Cuộc đời và văn nghiệp

Một phần của tài liệu kết cấu và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong một số tiểu thuyết mạc ngôn (Trang 42)

7. Đóng góp luận văn

1.3.1. Cuộc đời và văn nghiệp

Mạc Ngôn (莫言) tên thật là Quản Mô Nghiệp (管谟业), sinh năm 1955 tại

huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Chữ “Mô” (谟) trong tiếng Hán gồm bộ Ngôn và chữ Mạc, ông ghép hai ký tự này lại với nhau thành Mạc Ngôn, mang ý nghĩa kiệm lời tự khuyên mình hãy nói ít mà viết nhiều.

Thời thơ ấu, Mạc Ngôn phải sống trong đói khát, học hành dở dang, chưa tốt nghiệp tiểu học. Bỏ học, nhà văn tham gia lao động sớm nhiều năm ở các vùng nông thôn trong điều kiện thiếu thốn, vất vả. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó nhà văn có những năm tháng trải nghiệm thú vị và nó trở thành “chất xúc tác” cho các sáng tác của ông sau này.

Năm 1976, nhà văn nhập ngũ. Năm 1981, Mạc Ngôn cho ra đời tác phẩm đầu tay “Đêm xuân mưa giăng giăng”. Năm 1984, ông trúng tuyển vào khoa Văn của Học viện nghệ thuật Quân giải phóng Trung Quốc. Trong thời gian học ở đây, Mạc Ngôn ngày học, đêm viết. Năm 1986 ông cho xuất bản tiểu thuyết Cao lương đỏ gây chấn động văn đàn. Sau đó nhà văn bán bản quyền tác phẩm này cho Trương Nghệ Mưu. Bộ phim được đạo diễn họ Trương dàn dựng đoạt giải Gấu vàng ở Liên hoan phim Berlin 1988, khiến thế giới bắt đầu biết đến làng điện ảnh Trung Quốc và nhà văn Mạc Ngôn. Tháng 11-2011, Mạc Ngôn được bầu làm Phó chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc. Tháng 5-2012 ông được mời làm giáo sư của khoa Trung văn trường Đại học Sư phạm Hoa Đông.

Như nhiều nhà văn đương đại Trung Quốc, nhà văn Mạc Ngôn tập trung bút lực vào những vấn đề của xã hội và chịu nhiều ảnh hưởng từ các đại văn hào Lỗ Tấn, Thẩm Tùng Văn, Vương Mông, Mackét, Kafka, Phônknơ. Hình ảnh, ngôn ngữ, kết

cấu và nhân vật trong tác phẩm của nhà văn thường rất độc đáo, hết sức phức tạp, nhiều tầng bậc ý nghĩa. Mạc Ngôn thu hút độc giả vào những vũ trụ hỗn loạn, đẹp đẽ và như nhìn qua kính vạn hoa của ông. Nhiều câu chuyện của Mạc Ngôn cũng được sáng tác dựa trên bối cảnh quê nhà, làng Cao Mật Đông Bắc: “Tôi đã cố gắng làm cho nó (thôn Cao Mật Đông Bắc) trở thành hình ảnh thu nhỏ của Trung Quốc, tôi đã cố gắng khiến cho nỗi đau và niềm vui sướng ở đây trở thành nỗi đau khổ và niềm vui sướng của toàn nhân loại, tôi đã cố gắng làm cho những câu chuyện ở thôn Cao Mật Đông Bắc đánh động vào lòng độc giả của các nước, đây chính là mục đích phấn đấu của tôi” [74, tr.94].

Cho đến hiện nay, hành trang của Mạc Ngôn đã có hơn 80 truyện ngắn, 30 tiểu thuyết vừa, 11 bộ tiểu thuyết dài ( trong đó Ếch đã mang lại cho giải thưởng văn học Mao Thuẫn năm 2011), 5 cuốn tản văn, 1 bộ toàn tập tản văn, 9 kịch bản phim, 2 kịch bản kịch nói. Các tác phẩm của nhà văn hầu hết được dịch ra hơn chục thứ tiếng như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Ý, Thụy Điển, Nga, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam... (xem Phụ lục 1.2 và Phụ lục 1.3)

Nói tóm lại, ít có ai ngờ rằng, Mạc Ngôn từ chú bé chăn trâu, nhà văn nông dân đã nhận được giải thưởng văn chương danh giá nhất thế giới. Nhà văn bước vào nghề với một giấc mơ nhỏ nhoi, giản dị là một ngày được ăn ba bữa bánh sủi cảo (bánh chẻo) có nhân thịt. Ông đã từng nói “văn không nên nhất, võ không nên nhì” nhưng đến bây giờ, Mạc Ngôn đã có một sự nghiệp văn học đồ sộ vàtrở thành “một nhân vật lớn của nền văn học Trung Quốc đương đại”. Phải chăng ở Mạc Ngôn phải có một ý chí tuyệt vời, một nghị lực phi thường để vượt qua nghịch cảnh và một quan niệm nghệ thuật đúng đắn để sáng tạo?

Một phần của tài liệu kết cấu và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong một số tiểu thuyết mạc ngôn (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)