệt đối trung thành với lý tưởng đảng lẽ ra phải có cuộc sống tốt đẹp, phải giữ vị trí cốt yếu trong bộ máy nhà nước nhưng ngược lại phải chịu lắm cảnh thăng trầm. Khi còn là một thiếu nữ, cô có mối tình thật đẹp với một chàng phi công siêu hạng Vương Tiểu Thích. Nhưng hắn đã bay sang Đài Loan đầu hàng Quốc dân đảng khiến cô phải chịu cảnh tù tội. Cô bị người đời sỉ nhục và còn bị đưa ra đấu tố thời Cách mạng văn hóa: “Mày là một con chó đặc vụ, một con đàn bà phản bội! … Mày cũng biết sợ à? Không phải mày đã bán đứng cái danh hiệu thối hoắc con gái liệt sĩ rồi sao?” [62, tr.83]. Làm nghề sản khoa này cô luôn bị người đời nguyền rủa, sỉ nhục, đôi khi bị đánh cho “sứt đầu gãy chân, máu và nước mắt luôn luôn thường trực trên người cô, trên mặt cô, trông chẳng ra gì” [62, tr.254]. Cuối đời cô sống với kì nhân “dở dở ương ương” Hách Đại Thủ. Ngày ngày cùng ông ta nặn những tượng búp bê để cầu siêu cho những sinh linh bé nhỏ chưa kịp hình người mà cô đã phá đi trong thời kì sinh đẻ có kế hoạch như một cách để chuộc lỗi với đời, với người. Số phận của bác sĩ Vạn Tâm như một nốt nhạc buồn nhẹ nhàng, len lỏi rót vào tâm hồn của người đọc. Tiếc cho Vạn Tâm, một bác sĩ sản khoa có tài nhưng bị tình nhân phản bội, bị người đời nguyền rủa. Một con người sinh nhầm thời đại, lạc loài giữa dòng đời: “Cô của cậu là người sinh nhầm thời đại, là người làm nhầm công việc. Đáng ra cô ấy phải là tướng lĩnh chỉ huy ngoài chiến trường đánh nhau với giặc mới thỏa chí tang bồng”

[62, tr.271].

Cuộc đời đau khổ của bác sĩ Vạn Tâm như là một nốt nhạc trầm buồn và số phận của người mẹ của chín đứa con Lỗ thị trong Báu vật của đời cũng như thế. Lỗ thị mất cha mẹ sống với người cô. Lên năm phải bó chân bởi “không bó chân không lấy được chồng”. Nhưng sau đó, con gái bó chân không được ưa chuộng nên bà cô “gả đại” cho nhà Thượng Quan. Do người chồng bất lực, mà mẹ chồng “chửi mèo mắng chó: chỉ biết ăn mà không biết đẻ, nuôi cái đồ vô tích sự ấy làm gì” [60, tr.733], nên Lỗ thị quyết định đi “xin giống”. Chín đứa con đều là “giống” của người khác. Sống với mẹ

chồng khổ về đường con cái, khi làm mẹ thì khổ vì con. Tám người con gái nhà Thượng Quan mỗi người mỗi cảnh. Lớn lên chúng lấy chồng sau đó “vứt” con về cho người mẹ nuôi: “Bên tay trái là đứa con của Lãnh Đệ rất có thể bị câm, bên tay phải là hai đứa con xinh đẹp điên điên khùng khùng của chị Chiêu Đệ” [60, tr.243]. Hơn nữa các con của bà “đứa thì điên, đứa thì dở người! Thế này thì làm sao mà sống được?” [60, tr.242]. Sau đó, các con gái của nhà Thượng Quan đều có số phận “hẩm hiu” lần lượt chết hết để lại người mẹ già nuôi những đứa cháu thơ. Người mẹ này chỉ có người con trai duy nhất Kim Đồng nhưng cũng bị bệnh tâm thần do quá si mê vú phụ nữ. Cả đời người mẹ này không một ngày tìm thấy hạnh phúc khi về làm dâu nhà Thượng Quan. Lúc thì Lỗ thị bị mẹ chồng mắng nhiếc, lúc bị chồng vũ phu đánh cho sứt trán mẻ đầu. Bà phải chịu cảnh ê chề để đi xin giống mong tìm được đứa con trai nhưng đứa con trai lại mắc chứng bệnh luyến nhũ yếm thực, khiến cho bà đã khổ lại càng thêm khổ chỉ vì đứa con “không bao giờ chịu lớn”. Nếu bác sĩ Vạn Tâm khổ vì bị người yêu phụ bạc thì Lỗ thị đau đớn vì chồng, vì con. Hai số phận hai cảnh đời khác nhau nhưng họ điều chịu chung cảnh “lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

Trong Báu vật của đời, nhân vật người mẹ Lỗ thị gặp cảnh ê chề vì gót chân sen thì Tôn Mi Nương trong Đàn hương hình lại khổ vì gót chân bàn cuốc. Theo quan điểm thẩm mĩ “quái gỡ” của những người có quyền thế ngang trời là vua chúa, người phụ nữ đẹp phải bó chân thành gót sen ba tấc. Những người phụ nữ này như là một con búp bê cho cái thú chơi bệnh hoạn của của những người đàn ông có quyền thế. Trong Đàn hương hình, nhân vật Tôn Mi Nương “cô gái đẹp nhất vùng Đông Bắc Cao Mật” nhưng lại có bàn chân to, khiến cho vẻ đẹp của nàng giảm đi: “Ánh trăng bàng bạc, soi tỏ Tôn Mi Nương đang đi dạo trong sân. Nàng cũng không mảnh vải che thân, lồ lộ dưới trăng. Ánh trăng như nước, nàng như con cá lớn màu nhủ bạc. Đây là một đóa hoa nở rộ, một quả đã chín tới, một cơ thể đẹp. Từ đầu đến chân, trừ bàn chân to, không một khiếm khuyết. Da mịn màn…” [56, tr.203]. Nàng có biệt hiệu là “Nàng tiên chân to”, “Người đẹp một nửa’. Nhưng nàng lại làm vợ một anh đồ tể “dở dở ương ương”- Triệu Giáp Con. Và nàng còn là “người tình vụng trộm” của quan huyện Tiền Đinh: “Đẹp thay hoa khôi Tôn Mi Nương, trách chi Tiền Đinh yêu điên cuồng! Bản quan cũng ngứa ran mình mẩy khi thấy nàng!” [56, tr.519]. Dân gian ca ngợi nàng:

Nhớ nàng Mi Nương đẹp như tranh Đôi mắt nàng như nước mùa thu Răng trắng môi hồng lồng ánh mắt

Lịm người Miêu Xoang một khúc Yêu mệt, hoàng tửu, thịt cầy.

Chân to cũng khổ và chân gót sen cũng khổ, xã hội phong kiến Trung Quốc đã làm khổ sở biết bao phụ nữ. Một xã hội bảo thủ với nhiều định kiến khắt khe làm cho bao con người đau khổ, ê chề.

Như vậy, “người đẹp mệnh bạc”, “người đẹp chân to” đều có chung số phận, chung kiếp hồng nhan “có tài mà cậy chi tài”, lắm sắc đa tai, nhiều tài lắm khổ.

3.1.4. Nhân vật “dở dở, ƣơng ƣơng”

Nhân vật là con đẻ tinh thần của nhà văn. Nhưng xét kĩ, nó là con đẻ của thời đại. Mỗi một thời đại sẽ có những kiểu nhân vật đặc trưng cho xã hội đó. Xã hội Trung Quốc trong những năm đầu của thế kỷ XX với nhiều biến động dữ dội: ngoại chiến, nội chiến, cải cách ruộng đất, cách mạng văn hóa, cải cách mở cửa,… Xã hội biến động đã sản sinh ra nhiều kiểu người, hạng người: những người thổ phỉ lại trở thành anh hùng, những tên quan “trọng vì dân” nhưng lại “vì cá nhân”, người đẹp nhưng chỉ một nửa bởi vì bàn chân to… nhưng có một kiểu nhân vật đặc biệt được Mạc Ngôn tập trung miêu tả đó là nhân vật “dở dở, ương ương”: Thân xác người lớn nhưng tâm hồn trẻ thơ (Kim Đồng- Báu vật của đời), tâm hồn người lớn nhưng thân xác trẻ thơ (Dư Một Thước- Tửu quốc), vừa là trẻ thơ nhưng cũng vừa là người lớn (Triệu Giáp con-

Đàn hương hình),… Chính những nhân vật này đã tạo nên một nét riêng biệt, độc đáo trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn.

Trong Tửu quốc, nhân vật Dư Một Thước- thân xác trẻ thơ tâm hồn người lớn- một quái thai của xã hội, xấu xí, cao chỉ “bảy mươi lăm centimét” nhưng tuyên bố sẽ “Đ. suốt lượt gái đẹp ở thành phố Rượu” và thực tế hắn đã ngủ với “tám mươi chín người đẹp thành phố Rượu”. Bởi vì, hắn nhờ gặp vận may nên một bước lên tận trời xanh. Hắn có tiền, có danh, có địa vị, là ông chủ của quán rượu người lùn. Một Thước còn giữ nhiều chức vụ trong thành phố Rượu: “Ủy viên thường vụ Chính hiệp, Ủy viên thường vụ Liên hiệp hội Nhà văn và Nhà kinh doanh, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, đề cử

chiến sĩ thi đua toàn quốc” [58, tr.258]. Đồng thời Dư Một Thước còn là linh hồn của Tửu quốc, của “Những chuyện lạ ở Tửu quốc” như: Trẻ thịt, Thần đồng, Phố Lừa, Một Thước anh hào,… Hắn đã dệt cho mình nhiều huyền thoại như tự nhận mình là thiếu

Một phần của tài liệu kết cấu và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong một số tiểu thuyết mạc ngôn (Trang 100)