- Quy định của pháp luật chưa bảo đảm khả thi
Nhiều quy định của Nghị định 158/2005/ NĐ – CP về việc giải quyết cho, nhận nuôi con nuôi trong nước chưa phù hợp với thức tế ( quy định về điều kiện cho, nhận con nuôi, thủ tục xác định lại dân tộc cho người con nuôi; thủ tục thông báo đối với trẻ bị bỏ rơi; quy định về thay đổi phần khai của cha, mẹ đẻ sang cha, mẹ nuôi; không có quy định việc đăng ký nuôi con nuôi quá hạn). Do đó, trong quá trình giải quyết những trường hợp cụ thể đã gặp những vướng mắc. Hơn nữa, nghị định không có quy định chặt chẽ về chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi, dẫn đến việc thực hiện các quy định pháp luật chưa nghiêm.
- Biên chế, năng lực, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ còn hạn chế Biên chế cho cán bộ tư pháp cấp xã chỉ có 1 cán bộ. Việc ít bồi dưỡng, nâng cao kiến thức làm ảnh hưởng đến trình độ, năng lực chuyên môn , nghiệp vụ của cán bộ tư pháp – hộ tịch cấp cơ sở.
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật còn hạn chế
Một số tỉnh miền núi, địa hình đi lại khó khăn, nhiều dân tộc ít người, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch chưa làm tốt nên nhận thức của
người dân thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ đăng ký việc cho và nhận con nuôi không được thực hiện tốt.
Thiếu sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đăng ký hộ tịch. Hơn nữa do trình độ dân trí thấp và còn nhiều hạn chế, nhất là các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới…
3.2 Giải pháp và kiến nghị đối với pháp luật hiện hành
Như chúng ta đều biết, việc nhận nuôi con nuôi là một việc làm mang tính nhân đạo sâu sắc và nhà nước ta luôn khuyến khích các cá nhân nhận nuôi con nuôi, những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Việc tìm và tạo cho các em một gia đình thay thế, để các em có một gia đình để được chăm sóc , nuôi dưỡng, giáo dục tốt, để các em có thể trở thành những công dân có ích cho xã hội, luôn được đảng và nhà nước ta chú trọng và quan tâm. Chính vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý cho những người có nguyện vọng muốn nhận nuôi con nuôi sẽ được dễ dàng và thuận lợi hơn. Do đó, cần phải được các cơ quan có chức năng cũng như các nhà làm luật sửa đổi và hoàn thiện. Theo tôi trước mắt cần tiến hành giải quyết một số vấn đề sau:
3.2.1 Đối với vấn đề nuôi con nuôi thực tế
Vấn đề nuôi con nuôi thực tế không phải là vấn đề đến bây giờ nó mới phát sinh mà nó đã xuất hiện trước lúc Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 được thông qua. Đây là vấn đề mà trong thực tiễn đã xuất hiện rất nhiều, đó là việc nhận nuôi con nuôi mà trong quá trình nhận nuôi vì những lý do khác nhau, người nhận nuôi đã không tiến hành đăng ký nhận con nuôi. Sau một thời gian chung sống và gắn bó, đã làm phát sinh mối quan hệ tình cảm gắn bó, thân thiết giữa người nuôi và người được nhận nuôi, nhưng mối hệ này ngay từ lúc xác lập đã không được sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và việc pháp luật không công nhận thì sẽ rất thiệt thòi cho cha, mẹ nuôi và con nuôi và vấn đề trên chưa có cơ sở giải quyết.
Theo điều 72 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000: “ Việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký và ghi vào sổ hộ tịch” . Điều 17 Nghị định 32/2002/NĐ – CP ngày 27/3/2002: “ những trường hợp nhận nuôi con nuôi được xác lập trước ngày 01/01/2001 ngày Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 có hiệu lực pháp luật, mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng có đủ điều kiện theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 và trên thực tế , quan hệ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi đã được xác lập, các bên đã thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình, thì được pháp luật công nhận và được nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nuôi con nuôi. Nếu có tranh chấp liên quan
đến việc xác định quan hệ giữa cha, mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi thì do tòa án giải quyết”.
Như vậy, việc nuôi con nuôi thực tế chỉ được công nhận nếu việc đó được xác lập giữa “ công dân thuộc các dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng sâu vùng xa” trước ngày 01/01/2001 nhưng chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với trường hợp nuôi con nuôi phát sinh sau ngày 01/01/2001 giữa công dân các dân tộc thiểu số phải thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi theo điều 16 của Nghị định 32/2002/NĐ – CP. Còn những trường hợp đăng ký nuôi con nuôi ở các vùng khác mà không đăng ký theo quy định của pháp luật thì không được thừa nhận là có phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi.
Mặt khác, với những quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 việc đăng ký nuôi con nuôi trở nên khó khăn, vì vào thời điểm nhận nuôi con nuôi thì con nuôi thỏa điều kiện về tuổi để được nhận làm con nuôi, nhưng đến khi đăng ký thì có thể đã vượt quá 15 tuổi. Chính vì thế đã gây khó khăn cho người dân trong việc đăng ký nuôi con nuôi và cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Tôi cho rằng vấn đề này nên có một văn bản riêng biệt để điều chỉnh và văn bản này có thể giải quyết như sau:
Trường hợp 1: Quan hệ nuôi con nuôi được xác lập trước ngày 3/01/1987, ngày luật Hôn nhân và Gia đình 1986 có hiệu lực, mà người nhận nuôi và con nuôi đáp ứng đầy đủ các điều kiện của việc nuôi con nuôi theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 1986, các bên đã thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con đối với nhau trên thực tế, quan hệ cha, mẹ và con đã được mọi người thừa nhận và vẫn đang tồn tại trên thực tế, thì được công nhận có quan hệ cha, mẹ và con theo quy định của pháp luật. Các bên có nguyện vọng đăng ký việc nuôi con nuôi thì được khuyến khích và giải quyết. Nếu các bên thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi, thì quan hệ cha, mẹ và con vẫn được công nhận từ khi bắt đầu chung sống.
Trường hợp 2: Quan hệ nuôi con nuôi bắt đầu sau 3/01/1987 ( ngày Luật Hôn nhân và Gia đình 1986 có hiệu lực) đến trước ngày 01/01/2001, trong đó người nhận nuôi và con nuôi đáp ứng đầy đủ các điều kiện của việc nuôi con nuôi theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 1986, tại thời điểm xác lập quan hệ, các bên đã thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con đối với nhau trên thực tế, quan hệ cha, mẹ và con đã được mọi người thừa nhận và vẫn đang tồn tại trên thực tế, thì các bên có quyền được đăng ký việc nuôi con nuôi để hợp pháp hóa quan hệ nuôi con nuôi trong vòng 2 năm, kể từ ngày văn bản chuyên biệt điều chỉnh vấn đề này có hiệu lực, kể cả trong trường hợp con nuôi đã quá tuổi theo luật định. Nếu việc nuôi con nuôi đăng ký trong thời hạn 2 năm đó thì quan hệ cha, mẹ và con giữa các bên được công
nhận kể từ khi bắt đầu xác lập. Nếu trong khoảng thời hạn 2 năm mà các bên chưa thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi mà có tranh chấp thì quan hệ giữa cha, mẹ và con giữa người nhận nuôi và con nuôi vẫn được công nhận. Nếu sau thời gian 2 năm mà các bên vẫn không tiến hành đăng ký việc nuôi con nuôi, thì khi có tranh chấp, quan hệ giữa hai bên không được công nhận là quan hệ cha, mẹ và con.
Trường hợp 3: Mọi quan hệ nuôi con nuôi bắt đầu từ ngày 01/01/2001 mà không đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì đều không có giá trị pháp lý
Theo tôi, Dự thảo Luật Nuôi con nuôi cần cân nhắc và có quy định rõ ràng, cụ thể, hợp tình, hợp lý, để giải quyết thỏa đáng những trường hợp nuôi con nuôi thực tế đã tồn tại trước đây, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi.
3.2.2 Đối với việc vợ chồng nhận nuôi con nuôi
3.2.2.1 Vợ chồng trong quan hệ hôn nhân thực tế
Như đã phân tích ở chương II về vấn đề đối với người nuôi là vợ, chồng. Tôi có phân tích về vấn đề về việc nhận nuôi con nuôi của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân thực tế. Việc nhận nuôi con nuôi đối với trường hợp này khá rắc rối. Theo tôi cần có những quy định cụ thể giải quyết việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ, chồng mà nhận nuôi con nuôi sẽ giải quyết theo hướng sau (48):
- Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau từ trước ngày 3/1/1987 mà quan hệ vợ chồng đã được xác lập, họ đã làm thủ tục nhận nuôi con nuôi chung ( có đăng ký việc nuôi con nuôi) thì đứa con được xác định là con nuôi chung của vợ, chồng. Nếu chỉ một người nhận nuôi con nuôi thì đứa trẻ là con nuôi riêng của một bên.
- Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau từ ngày 3/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001, họ đã cùng nhận nuôi con nuôi trong thời gian chung sống thì cần giải quyết như sau:
+ Nếu hai bên nam, nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn trong thời gian luật định, quan hệ vợ chồng được xác lập từ thời điểm bắt đầu chung sống thì con nuôi được xác định là con nuôi chung của vợ, chồng.
+ Nếu trong thời gian luật định họ không đăng ký kết hôn thì đứa con đã nhận nuôi chỉ được coi là con riêng của một bên ( người nam hoặc người nữ). Nếu họ vẫn muốn nhận đứa trẻ làm con nuôi chung thì họ phải thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.
(48)
Một số ý kiến về việc vợ chồng nhận nuôi con nuôi, Tạp chí luật học số 2/2005, ThS Nguyễn Thị Phương
+ Sau thời gian luật định hai bên nam, nữ có thể kết hôn vào bất cứ thời điểm nào, việc kết hôn được thực hiện theo nghị định 83/1998/NĐ - CP thì quan hệ vợ chồng được xác định từ thời điểm đăng ký kết hôn. Sau khi đăng ký kết hôn, vợ, chồng có thể tiến hành thủ tục nhận nuôi con nuôi chung theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ, chồng từ ngày 3/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 mà họ chưa nhận nuôi con nuôi trong thời gian chung sống, sau ngày 01/01/2001 họ mới có nguyện vọng nhận nuôi con nuôi thì cần giải quyết như sau:
+ Nếu có nguyện vọng nhận nuôi con nuôi thì chỉ giải quyết cho một người nhận nuôi con nuôi và đó là con nuôi riêng của một bên nếu hai người chưa có đăng ký kết hôn hợp pháp.
+ Nếu họ có đăng ký kết hôn hợp pháp thì có thể cho nhận con nuôi chung, nếu có nguyện vọng cùng nhận nuôi con nuôi, đứa trẻ được nhận nuôi là con nuôi chung của hai người là vợ chồng
Việc cho, nhận nuôi con nuôi đảm bảo nguyên tắc “ một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng”. Do đó, khi tiến hành thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi, cần bổ sung thêm quy định về giấy tờ cần xuất trình là giấy chứng nhận kết hôn ( nếu có) để chứng minh tình trạng hôn nhân của người xin nhận nuôi con nuôi. Nếu người xin nhận nuôi không có giấy chứng nhận kết hôn thì chỉ giải quyết cho một người nhận nuôi con nuôi, và đó là con riêng của bên nhận nuôi. Việc vợ, chồng cùng nhận nuôi con nuôi chỉ được tiến hành khi cả hai người có giấy chứng nhận kết hôn.
3.2.2.2 Đối với việc vợ hoặc chồng nhận nuôi con nuôi
Hiện nay, các quy định của pháp luật cho phép vợ hoặc chồng được quyền nhận nuôi con nuôi mà không cần có sự đồng ý của người còn lại. Trường hợp đặt ra ở đây là, nếu chỉ có người vợ hoặc chồng nhận nuôi con nuôi mà người kia phản đối hoặc không phản đối, nhưng cũng không có ý kiến gì. Thì như vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là tài sản dùng để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em được dùng sẽ là tài sản riêng của người nhận nuôi hay sẽ là tài sản chung của hai vợ, chồng? Nếu người nhận nuôi không có tài sản riêng hoặc có tài sản riêng nhưng không đủ để thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi mà người vợ hoặc người chồng còn lại không đồng ý cho sử dụng tài sản chung thì sẽ giải quyết ra sao? Khi đó quan hệ cha, mẹ nuôi con nuôi giữa họ không phát sinh mà chỉ phát sinh các quan hệ như là quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng. Như vây, điều này đã không đảm bảo được mục đích ban đầu của việc cho và nhận con nuôi nhất là đối với con nuôi chưa thành niên. Theo tôi vấn đề này nên giải quyết như sau:
- Nếu người nhận nuôi có tài sản riêng thì sẽ sử dụng tài sản riêng để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục người con nuôi. Trong trường hợp không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ thì sẽ được sử dụng tài sản chung để người nhận nuôi thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ nuôi con nuôi. Và việc sử dụng tài sản chung này trước hết phải được phân chia dựa vào công sức đóng góp để đảm bảo quyền lợi cho người vợ hoặc người chồng nhận nuôi con nuôi, cũng như để đảm bảo cho người con nuôi sẽ có được một cuộc sống tốt.
- Nếu cả hai vợ, chồng cùng nhận nuôi con nuôi thì việc giải quyết sẽ đơn giản hơn. Đó là, tài sản dùng để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi đều có thể là tài sản chung hay tài sản riêng, hoặc cả tài sản chung và tài sản riêng của vợ và chồng, tùy theo sự thỏa thuận của vợ, chồng.
3.2.2.3 Đối với vấn đề lợi dụng việc nuôi con nuôi trong nước để hưởng chính sách đãi ngộ của nhà nước sách đãi ngộ của nhà nước
Lợi dụng việc nuôi con nuôi trong nước để hưởng chính sách đãi ngộ hiện nay chưa phải là hiện tượng phổ biến, song thời gian qua hiện tượng này cũng đã xảy ra ở một số tỉnh và thành phố trong cả nước. Về nguyên nhân, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật trong trường hợp này chưa xác định rõ ràng. Do đó, cũng chưa dự liệu được hệ quả pháp lý của hành vi lợi dụng việc cho, nhận nuôi con nuôi đối với gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên thực tế.
Về mặt pháp luật thì các quy định pháp luật về việc giải quyết cho, nhận nuôi con nuôi đối với gia đình chính sách người có công với cách mạng còn thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ trong nhiều văn bản khác nhau từ bộ luật, luật, nghị định, thông