7. Đóng góp luận văn
2.2.1.2. Đảo lộn không gian, thời gian
Trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, không gian không xuất hiện theo trình tự trước- sau, thời gian không diễn ra một chiều, tuyến tính. Chúng được phân tán thành từng mảng rồi được lắp ghép vào mỗi chương một vài mảnh. Mỗi mảnh thời gian như một khung nhỏ trong trò chơi xếp hình đòi hỏi người đọc phải sắp chúng lại thành một bức tranh thống nhất. Và mỗi mảng không gian như một ô nhỏ trong một khối vuông rubic, độc giả phải khéo léo xoay trở để tạo thành những mảng màu thống nhất. Trật tự không gian bị xáo trộn, thời gian bị đảo lộn là do điểm nhìn tự thuật của nhân vật luôn biến hóa linh hoạt. Nhà nghiên cứu Lê Huy Tiêu nhận xét:
Nghệ thuật xử lý không gian và thời gian trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn giống như trong phim của trường phái hiện đại chủ nghĩa, vừa tồn tại một kết cấu nội tại vừa có một kết cấu ngoại tại. Bản thân cốt truyện có thời gian tuyến tính, nhưng xuất phát từ điểm nhìn của “tôi”, “tôi” cắt cốt truyện ra thành nhiều
đoạn, sau đó dùng kí ức ảo mộng của “tôi” để tái tạo nên một thế giới hoàn toàn mới [85, tr.21-22].
Không gian trong mỗi chương có sự giao thoa, pha trộn. Bởi nhà văn đã làm cho ranh giới giữa các không gian bị mờ đi, nhòe đi. Chúng hỗn giao, hòa nhập, chồng xếp để diễn tả cuộc sống tồi tệ, tù túng, tàn nhẫn và bất an. Người đọc phải nhặt nhạnh những mảnh vỡ đó để ghép lại thành một bức tranh hoàn chỉnh. Sự hỗn loạn về không gian trong tiểu thuyết Mạc Ngôn dường như mang ý nghĩa diễn tả sự rối ren của hiện thực cuộc sống. Thông qua cuộc sống khó nhọc, bế tắc của thầy Phương Phú Quý (Thập tam bộ), cuộc đời chồng chất mặc cảm tội lỗi của bác sĩ sản khoa Vạn Tâm (Ếch), số phận đau thương của kép hát Tôn Bính (Đàn hương hình), cuộc sống thăng trầm của trinh sát viên Đinh Câu (Tửu quốc), cuộc đời đầy mất mát của Lỗ Toàn Nhi (Báu vật của đời),… người đọc có thể thấy được con người đang lê bước nhọc nhằn qua nhiều miền không gian khác nhau, trải qua nhiều sắc màu cuộc sống không giống nhau trong một thế giới hỗn độn, đang được sắp xếp lại. Đó chính là hiệu quả của sự xáo trộn không gian trong tiểu thuyết Mạc Ngôn.
Từ hồi ức của nhân vật “tôi”, điểm nhìn trần thuật luôn dịch chuyển liên tục đã làm cho không gian không còn là một mảng màu thống nhất mà được phân tán ra thành nhiều mảnh rải rác trong từng chương của một tác phẩm. Không gian trong Tửu quốc là một không gian bất định, “hoang đường hóa hiện thực của những năm tháng hỗn đoạn và tồi tệ mà con người đang phải ngụp lặn trong đó, đã trở nên tha hóa, thậm chí là thú hóa đến tận cùng” [83, tr.191]. Có khi nó là không gian huyền thoại. Có khi nó là không gian hiện thực. Nhưng đôi lúc hiện thực và huyền thoại hòa vào nhau để diễn tả sự hỗn độn của thế giới và sự tha hóa tận cùng của con người. Đó là tình trạng một bộ phận cán bộ ở Tửu quốc ăn thịt trẻ em. Không gian huyền thoại về một thiếu niên Vẩy Cá cưỡi lừa trên phố lúc ẩn lúc hiện để hòa nhập vào không gian hiện thực của Tửu quốc dệt nên “Những chuyện lạ ở Tửu quốc”. Chuyện ăn thịt trẻ của một số cán bộ tha hóa có hay không? Có hay không một thiếu niên Vẫy Cá cưỡi lừa trên phố Lừa vào mỗi đêm trăng để cướp của nhà giàu chia cho nhà nghèo?,… Những câu hỏi đó dường như nhà văn bỏ ngỏ để người đọc suy luận và tự tiếp nhận.
Không những không gian trong Tửu quốc bị mờ hóa, trong tiểu thuyết Thập tam bộ không gian cũng như thế: “Anh ta vẫn chưa nói cho chúng tôi trường trung học số 8 nằm ở vị trí nào. Trong lời kể của anh, lúc thì nằm bên cạnh dòng sông màu lam, lúc thì nằm cạnh “thế giới mỹ lệ”, lúc thì hình như nằm bên phải công viên Nhân Dân, bên cạnh khuôn viên của vườn bách thú, có lúc lại nằm bên trong khuôn viên của công viên…” [61, tr.330-331]. Trường trung học số 8 nơi diễn ra cuộc sống đói khát, nghèo khổ, tù túng của các thầy giáo nghèo kiết xác cố bám trụ để kiếm miếng ăn. Đó là nơi người ta lợi dụng cái chết của đồng nghiệp để kêu gọi cộng đồng, xã hội quan tâm đến đời sống giáo viên. Nó còn là cơ hội để kêu gọi học sinh cố gắng đậu đại học, hoàn thành chỉ tiêu đặt ra: “Các em học sinh! Chúng ta hãy biến đau thương thành sức mạnh, không bỏ qua một phút quý giá nào, nỗ lực học bài, làm bài tập, nắm chắc kỹ xảo thi cử, dùng thành tích thi tốt nghiệp và đậu đại học để an ủi linh hồn bất tử thầy Trương Xích Cầu… Không - đậu - đại - học - sống – như - chết” [61, tr.554]. Lấy cái chết của đồng nghiệp để kêu gọi mọi người quan tâm đời sống giáo viên, lấy cái chết của thầy kêu gọi trò đậu đại học, lấy cái chết của một con người để kêu gọi xã hội mua thịt thỏ đóng hộp,… đấy là bộ mặt của con người, của xã hội Trung Hoa đấy sao? Câu hỏi đó như nhát dao xoáy sâu vào tận cùng tâm can của độc giả. Nhà văn xót xa trước nhân cách của dân tộc mình đang bị tha hóa đến tận cùng. Họ bán dần linh hồn cho quỷ dữ để mưu sinh. Trước tình cảnh đó, Mạc Ngôn hét lên tiếng nói đầy căm phẫn khiến người đọc phải trăn trở, day dứt: “Người sống đang đạp lên thi thể của người chết để bò lên!” [61, tr.166]. Như vậy, không gian trong tiểu thuyết Mạc Ngôn đã được nhà văn làm “mờ hóa” nhòe đi, nhạt đi để diễn tả sự bất an của cuộc đời, sự tha hóa của con người trước cuộc sống. Đồng thời thể hiện niềm trăn trở, day dứt của nhà văn trước xã hội với nhiều biến loạn: Thế nào là chính đạo? Thế nào là lương thiện? Thế nào là tà ác? Nếu không gian trong tiểu thuyết Linh Sơn của Cao Hành Kiện là một không gian “hỗn độn khép kín” nhằm diễn tả sự phức tạp trong thế giới nội tâm của con người: “Bản thân cuộc sống cũng chẳng tuân thủ theo một logich nào, thế mà tại sao người tôi lại cứ muốn suy diễn ý nghĩa cuộc sống bằng logich? Hơn nữa logich là cái gì? Tôi nghĩ có lẽ tôi phải tách ra khỏi suy nghĩ bởi vì mọi đau khổ, buồn phiền của tôi bắt nguồn từ đây” [44, tr.51] thì không gian trong tiểu thuyết Mạc Ngôn bị
nhòe đi, “mờ hóa” để diễn tả sự bất ổn của thế giới bên ngoài, của hiện thực cuộc sống đang tồn tại nhiều điều phức tạp.
Bên cạnh sự xáo trộn về không gian, trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, người đọc còn khám phá được sự phá vỡ trật từ thời gian: “Nhiều truyện trong thời kỳ mới, không những không gian, thời gian bị xáo trộn, mà tác giả còn không nói rõ câu chuyện, sự việc ấy diễn ra năm nào tháng nào, thậm chí cũng không qua tâm lý tình cảm nhân vật để ám chỉ thời gian nào. Bối cảnh thời đại đã bị làm nhạt hóa. Xưa kia thời điểm, địa điểm câu chuyện bao giờ cũng được nói rõ” [86, tr.156].
Tiểu thuyết truyền thống thường sắp xếp, tổ chức cốt truyện theo thời gian tuyến tính. Mọi diễn biến của cuộc sống được phản ánh vào trong tác phẩm thường trùng khít nhau. Nghĩa là thời gian của truyện kể tôn trọng trật tự thời gian hiện thực. Nhưng với tiểu thuyết hiện đại, thời gian truyện kể không nhất quán với thời gian hiện thực. Nó thường bị đảo lộn, xáo trộn. Giữa cốt truyện và kết cấu tác phẩm có độ lệch pha rõ rệt. Nhà văn từ điểm nhìn hiện tại có thể quay ngược về quá khứ hoặc dự thuật trước tương lai. Do đó, quá khứ, hiện tại, tương lai thường bị xáo trộn trong nhau. Người đọc có nhiệm vụ sắp xếp, liên kết, ráp nối lại thành một bức tranh hiện thực hoàn chỉnh. Sự lệch pha giữa thời gian hiện thực và thời gian truyện kể khiến cho câu chuyện trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
Trong tác phẩm tự sự, một trong những “tín hiệu tạo nghĩa” đó là sự kiện: “Sự kiện là sự phá vỡ một chuỗi đoạn tính, là sự hủy bỏ mọi tiên đoán. Nghĩa là, sự kiện chỉ nảy sinh trong quan hệ với một sự kiện tiếp nối hiện hữu đã được đoán trước, trong quan hệ với một sự kiện cân bằng đã tồn tại mà nó làm nhiễu loạn ” [16, tr.127]. Tất cả các quan hệ sự kiện hay chuỗi sự kiện đều được thông qua thời gian. Jean Ricardou định nghĩa: “Truyện là văn bản quy chiếu về thời gian tái hiện” [16, tr.128]. Theo Trương Dĩnh, thời gian đó sẽ được thể hiện ở 3 cấp độ khác nhau, tạo nên tính phức của truyện trong sự thể hiện bằng ngôn ngữ.
Thời gian của hiện thực: trong sự tiếp nối hay đan chéo tự nhiên của sự kiện trong đời sống.
Thời gian của truyện kể: như là thời gian hiện thực được sắp xếp lại theo một trật tự mới. Ta có thể sơ đồ hóa hai loại truyện kể:
Truyện kể đẳng thời (isochronie)
Th a b c d e
Trong đó:
Th: thời gian hiện thực với các sự kiện (a,b,c,d,..)
Tk: Thời gian truyện kể tôn trọng trật tự sự kiện trong hiện thực. Truyện kể đảo lộn (bouleversé)
Th: a b c d
Tk: d’ a’ b’ c’
Thời gian kể chuyện: đây là thời điểm mà tác giả kể lại câu chuyện trong tác phẩm của mình. Từ các thời điểm khác nhau, phân biệt ba cách kể: Thời gian đang diễn ra, thời gian kể chuyện đã qua và thời gian kể chuyện chưa xảy ra.
Cũng theo Trương Dĩnh người tiếp nhận văn bản có thể tái hiện trật tự sự kiện trong hiện thực dựa vào các từ chỉ dẫn: đầu tiên, tiếp theo, sau đó, lúc bấy giờ, cuối cùng,… để phân tích truyện kể đẳng thời hoặc dựa vào các từ chỉ dẫn khác như: một thoáng trước đó, xưa kia,… để phân tích truyện kể đảo lộn. Như vậy, “đọc truyện là phải có sự nỗ lực tái hiện lại sự việc trong diễn biễn hiện thực và đối lập với thời gian nghệ thuật được tái tạo lại trong tác phẩm để phát hiện ý nghĩa của sự tái tạo đó” [16, tr.129]. Khi tiếp nhận truyện, trong sự khai thác thời gian nghệ thuật, chúng ta phân tích tác phẩm dựa vào ba cấp độ trên.
Tiểu thuyết Báu vật của đời “viên đá nặng nhất trong lâu đài văn học” của Mạc Ngôn. Mạc Ngôn tâm sự: “Bạn có thể không đọc tất cả những cuốn sách khác của tôi, nhưng không thể không đọc cuốn Báu vật của đời” [74, tr.122]. Nó đã tái hiện một thời đau thương của xã hội Trung Quốc trải quan nhiều biến động dữ dội của lịch sử. Số phận của mỗi con người trong gia đình Thượng Quan là minh chứng cho một giai đoạn thương đau đó, đặc biệt là Thượng Quan Lỗ thị, mẹ của chín đứa con. Cuộc đời
của người mẹ này dường như gánh chịu toàn bộ nỗi đau, những va đập tàn nhẫn của những cơn biến loạn lịch sử. Mở đầu thiên tiểu thuyết này ở thời điểm hiện tại, cảnh Lỗ thị sinh đứa con thứ tám và thứ chín, được lồng trong bối cảnh giặc Nhật chuẩn bị xâm chiếm Trung Quốc năm 1937 và kết thúc tiểu thuyết vào năm 1900, xã hội Trung Quốc dưới sự xâm lược của quân Đức, Lỗ thị sinh đứa con gái thứ 7 (năm 1935)
Bảng 2.3. Sự kiện trong tiểu thuyết Báu vật của đời
STT SỰ KIỆN
1 Xã hội Trung Quốc dưới sự xâm lược của quân Đức, năm 1900. Lỗ Toàn Nhi sinh đứa con thứ 7 trong năm 1935
2 Năm 1937, quân Nhật chuẩn bị xâm chiếm Trung Quốc, Lỗ thị sinh Ngọc Nữ và Kim Đồng (đứa con thứ 8 và thứ 9)
3 Tư Mã Khố và đồng bọn phục kích phá cầu, lật đổ đoàn tàu Nhật
4 Biến loạn ở thời kỳ Quốc dân đảng- nội chiến
5 Gia đình Thượng Quan trải qua “đoạn trường” gian khổ trong thời kỳ đầu Cách mạng văn hóa
6 Gia đình Thượng Quan trải qua cảnh tang thương trong thời kỳ sau Cách mạng văn hóa
7 Gia đình Thượng Quan trải qua giai đoạn đau thương trong thời kỳ Cải cách mở cửa
Trong tiểu thuyết Báu vật của đời, thời gian hiện thực và thời gian truyện kể không trùng khít nhau, có sự chênh lệch khá lớn. Bởi diễn biến hiện thực của sự kiện (thời gian hiện thực- Kí hiệu Th) theo trình tự: 1 2 3 4 5 6 7. Còn diễn biến thời gian nghệ thuật của sự kiện (thời gian truyện kể- Kí hiệu Tk) được sắp xếp theo trình tự 2’ 3’ 4’ 5’ 6’ 7’ 1’. Sự lệch pha đó, chúng tôi cụ thể hóa bằng Sơ đồ 2.1 sau đây:
Sơ đồ 2.1. Sự lệch pha giữa thời gian hiện thực và thời gian truyện kể trong tiểu thuyết Báu vật của đời Th 1 2 3 4 5 6 7
Nhìn vào Sơ đồ 2.1, chúng ta có thể thấy rằng: thời gian truyện kể (Tk) và thời gian hiện thực (Th) có sự lệch pha. Cụ thể, sự kiện đảo lộn bậc 1 (2,3,4,5,6,7) và sự kiện đảo lộn bậc 2 (1). Tại sao nhà văn Mạc Ngôn lại đẩy lùi sự kiện 1 đặt ở phần cuối tiểu thuyết?
Trong Báu vật của đời, sự kiện đảo lộn bậc 2 (sự kiện 1) như là một “chủ âm”. Sự đảo lộn sự kiện 1 đặt ở cuối tiểu thuyết là do những trớ trêu của lịch sử kéo theo những trái ngang của số phận. Số mệnh của con người phụ thuộc vào vận mệnh của dân tộc. Lịch sử của cá nhân, lịch sử của con người có sự hỗn giao với lịch sử của dân tộc, lịch sử của quốc gia theo dòng hồi ức, liên tưởng, cảm xúc và nỗi ám ảnh của người mẹ Lỗ thị. Ngoài ra, sự đảo lộn đó còn diễn tả sự hoài nghi của con người trước hiện tại, dõi về quá khứ nhưng quá khứ đau thương, hướng về tương lai nhưng tương lai mờ mịt, chỉ còn biết cam chịu trước hoàn cảnh hiện tại.
Tiểu thuyết Cây tỏi nổi giận cũng bắt đầu ở thời điểm hiện tại, sự việc đã xảy ra rồi, mâu thuẫn đã đến đỉnh điểm. Người đọc theo ngược dòng hồi ức của nhân vật để kết nối, lắp ghép các sự kiện lại với nhau. Cao Dương và Cao Mã bị công an truy bắt. Tại sao họ bị bắt và bị bắt về tội gì? Số phận của hai nhân vật này ra sao? Những câu hỏi đó đã gây sự hứng thú, khơi gợi tính tò mò cho người đọc. Đó chính là hiệu quả của kết cấu lắp ghép bằng cách đảo lộn thời gian nghệ thuật.
Diễn biến hiện thực của sự kiện hay thời gian hiện thực (viết tắt TGHT- kí hiệu Th) và diễn biến thời gian nghệ thuật của sự kiện hay thời gian truyện kể (viết tắt TGTK- kí hiệu Tk) được thể hiện ở Bảng 2.4.
Bảng 2.4. Diễn biến thời gian hiện thực và thời gian truyện kể trong tiểu thuyết
Cây tỏi nổi giận
STT SỰ KIỆN TGHT TGTK
1 Mối tình của Cao Mã và Phương Kim Cúc 1 7’
2 Gia đình Kim Cúc ép gả cho Lưu Thắng Lợi, một gã bị suyễn
2 1’
3 Cao Mã và Kim Cúc bỏ nhà trốn đi, gia đình Kim Cúc đuổi theo bắt
4 Kim Cúc bị bắt về nhà, Cao Mã bị anh cả Phương Nhất Quân và anh hai Phương Nhất Tướng của Kim Cúc đánh trọng thương
4 2’
5 Cao Dương lên huyện bán tỏi, chú tư Phương bị xe bí thư xã Vương An Tu cán chết
5 10’
6 Phá trụ sở Ủy ban huyện vào ngày 25 tháng 8 năm 1987 6 3’ 7 Cao Dương bị cảnh sát bắt vì tội đập phá trụ sở Ủy ban
Huyện vào buổi trưa ngày 28 tháng 5. Cao Mã chạy trốn
7 13’
8 Cao Mã trốn thoát sự đuổi bắt của cảnh sát 8 4’ 9 Cao Dương, thím tư Phương (mẹ Kim Cúc) và Mặt
Ngựa bị giải đến trụ sở Ủy ban xã
9 16’
10 Cao Dương, thím tư Phương (mẹ Kim Cúc) và Mặt Ngựa bị cảnh sát áp giải lên công an huyện
10 11’
11 Kim Cúc sau khi tiễn mẹ lên công an huyện trở về nhà của Cao Mã
11 8’
12 Kim Cúc chết, Cao Mã chôn cất vợ 12 14’ 13 Cao Dương bị giam 13 12’ 14 Trong buồng giam Cao Dương hồi tưởng về mẹ 14 5’