Những mặt tích cực

Một phần của tài liệu quan hệ cha, mẹ nuôi – con nuôi trong luật hôn nhân và gia đình và dự thảo luật nuôi con nuôi (Trang 69)

Pháp luật về nuôi con nuôi thời gian qua đã tạo cơ sở quan trọng trong việc giải quyết cho, nhận nuôi con nuôi trong nhân dân. Hiện nay chưa có đủ điều kiện để nắm

được một cách đầy đủ, chính xác các số liệu thống kê, cũng như đáng giá được thực trạng tình hình giải quyết việc nuôi con nuôi ở Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên qua thực tiễn cho thấy, nhu cầu xin nuôi con nuôi trong những năm gần đây có xu hướng tăng, không những trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, mà còn vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Theo số liệu thống kê hằng năm của các sở tư pháp thì số lượng xin nhận nuôi con nuôi trong nước có phần ít hơn nuôi con nuôi nước ngoài. Hầu hết các trường hợp nhận nuôi con nuôi đều xuất phát từ tình cảm và tính nhân đạo.

Xuất phát từ nhận thức của bản chất việc nuôi con nuôi là một vấn đề nhân đạo, đồng thời cũng nhằm quyền lợi chính đáng của người con nuôi cũng như của người nhận nuôi con nuôi, nên các quy định về nuôi con nuôi ngày càng được hoàn thiện hơn. Theo báo cáo của các sở tư pháp cũng như qua công tác kiểm tra, có thể thấy rằng, các trường hợp xin con nuôi trong nước đều chấp hành đúng với quy định của pháp luật. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại một số khó khăn vướng mắc cần phải giải quyết. 3.1.2 Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được như nêu trên, việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi trong các năm qua cho thấy cũng còn nhiều hạn chế, bất cập. Đối với việc nuôi con nuôi trong nước hầu như không phát sinh các vấn đề tiêu cực nhưng bên cạnh đó lại phát sinh những vướng mắc về thủ tục, quy định của pháp luật, kiến thức pháp luật về nuôi con nuôi của người dân còn rất hạn chế…

Khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết vần đề nuôi con nuôi ở một số địa phương vẫn chưa có sự đồng nhất. Có địa phương vận dụng quá cứng nhắc các văn bản hướng dẫn về thủ tục nhận nuôi con nuôi, dẫn đến việc gây khó khăn, phiền hà

Phân loại vi phạm Tính chất mức độ của từng loại vi phạm Ghi chú STT Vi phạm khác Không đăng ký Trục lợi Thừa Kế Hưởng chế độ chính sách Ít nghiêm trọng Nghiêm trọng 139 13 7 15 154 298 8

cho người dân trong việc xin nhận nuôi con nuôi, nhưng cũng có những địa phương lại rất dễ dãi, dẫn đến là những sai lầm, thiếu sót về trình tự thủ tục, cũng như các điều kiện cần thiết khi tham gia vào quan hệ nuôi con nuôi.

Một khó khăn khác, đó là vẫn có nhiều trường hợp nuôi con nuôi trên thực tế nhưng không đăng ký theo quy định của pháp luật về cho và nhận nuôi con nuôi mà chỉ có sự thỏa thuận của hai bên ( bên cho con nuôi và bên nhận con nuôi); còn tồn tại nhiều hình thức nuôi con nuôi có tính chất “dân gian” trong nhân dân ( như việc nuôi con nuôi theo phong tục tập quán, nuôi con nuôi tình nghĩa, con nuôi lập tự…), làm mất đi ý nghĩa, giá trị của việc nuôi con nuôi đích thực, ảnh hưởng đến quyền lợi của con nuôi, bố mẹ nuôi; nhiều trường hợp đến nay con nuôi đã lớn tuổi, không đủ điều kiện để làm thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hay việc do các quy định của pháp luật về điều kiện cho và nhận nuôi con nuôi chưa cụ thể, rõ ràng, đặc biệt pháp luật không có quy định cấm, nên trong thực tế đã phát sinh những trường hợp người dân lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng…chỉ để hưởng chính sách, chế độ ưu tiên của nhà nước mà không đảm bảo mục đích của việc nuôi con nuôi. Thậm chí có trường hợp cho con đẻ là con nuôi, để rồi lại sinh con tiếp, vi phạm pháp luật và chính sách kế hoạch hóa gia đình ( sinh con thứ 3, thứ 4…)

3.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế

- Quy định của pháp luật chưa bảo đảm khả thi

Nhiều quy định của Nghị định 158/2005/ NĐ – CP về việc giải quyết cho, nhận nuôi con nuôi trong nước chưa phù hợp với thức tế ( quy định về điều kiện cho, nhận con nuôi, thủ tục xác định lại dân tộc cho người con nuôi; thủ tục thông báo đối với trẻ bị bỏ rơi; quy định về thay đổi phần khai của cha, mẹ đẻ sang cha, mẹ nuôi; không có quy định việc đăng ký nuôi con nuôi quá hạn). Do đó, trong quá trình giải quyết những trường hợp cụ thể đã gặp những vướng mắc. Hơn nữa, nghị định không có quy định chặt chẽ về chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi, dẫn đến việc thực hiện các quy định pháp luật chưa nghiêm.

- Biên chế, năng lực, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ còn hạn chế Biên chế cho cán bộ tư pháp cấp xã chỉ có 1 cán bộ. Việc ít bồi dưỡng, nâng cao kiến thức làm ảnh hưởng đến trình độ, năng lực chuyên môn , nghiệp vụ của cán bộ tư pháp – hộ tịch cấp cơ sở.

- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật còn hạn chế

Một số tỉnh miền núi, địa hình đi lại khó khăn, nhiều dân tộc ít người, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch chưa làm tốt nên nhận thức của

người dân thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ đăng ký việc cho và nhận con nuôi không được thực hiện tốt.

Thiếu sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đăng ký hộ tịch. Hơn nữa do trình độ dân trí thấp và còn nhiều hạn chế, nhất là các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới…

3.2 Giải pháp và kiến nghị đối với pháp luật hiện hành

Như chúng ta đều biết, việc nhận nuôi con nuôi là một việc làm mang tính nhân đạo sâu sắc và nhà nước ta luôn khuyến khích các cá nhân nhận nuôi con nuôi, những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Việc tìm và tạo cho các em một gia đình thay thế, để các em có một gia đình để được chăm sóc , nuôi dưỡng, giáo dục tốt, để các em có thể trở thành những công dân có ích cho xã hội, luôn được đảng và nhà nước ta chú trọng và quan tâm. Chính vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý cho những người có nguyện vọng muốn nhận nuôi con nuôi sẽ được dễ dàng và thuận lợi hơn. Do đó, cần phải được các cơ quan có chức năng cũng như các nhà làm luật sửa đổi và hoàn thiện. Theo tôi trước mắt cần tiến hành giải quyết một số vấn đề sau:

3.2.1 Đối với vấn đề nuôi con nuôi thực tế

Vấn đề nuôi con nuôi thực tế không phải là vấn đề đến bây giờ nó mới phát sinh mà nó đã xuất hiện trước lúc Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 được thông qua. Đây là vấn đề mà trong thực tiễn đã xuất hiện rất nhiều, đó là việc nhận nuôi con nuôi mà trong quá trình nhận nuôi vì những lý do khác nhau, người nhận nuôi đã không tiến hành đăng ký nhận con nuôi. Sau một thời gian chung sống và gắn bó, đã làm phát sinh mối quan hệ tình cảm gắn bó, thân thiết giữa người nuôi và người được nhận nuôi, nhưng mối hệ này ngay từ lúc xác lập đã không được sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và việc pháp luật không công nhận thì sẽ rất thiệt thòi cho cha, mẹ nuôi và con nuôi và vấn đề trên chưa có cơ sở giải quyết.

Theo điều 72 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000: “ Việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký và ghi vào sổ hộ tịch” . Điều 17 Nghị định 32/2002/NĐ – CP ngày 27/3/2002: “ những trường hợp nhận nuôi con nuôi được xác lập trước ngày 01/01/2001 ngày Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 có hiệu lực pháp luật, mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng có đủ điều kiện theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 và trên thực tế , quan hệ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi đã được xác lập, các bên đã thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình, thì được pháp luật công nhận và được nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nuôi con nuôi. Nếu có tranh chấp liên quan

đến việc xác định quan hệ giữa cha, mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi thì do tòa án giải quyết”.

Như vậy, việc nuôi con nuôi thực tế chỉ được công nhận nếu việc đó được xác lập giữa “ công dân thuộc các dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng sâu vùng xa” trước ngày 01/01/2001 nhưng chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với trường hợp nuôi con nuôi phát sinh sau ngày 01/01/2001 giữa công dân các dân tộc thiểu số phải thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi theo điều 16 của Nghị định 32/2002/NĐ – CP. Còn những trường hợp đăng ký nuôi con nuôi ở các vùng khác mà không đăng ký theo quy định của pháp luật thì không được thừa nhận là có phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi.

Mặt khác, với những quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 việc đăng ký nuôi con nuôi trở nên khó khăn, vì vào thời điểm nhận nuôi con nuôi thì con nuôi thỏa điều kiện về tuổi để được nhận làm con nuôi, nhưng đến khi đăng ký thì có thể đã vượt quá 15 tuổi. Chính vì thế đã gây khó khăn cho người dân trong việc đăng ký nuôi con nuôi và cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Tôi cho rằng vấn đề này nên có một văn bản riêng biệt để điều chỉnh và văn bản này có thể giải quyết như sau:

Trường hợp 1: Quan hệ nuôi con nuôi được xác lập trước ngày 3/01/1987, ngày luật Hôn nhân và Gia đình 1986 có hiệu lực, mà người nhận nuôi và con nuôi đáp ứng đầy đủ các điều kiện của việc nuôi con nuôi theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 1986, các bên đã thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con đối với nhau trên thực tế, quan hệ cha, mẹ và con đã được mọi người thừa nhận và vẫn đang tồn tại trên thực tế, thì được công nhận có quan hệ cha, mẹ và con theo quy định của pháp luật. Các bên có nguyện vọng đăng ký việc nuôi con nuôi thì được khuyến khích và giải quyết. Nếu các bên thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi, thì quan hệ cha, mẹ và con vẫn được công nhận từ khi bắt đầu chung sống.

Trường hợp 2: Quan hệ nuôi con nuôi bắt đầu sau 3/01/1987 ( ngày Luật Hôn nhân và Gia đình 1986 có hiệu lực) đến trước ngày 01/01/2001, trong đó người nhận nuôi và con nuôi đáp ứng đầy đủ các điều kiện của việc nuôi con nuôi theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 1986, tại thời điểm xác lập quan hệ, các bên đã thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con đối với nhau trên thực tế, quan hệ cha, mẹ và con đã được mọi người thừa nhận và vẫn đang tồn tại trên thực tế, thì các bên có quyền được đăng ký việc nuôi con nuôi để hợp pháp hóa quan hệ nuôi con nuôi trong vòng 2 năm, kể từ ngày văn bản chuyên biệt điều chỉnh vấn đề này có hiệu lực, kể cả trong trường hợp con nuôi đã quá tuổi theo luật định. Nếu việc nuôi con nuôi đăng ký trong thời hạn 2 năm đó thì quan hệ cha, mẹ và con giữa các bên được công

nhận kể từ khi bắt đầu xác lập. Nếu trong khoảng thời hạn 2 năm mà các bên chưa thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi mà có tranh chấp thì quan hệ giữa cha, mẹ và con giữa người nhận nuôi và con nuôi vẫn được công nhận. Nếu sau thời gian 2 năm mà các bên vẫn không tiến hành đăng ký việc nuôi con nuôi, thì khi có tranh chấp, quan hệ giữa hai bên không được công nhận là quan hệ cha, mẹ và con.

Trường hợp 3: Mọi quan hệ nuôi con nuôi bắt đầu từ ngày 01/01/2001 mà không đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì đều không có giá trị pháp lý

Theo tôi, Dự thảo Luật Nuôi con nuôi cần cân nhắc và có quy định rõ ràng, cụ thể, hợp tình, hợp lý, để giải quyết thỏa đáng những trường hợp nuôi con nuôi thực tế đã tồn tại trước đây, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi.

3.2.2 Đối với việc vợ chồng nhận nuôi con nuôi

3.2.2.1 Vợ chồng trong quan hệ hôn nhân thực tế

Như đã phân tích ở chương II về vấn đề đối với người nuôi là vợ, chồng. Tôi có phân tích về vấn đề về việc nhận nuôi con nuôi của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân thực tế. Việc nhận nuôi con nuôi đối với trường hợp này khá rắc rối. Theo tôi cần có những quy định cụ thể giải quyết việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ, chồng mà nhận nuôi con nuôi sẽ giải quyết theo hướng sau (48):

- Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau từ trước ngày 3/1/1987 mà quan hệ vợ chồng đã được xác lập, họ đã làm thủ tục nhận nuôi con nuôi chung ( có đăng ký việc nuôi con nuôi) thì đứa con được xác định là con nuôi chung của vợ, chồng. Nếu chỉ một người nhận nuôi con nuôi thì đứa trẻ là con nuôi riêng của một bên.

- Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau từ ngày 3/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001, họ đã cùng nhận nuôi con nuôi trong thời gian chung sống thì cần giải quyết như sau:

+ Nếu hai bên nam, nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn trong thời gian luật định, quan hệ vợ chồng được xác lập từ thời điểm bắt đầu chung sống thì con nuôi được xác định là con nuôi chung của vợ, chồng.

+ Nếu trong thời gian luật định họ không đăng ký kết hôn thì đứa con đã nhận nuôi chỉ được coi là con riêng của một bên ( người nam hoặc người nữ). Nếu họ vẫn muốn nhận đứa trẻ làm con nuôi chung thì họ phải thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.

(48)

Một số ý kiến về việc vợ chồng nhận nuôi con nuôi, Tạp chí luật học số 2/2005, ThS Nguyễn Thị Phương

+ Sau thời gian luật định hai bên nam, nữ có thể kết hôn vào bất cứ thời điểm nào, việc kết hôn được thực hiện theo nghị định 83/1998/NĐ - CP thì quan hệ vợ chồng được xác định từ thời điểm đăng ký kết hôn. Sau khi đăng ký kết hôn, vợ, chồng có thể tiến hành thủ tục nhận nuôi con nuôi chung theo quy định của pháp luật.

- Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ, chồng từ ngày 3/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 mà họ chưa nhận nuôi con nuôi trong thời gian chung sống, sau ngày 01/01/2001 họ mới có nguyện vọng nhận nuôi con nuôi thì cần giải quyết như sau:

+ Nếu có nguyện vọng nhận nuôi con nuôi thì chỉ giải quyết cho một người nhận nuôi con nuôi và đó là con nuôi riêng của một bên nếu hai người chưa có đăng ký kết hôn hợp pháp.

+ Nếu họ có đăng ký kết hôn hợp pháp thì có thể cho nhận con nuôi chung, nếu có nguyện vọng cùng nhận nuôi con nuôi, đứa trẻ được nhận nuôi là con nuôi chung của

Một phần của tài liệu quan hệ cha, mẹ nuôi – con nuôi trong luật hôn nhân và gia đình và dự thảo luật nuôi con nuôi (Trang 69)