Quan hệ với gia đình người nuôi

Một phần của tài liệu quan hệ cha, mẹ nuôi – con nuôi trong luật hôn nhân và gia đình và dự thảo luật nuôi con nuôi (Trang 49)

- Quan hệ cha, mẹ nuôi – con nuôi

Kế thừa tư tưởng của Luật Hôn nhân và Gia đình 1959, 1986, điều 74 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 có quy định: “kể từ thời điểm đăng ký việc nuôi con nuôi, giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi có các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000”. Quy định này thể hiện nguyên tắckhông phân biệt đối xử giữa các con, con nuôi có quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản giống như con đẻ. Như vậy, kể từ thời điểm được nhận làm con nuôi thì cha, mẹ nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như giữa cha, mẹ đẻ và con đẻ. Cụ thể:

+ Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. ( Theo khoản 1 điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000).

(38)

Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, TS Nguyễn Ngọc Điện, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí

+ Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. ( Theo khoản 1 điều 36 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000).

+ Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Cha, mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con. Cha, mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con. Khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được, cha, mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con. ( Theo điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000). + Cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ, hoặc có người khác đại diện theo pháp luật. ( Điều 39 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000).

+ Cha, mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật Dân sự. ( Điều 40 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000).

+ Cha, mẹ có quyền quản lý hoặc ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự, cha, mẹ có quyền định đoạt tài sản riêng của con dưới 15 tuổi vì lợi ích của con và có tính đến nguyện vọng của con nếu con từ 9 tuổi trở lên, nếu con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi khi định đoạt tài sản riêng có giá trị lớn của mình hoặc dùng tài sản riêng để kinh doanh thì phải có sự đồng ý của cha mẹ. ( Điều 45, 46 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000).

+ Cha, mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ xúc phạm con, không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. ( Theo khoản 2 điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000).

+ Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha, mẹ, lắng nghe lời khuyên đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha, mẹ, nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha, mẹ. ( Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000). + Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha, mẹ, đặc biệt khi cha, mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật; trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha, mẹ. ( Theo khoản 2 điều 36 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000).

+ Quyền thừa kế: Trong trường hợp cha, mẹ nuôi chết, con nuôi là người thừa kế được gọi theo pháp luật ở hàng thứ nhất ( Theo điểm a khoản 1 điều 679 Bộ luật Dân sự 2005). Ngược lại, con nuôi chết, thì cha, mẹ là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của con nuôi, bên cạnh cha, mẹ ruột của con nuôi. ( Cùng điều luật) (39). Như vậy, giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi có sự thừa kế qua lại.

+ Việc kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi luôn bị cấm trong pháp luật Việt Nam.

- Quan hệ giữa người được nhận nuôi và các thành viên khác trong gia đình của người nhận nuôi

Trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam, người được nuôi hoàn toàn không có quan hệ gì với các thành viên khác trong gia đình người người nhận nuôi. Người được nhận nuôi không phải là anh, chị, em đối với con ruột của người nhận nuôi, không phải là cháu nội hay cháu ngoại đối với cha, mẹ của cha nuôi hay mẹ nuôi. Thông thường người nhận nuôi con nuôi có vợ ( chồng), thì vợ và chồng cùng đứng ra nhận nuôi con nuôi; nhưng nếu chỉ có vợ hoặc chồng đứng ra nhận con nuôi , thì người được nhận nuôi không phải là con nuôi của người còn lại.

Do đó đã dẫn đến một vài hệ quả là:

+ Việc kết hôn giữa người được nhận nuôi với những người thân khác của người nuôi không bị cấm bởi luật viết. Tuy nhiên, cần lưu ý dù con nuôi của vợ không nhất thiết đồng thời là con nuôi của chồng, trường hợp người nhận nuôi và người được nhận nuôi là nữ và cuộc hôn nhân của người nhận nuôi con nuôi chấm dứt , thì chồng cũ của người nhận nuôi không có quyền kết hôn với con nuôi của vợ cũ của mình, vì theo khoản 4 điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 cấm kết hôn “ giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi,… , bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”. Việc pháp luật cấm kết hôn với con riêng của vợ ( chồng), thì không phân biệt con riêng ấy là con nuôi hay con ruột.

+ Một vấn đề nữa được đặt ra là người được nhận nuôi có thể thế vị người nhận nuôi để nhận một phần di sản mà nếu như người nhận nuôi được hưởng của cha, mẹ nếu như còn sống, hay không? Theo ý kiến của cá nhân tôi thì con nuôi có thể thừa kế thế vị đối với cha, mẹ nuôi. Vì theo quy định tại điều 678 Bộ Luật Dân sự 2005 “ con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và được thừa hưởng thừa kế di sản theo quy định tại điều 676 – Người thừa kế theo pháp luật và điều 677 Thừa kế thế vị

(39)

Bình luận khoa học luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, TS Nguyễn Ngọc Điện, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí

-Họ tên và dân tộc của con nuôi

+ Việc thay đổi họ, tên của con nuôi

Về nguyên tắc, việc nuôi con nuôi không đương nhiên có tác dụng thay đổi “Họ” của con nuôi theo họ của người nuôi. Theo điều 75 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 thì cha, mẹ nuôi có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền (UBND) quyết định việc thay đổi họ, tên của người con nuôi.

Căn cứ thay đổi: điều 27 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định những trường hợp cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi họ tên. Trong đó, có trường hợp việc thay đổi họ, tên theo yêu cầu của cha, mẹ nuôi về việc thay đổi họ tên cho con nuôi (40).

 Thủ tục: Theo quy định tại điều 37 của Nghị định số 158/2005/NĐ – CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch thì: “ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi; Ủy ban nhân dân cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi”.

Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ 9 tuổi trở lên, phải được sự đồng ý của người đó (Theo khoản 1 điều 75 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, khoản 1 điều 38 nghị định 158/2005/NĐ – CP). Nếu sự thay đổi không có sự đồng ý của người này thì việc thay đổi không có giá trị pháp lý và không được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Việc thay đổi họ, tên của người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ ( khoản 1 điều 38 Nghị định 158/2005/NĐ – CP).

Một vấn đề nữa đó là việc “ thay đổi cha, mẹ” trong giấy khai sinh, có nghĩa là chuyển từ cha, mẹ nuôi thành cha, mẹ đẻ trong giấy khai sinh có được hay không? Tại điều 28 Nghị định 158/2005/NĐ – CP quy định như sau: “ Trong trường hợp con nuôi là trẻ bị bỏ rơi mà phần khai về cha, mẹ trong giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh còn để trống, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký khai sinh, căn cứ vào quyết định công nhận việc nuôi con nuôi ghi bổ sung các thông tin của cha, mẹ nuôi vào phần khai về cha, mẹ trong giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh của con nuôi, nếu

(40)

Theo khoản 1 điểm b điều 27 Bộ luật Dân sự 2005: “ theo yêu cầu của cha, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ,

cha, mẹ nuôi có yêu cầu. Trong cột ghi chú của sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”; Trong trường hợp giữa cha, mẹ đẻ và cha, mẹ nuôi có sự thỏa thuận về việc thay đổi phần khai về cha, mẹ từ cha, mẹ đẻ sang cha, mẹ nuôi trong giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh của con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho con nuôi đăng ký khai sinh lại theo những nội dung thay đổi đó. Trong cột ghi chú của sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “ cha, mẹ nuôi”. Việc đăng ký khai sinh lại phải được ghi rõ trong cột ghi chú của sổ đăng ký khai sinh trước đây. Bản chính và bản sao giấy khai sinh của con nuôi được cấp theo nội dung mới. Giấy khai sinh cũ phải thu hồi. Việc thay đổi phần khai về cha, mẹ phải được sự đồng ý của con nuôi, nếu con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên”.

Giấy khai sinh là một căn cứ pháp lý để chứng minh mối quan hệ giữa cha, mẹ và con. Đứa trẻ sinh ra phải được đăng ký khai sinh, có ghi rõ họ, tên cha, mẹ đẻ thì coi như đã xác định nguồn gốc, huyết thống. Chỉ khi nào có quyết định của cơ quan có thẩm quyền ( Ủy ban nhân dân hoặc tòa án). Xác định đứa trẻ không phải là con của người đó, thì cơ quan hộ tịch mới có thể thay đổi họ tên cha, mẹ trong giấy khai sinh của đứa trẻ.

Việc đăng ký nuôi con nuôi sẽ xác lập thêm mối quan hệ pháp lý mới giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi, tuy nhiên mối quan hệ giữa con nuôi với cha, mẹ đẻ vẫn còn tồn tại, không đương nhiên hoặc mặc niên chấm dứt hay thay đổi, nên các nội dung trong giấy khai sinh vẫn giữ nguyên. Về nhu cầu thay đổi họ tên của người con nuôi, theo điều 75 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 quy định: “ Theo yêu cầu của cha, mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Việc thay đổi họ tên của con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó”.

Như vậy, sau khi làm thủ tục nuôi con nuôi thì cha, mẹ nuôi chỉ có thể xin thay đổi họ tên của con nuôi chứ không thể thay đổi họ tên của cha, mẹ nuôi thành cha, mẹ đẻ trong giấy khai sinh của trẻ em được.

+ Việc xác định lại dân tộc của con nuôi

Trước khi có nghị định 70/2001/ NĐ – CP quy định chi tiết Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, có vẻ như người được nhận làm con nuôi đương nhiên sẽ mang dân tộc của người nhận nuôi kể từ khi được nhận làm con nuôi. Theo khoản 2 điều 75 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 quy định: “ việc xác định lại dân tộc của con nuôi được thực hiện theo quy định tại điều 30 của Bộ luật Dân sự”. Thời điểm này Bộ luật Dân sự 1995 được áp dụng, điều 30 quy định những trường hợp xác định lại dân tộc, trong đó có trường hợp người đã thành niên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc theo dân tộc của cha, mẹ đẻ trong trường hợp làm con nuôi của

người thuộc dân tộc khác. Điều đó có nghĩa là khi làm con nuôi thì đương niên người con nuôi đó sẽ theo dân tộc của cha, mẹ nuôi dù biết hay không biết cha, mẹ đẻ là ai. Khi nghị định 70/2001/ NĐ – CP được ban hành, thì vấn đề này được quy định tại điều 22 như sau: “ Con nuôi được xác định dân tộc theo dân tộc của cha, mẹ đẻ. Trường hợp cha, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của người con nuôi được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ đẻ; Trong trường hợp không xác định được cha, mẹ đẻ của người con nuôi là ai, thì dân tộc của người con nuôi được xác định theo dân tộc của cha hoặc mẹ nuôi, theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ nuôi; nếu sau đó xác định được cha, mẹ đẻ, thì dân tộc của con nuôi có thể xác định lại theo yêu cầu của người con nuôi đã thành niên, yêu cầu của cha, mẹ đẻ hoặc của cha, mẹ nuôi”.

Như vậy, sự ra đời của nghị định 70/2001/ NĐ – CP rất phù hợp với khoản 2 điều 28 Bộ luật dân sự 2005 quy định về những trường hợp xác định lại dân tộc. Khắc phục được những khoảng trống pháp lý mà điều 28 Bộ luật Dân sự đã để lại đó là xác định lại dân tộc của mình khi tìm được cha, mẹ đẻ lúc chưa thành niên, và việc xác định lại dân tộc của con nuôi khi vẫn còn duy trì mối quan hệ với cha, mẹ nuôi mà tìm được cha, mẹ đẻ của mình.

Một phần của tài liệu quan hệ cha, mẹ nuôi – con nuôi trong luật hôn nhân và gia đình và dự thảo luật nuôi con nuôi (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)