Hồ sơ nhận con nuôi

Một phần của tài liệu quan hệ cha, mẹ nuôi – con nuôi trong luật hôn nhân và gia đình và dự thảo luật nuôi con nuôi (Trang 43)

Văn bản Quy định

Luật hiện hành Dự thảo Luật Nuôi con nuôi

Thành phần hồ sơ

1. Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi.

2. Bản sao giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi. 3. Biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi, nếu người được nhận làm con nuôi là trẻ bị bỏ rơi. Ghi chú:

- Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi phải do chính cha, mẹ đẻ và người nhận con nuôi lập, kể cả trong trường hợp cha mẹ đẻ đã ly hôn;

- Trong trường hợp một bên cha hoặc mẹ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì chỉ cần chữ ký của người kia;

- Nếu cả cha, mẹ đẻ đều đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự , thì người hoặc tổ chức giám hộ trẻ em thay cha, mẹ đẻ ký giấy thảo thuận;

- Đối với trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng mà không xác định được địa chỉ của cha, mẹ đẻ, thì người đại diện của cơ sở ký giấy

 Con nuôi Đơn giản:

1. Đơn của người nhận con nuôi theo mẫu quy định;

2. Bản sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

3. Phiếu lý lịch tư pháp;

4. Bản sao giấy chứng nhận kết hôn nếu là vợ chồng nhận con nuôi; 5. Sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định; 6. Bản sao giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi;

7. Văn bản đồng ý để trẻ em làm con nuôi theo mẫu quy định.

 Con nuôi Trọn vẹn: Gồm các giấy tờ quy định đối với con nuôi đơn giản và kèm theo các giấy tờ sau: 1. Giấy khám sức khỏe của người nhận con nuôi do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp, xác nhận người đó có đủ sức khỏe để bảo đảm việc nuôi con nuôi;

2. Bản điều tra của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú, về tâm lý, gia đình và xã hội, của người nhận con nuôi theo mẫu quy định;

thỏa thuận

- Nếu người được nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên, thì trong giấy thỏa thuận phải có ý kiến của người đó về việc đồng ý làm con nuôi, trừ trường hợp người đó bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Người nhận nuôi con nuôi không cư trú tại xã, phường, thị trấn, nơi đăng ký việc nuôi con nuôi theo khoản 2 điều 25 của Nghị định số 158/2005/NĐ – CP ngày 27/12/ 2005, thì giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người nhận con nuôi cư trú, về việc người đó có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.

phố, trưởng thôn, già làng, trưởng bản nơi người nhận con nuôi thường trú về nhân thân và đạo đức của người đó;

4. Giấy xác nhận về tình trạng tài sản, khả năng kinh tế, tình hình thu nhập, chỗ ở của người nhận con nuôi bảo đảm việc nuôi con nuôi; 5. Hai ảnh mới nhất của trẻ em chụp toàn thân nhìn thẳng.

Ghi chú: Tùy trường hợp nhận trẻ em làm con nuôi, cần có thêm các giấy tờ sau:

1. Đối với trẻ em bị bỏ rơi, phải có biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi;

2. Đối với trẻ mồ côi, phải có bản sao chứng tử của cha, mẹ;

3. Đối với trẻ em sống ở cơ sở nuôi dưỡng, phải có quyết định tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng.

Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi

-Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi.

Nhận xét:

- Qua bảng so sánh trên ta có thể thấy, Dự thảo Luật Nuôi con nuôi đã có những quy định chi tiết và rõ ràng hơn về hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi nhằm đảm bảo nguyên tắc hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi phải thống nhất và phản ánh đầy đủ điều kiện của người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

- So với pháp luật hiện hành thì hồ sơ của người nhận con nuôi được quy định đầy đủ và chặt chẽ hơn, tăng cường mức độ bảo đảm về tình trạng nhân thân, về điều kiện của người xin nhận con nuôi theo hướng lựa chọn những cha, mẹ nuôi có phẩm chất và sức khỏe để nhận con nuôi.

- Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi thì về cơ bản Dự thảo luật kế thừa quy định của điều 26 Nghị định 158/2005/NĐ – CP ngày 27 tháng 12/ 2005 Về đăng ký và quản lý hộ tịch. Dự thảo chỉ quy định thêm về việc nộp ảnh của người được nhận làm con nuôi ( khoản 2 điều 25) và quyết định tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng ( khoản 3 điều 25) đối với trẻ em được nhận làm con nuôi đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng.

2.2.2 Trình tự, thủ tục nhận nuôi con nuôi theo quy định của luật hiện hành 2.2.2.1 Xem xét hồ sơ

Theo khoản 2 điều 27 Nghị định số 158/2005/NĐ – CP ngày 27/12/2005, thì sau khi nhận đầy đủ hồ sơ và trước khi đăng ký việc nuôi con nuôi, cán bộ Tư pháp hộ tịch nơi tiến hành đăng ký việc nuôi con nuôi phải tiến hành xác minh kỹ các nội dung như:

- Tính tự nguyện của việc cho và nhận con nuôi;

- Tư cách của người nhận con nuôi;

- Mục đích nhận con nuôi.

Pháp luật quy định thời hạn xác minh kiểm tra các nội dung nói trên không quá 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần xác minh thêm thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 5 ngày. Như vậy, theo quy định của nghị định 158/2005/NĐ – CP thì đã rút ngắn được 2 ngày so với nghị định 83/1998/NĐ – CP. Việc rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục đã góp phần làm cho thủ tục nuôi con nuôi nhanh gọn.

Sau thời gian nói trên, nếu mọi điều kiện cần thiết cho việc nuôi con nuôi đều hội đủ, thì Ủy ban nhân xã tiến hành đăng ký việc nuôi con nuôi.

Về nguyên tắc, để việc nuôi con nuôi có giá trị pháp lý, được pháp luật công nhận và bảo vệ thì phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và ghi vào sổ hộ tịch. Tuy nhiên, có trường hợp mặc dù các bên đi đăng ký nhưng do một bên hoặc các bên không đủ điều kiện nhận nuôi con nuôi hoặc làm con nuôi. Thì cơ quan đăng ký việc nuôi con nuôi phải từ chối đăng ký và giải thích rõ lý do bằng văn bản.

Quy định này nhằm bảo đảm việc tuân thủ các quy định của pháp luật về các điều kiện của người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Chỉ khi người nhận nuôi con nuôi đáp ứng các điều kiện tại điều 69 và 70; người được nhận làm con nuôi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại điều 68 và cả hai bên cùng thỏa mãn các

quy định tại điều 67 và 71 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, thì quan hệ nuôi con nuôi mới được thừa nhận và được cơ quan nhà nước tiến hành thủ tục đăng ký.

Nếu cha, mẹ đẻ, người giám hộ và người nhận nuôi con nuôi không đồng ý thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật ( theo điều 73 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000).

2.2.2.2 Đăng ký và giao nhận con nuôi

Trường hợp xét thấy có đủ điều kiện công nhận việc nuôi con nuôi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành thực hiện lễ giao nhận con nuôi, khoản 3 điều 27 Nghị định 158/2005/ NĐ – CP quy định: “ Tại lễ giao nhận nuôi con nuôi, bên cho, bên nhận con nuôi phải có mặt; Nếu người được nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên thì cũng phải có mặt”.

Cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký việc nuôi con nuôi và quyết định công nhận việc nuôi con nuôi. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính quyết định công nhận việc nuôi con nuôi. Bản sao của quyết định công nhận việc nuôi con nuôi được cấp theo yêu cầu của bên cho và nhận con nuôi. Bên cho con nuôi có trách nhiệm giao cho cha, mẹ nuôi bản chính giấy khai sinh của con nuôi. Như vậy, pháp luật Việt Nam quy định khá cụ thể và chặt chẽ thủ tục nhận nuôi con nuôi. Pháp luật thế giới quy định thủ tục nhận nuôi con nuôi theo một trong hai phương thức: quyết định của cơ quan có thẩm quyền ( Tòa án, Ủy ban nhân dân địa phương…) hoặc thông qua sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi và người con nuôi. Dù theo phương thức nào thì hiệu lực của việc nhận con nuôi cũng đều được xác định bằng quyết định và việc vào sổ đăng ký của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.2.2.3 Trình tự, thủ tục nhận nuôi con nuôi ở vùng dân tộc thiểu số - Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi ở các vùng dân tộc thiểu số - Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi ở các vùng dân tộc thiểu số

Được thực hiện theo nghị số 32/2002/NĐ – CP ngày 27/3/2002 Quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 đối với các dân tộc thiểu số. Quy định tại nghị định này có phần đơn giản hơn, nhằm phát huy phong tục, tập quán tốt đẹp và khuyến khích đồng bào thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

Điều 15 nghị định số 32/ 2002/ NĐ – CP thể hiện sự tôn trọng của nhà nước đối với phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số: “ Nhà nước khuyến khích phát huy tập quán của các dân tộc nhận những người thân thích trong dòng họ có hoàn cảnh khó khăn và những trẻ em không nơi nương tựa làm con nuôi, nếu việc nuôi con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. vận động xóa bỏ tập quán nhận nuôi con nuôi mà người nhận nuôi con nuôi không hơn được người được nhận làm con nuôi từ 20 tuổi trở lên”.

Việc đăng ký nuôi con nuôi theo điều 16 Nghị định 32/2002/ NĐ – CP ngày 27/3/2002 quy định tiến hành như sau:

+ Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận nuôi con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi, thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi.

+ Để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên, việc đăng ký nuôi con nuôi được thực hiện tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tại tổ dân phố, thôn, bản, phum, sóc, nơi cư trú của người nhận nuôi con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.

+ Khi đăng ký nuôi con nuôi, người xin nhận nuôi con nuôi phải nộp đơn xin nhận nuôi con nuôi và các giấy tờ hợp lệ khác. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành xác minh việc xin nhận nuôi con nuôi, nếu đã có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật, thì thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi. Sau khi bên giao và bên nhận nuôi con nuôi cùng ký tên vào sổ đăng ký nhận nuôi con nuôi và biên bản giao, nhận con nuôi, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ký quyết định công nhận nuôi con nuôi. Bản chính quyết định công nhận nuôi con nuôi được giao cho mỗi bên một bản tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tại nơi cư trú của người nhận nuôi con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.

+ Việc đăng ký nuôi con nuôi cho người dân thuộc các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa được miễn phí.

-Con nuôi thực tế

Nghị quyết số 01/NQ – HĐTP ngày 10/01/1988 hướng dẫn : “ đối với những trường hợp nuôi con nuôi trước ngày Luật hôn nhân và Gia đình 1986 có hiệu lực (03/01/1987) thì vẫn có giá trị pháp lý ( trừ những việc nuôi con nuôi trái với mục đích xã hội của việc nhận nuôi con nuôi như: nuôi con nuôi nhằm bóc lột sức lao động hoặc sử dụng con nuôi cho những hoạt động xấu xa phạm pháp). Nếu việc nhận con nuôi trước đây chưa được ghi vào sổ hộ tịch nhưng việc nuôi con nuôi đã được mọi người công nhận, cha, mẹ nuôi đã thực hiện nghĩa vụ đối với con nuôi, thì việc nuôi con nuôi vẫn có những hậu quả pháp lý như luật định”.

Như vậy, quan hệ nuôi con nuôi thực tế được xác lập trước ngày 03/01/1987 được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, Nghị quyết 01/NQ – HĐTP đã hết hiệu lực và vấn đề này được tiếp tục điều chỉnh tại điều 17 Nghị định số 32/2002/NĐ – CP ngày 27/03/2002 Quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình đối với các dân tộc thiểu số: “ Những trường hợp nhận nuôi con nuôi được xác lập trước ngày 01/01/2001, ngày Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 có hiệu lực pháp luật, mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng có đủ điều kiện theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 và trên thực tế, quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi đã được xác lập , các bên đã thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của

mình, thì được pháp luật công nhận và được nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nuôi con nuôi. Nếu có tranh chấp liên quan đến việc xác định quan hệ giữa cha, mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi thì do tòa án quyết định”.

Như vậy, pháp luật Hôn nhân và Gia đình chỉ thừa nhận việc nuôi con nuôi thực tế được xác lập trước ngày 01/01/2001 đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các quan hệ nuôi con nuôi xác lập sau ngày 01/01/2001 chỉ được pháp luật công nhận sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các quan hệ nuôi con nuôi ở các vùng khác nếu không thực hiện thủ tục đăng ký thì không được công nhận giá trị pháp lý (37).

2.2.3 Trình tự, thủ tục nhận nuôi con nuôi theo Dự thảo Luật Nuôi con nuôi ( Dự thảo lần 5, Kỳ họp thứ 7 – Quốc Hội khóa XII) ( Dự thảo lần 5, Kỳ họp thứ 7 – Quốc Hội khóa XII)

Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi được quy định từ điều 25 tới điều 27 của Dự thảo Luật Nuôi con nuôi, quy định về hồ sơ, thủ tục đăng ký nuôi con nuôi, kiểm tra việc nuôi con nuôi.

2.2.3.1 Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi

Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước được quy định thống nhất, đơn giản nhằm tạo thuận lợi cho người dân nhưng vẫn đảm bảo sự chặt chẽ “ Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu xét thấy hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi đáp ứng được đầy đủ điều kiện theo quy định của luật này, thì quyết định đăng ký việc nuôi con nuôi, ghi vào sổ theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi để ghi chú việc nuôi con nuôi”. Nếu việc đăng ký nuôi con nuôi được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã , nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi, thì sau khi đăng ký, thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người nhận con nuôi để ghi chú việc nuôi con nuôi theo quy định

Một phần của tài liệu quan hệ cha, mẹ nuôi – con nuôi trong luật hôn nhân và gia đình và dự thảo luật nuôi con nuôi (Trang 43)