-Điều kiện đối với người nuôi là cá nhân độc thân
Theo điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, người nuôi phải có đầy đủ các điều kiện sau đây: “ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên; Có tư cách đạo đức tốt; Có điều kiện bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con nuôi; Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”. Việc quy định như vậy, nhằm đảm bảo người nhận nuôi con nuôi thực hiện tốt chức năng làm cha, làm mẹ của mình. Người nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về: năng lực hành vi, tư cách đạo đức tốt, điều kiện để bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, mức chênh lệch về độ tuổi, và có hạnh kiểm về tư pháp tốt.
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ:
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
Từ đủ mười tám tuổi trở lên;
Không phải là người bị mất năng lực hành vi. Và không phải là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (28).
Điều kiện về năng lực hành vi dân sự của người nhận nuôi con nuôi là quy định mới của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 so với Luật Hôn nhân và Gia đình 1986. Quy định này rất cần thiết cho việc đảm bảo cho người con nuôi được chăm sóc, nuôi dưỡng và hưởng một cuộc sống hạnh phúc, trọn vẹn…Nếu người nhận nuôi con nuôi không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Thì họ sẽ không nhận thức được trách nhiệm làm cha, làm mẹ của mình, không thể bày tỏ ý chí của mình một cách đúng đắn trong việc nhận nuôi con nuôi, và trong suốt quá trình nuôi dưỡng thì không thể bảo đảm được cuộc sống bình thường, đầy đủ, hạnh phúc cho người con nuôi. Như thế, mục đích của việc nhận nuôi con nuôi không đạt được.
Tuy nhiên, trong trường hợp người nhận nuôi con nuôi là người “ già yếu, cô đơn” thì vấn đề năng lực hành vi dân sự không được pháp luật nhắc tới. Và theo tôi thì người được nhận làm con nuôi của người “già yếu, cô đơn”, mới phải là người cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Vì ở đây mục đích của việc nuôi con nuôi đã “ngược lại”, người cần được sự chăm sóc, nuôi dưỡng mới chính là những người nhận con
(28)
Theo khoản 1 điều 23 BLDS 2005 : “ người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán
tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tóa án có
nuôi. Việc chăm sóc này chỉ có thể được đảm bảo khi con nuôi đã trưởng thành và nhận thức rõ được trách nhiệm của mình trong quan hệ nuôi con nuôi.
+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên:
Đây là quy định kế thừa quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 1986, đây là điều kiện cần thiết cho cha, mẹ nuôi có thể đảm bảo nghĩa vụ của cha, mẹ nuôi đối với con nuôi. Về mặt sinh học, giữa hai thế hệ kế cận nhau luôn phải có một khoảng cách nhất định về tuổi tác mới đảm bảo được sự tôn trọng của con cái, cũng như để đảm bảo khả năng nuôi dưỡng của cha, mẹ đối với con cái. Đồng thời, quy định này được đặt ra cũng nhằm hạn chế và ngăn chặn việc nhận nuôi con nuôi để lạm dụng tình dục đối với con nuôi (29). Do đó, nếu một người làm con nuôi của cả hai vợ, chồng thì cả cha nuôi lẫn mẹ nuôi phải hơn con hai mươi tuổi trở lên.
+ Có tư cách đạo đức tốt, có điều kiện thực tế để bảo đảm trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi:
Đây là điều kiện hết sức quan trọng để đảm bảo cho người con nuôi, nhất là con nuôi chưa thành niên được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt, được sống trong môi trường lành mạnh, thuận lợi cho phát triển về thể chất, trí tuệ và đạo đức. Quy định này là điểm mới của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 so với Luật Hôn nhân và Gia đình 1986. Do trên thực tế, nhiều người nhận con nuôi về đã không thể hiện trách nhiệm làm cha, làm mẹ của mình mà có hành vi ngược đãi con nuôi, có sự phân biệt đối xử giữa con nuôi với con ruột, làm cho cuộc sống gia đình không hạnh phúc. Người nhận nuôi con nuôi đã không tạo ra một mái ấm thực sự cho con nuôi, cho nên mục đích của việc nhận nuôi con nuôi đã không được đảm bảo.
Tuy nhiên, trong trường hợp người già yếu, cô đơn nhận nuôi con nuôi thì quy định này khó được bảo đảm, bởi vì chính họ là người đang cần sự trông nom, chăm sóc nên khó đáp ứng yêu cầu do pháp luật đã đặt ra. Vì vậy, có thể thấy rằng điều kiện này không áp dụng đối với người già yếu, cô đơn nhận người trên mười lăm tuổi làm con nuôi.
+ Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con , cháu, người đã có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh
(29)
Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và Gia đình, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (tập thể tác giả), Nxb
tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Đây là những quy định mới được bổ sung của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 so với Luật Hôn nhân và Gia đình 1986. Đối với những cá nhân đã có những hành vi đã nêu trên thì không thể có đủ tư cách để nhận và nuôi dạy con nuôi, khi chính bản thân họ đã có những hành vi xâm hại đến những người thân của họ, không có gì đảm bảo rằng họ sẽ cư xử tốt đối với những người con nuôi, và họ không thể là tấm gương cho người con nuôi noi theo. Quy định này đảm bảo cho người con nuôi được sống trong môi trường lành mạnh, hạnh phúc, được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt về thể chất, tinh thần và nhân cách để có thể phát triển một cách bình thường.
-Điều kiện đối với người nuôi là vợ chồng
Thứ nhất, Quan hệ hôn nhân của người nhận nuôi con nuôi
Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng nên vợ, chồng cũng có quyền như nhau trong việc nhận nuôi con nuôi. Đây là quyền nhân thân quan trọng của vợ, chồng. Quyền nhận con nuôi vừa bảo đảm lợi ích của vợ, chồng, vừa bảo đảm lợi ích của trẻ em được nhận làm con nuôi nên được nhà nước khuyến khích thực hiện. Vợ, chồng có thể cùng nhận nuôi con nuôi hoặc có thể chỉ người vợ hoặc chồng nhận nuôi con nuôi. Vì vậy, với tính chất đặc thù của quan hệ hôn nhân, sự thể hiện ý chí của vợ, chồng trong việc nhận nuôi con nuôi của vợ, chồng xem ra phức tạp hơn việc người độc thân nhận nuôi con nuôi. Bởi vì sự thể hiện ý chí của vợ, chồng trong việc nuôi con nuôi có ý nghĩa rất quan trọng đối với trẻ em được nhận làm con nuôi. Do đó, cần phân biệt trường hợp nào là vợ, chồng hợp pháp và trường hợp nào không được công nhận, từ đó có thể xác định được đó là con nuôi chung hay riêng để dễ dàng đảm bảo quyền và lợi ích của con nuôi.
Vợ, chồng là quan hệ giữa hai bên nam, nữ có hôn nhân hợp pháp
Theo quy định tại khoản 6 điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì “ hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”. Từ đây, ta có thể hiểu quy định này là vợ chồng là quan hệ giữa hai bên nam và nữ có kết hôn và việc kết hôn đó được xác lập một cách hợp pháp. Hôn nhân hợp pháp là hôn nhân tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Nếu việc xác lập quan hệ vợ, chồng có đăng ký kết hôn, nhưng vi phạm những điều kiện kết hôn do pháp luật quy định tại khoản 3 điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 thì việc kết hôn đó trái pháp luật, hôn nhân đó không hợp pháp, không làm phát sinh quan hệ vợ, chồng giữa hai bên nam, nữ. Theo từ điển giải thích từ ngữ luật học thì “Vợ, chồng là một nam và một nữ, có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình kết hôn với nhau theo thể thức
phù hợp với pháp luật ” (30). Vậy ta sẽ hiểu khái niệm vợ chồng theo hướng sau: “ vợ, chồng là quan hệ hôn nhân được xác lập một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật giữa hai người có giới tính khác nhau”, vì một trong những điều kiện kết hôn được quy định tại khoản 5 điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 là cấm kết hôn “giữa những người cùng giới tính”. Tuy nhiên, trong những năm trước đây vẫn tồn tại những trường hợp nam nữ “chung sống với nhau như vợ, chồng” (31) và không có đăng kí kết hôn theo quy định của pháp luật. Những trường hợp đó vẫn được pháp luật công nhận là có giá trị pháp lý, đó là “ hôn nhân thực tế”.
Quan hệ chung sống như vợ chồng
Quan hệ chung sống như vợ, chồng giữa nam và nữ không đương nhiên làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa hai bên chung sống. Chỉ khi nào việc chung sống đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận là “hôn nhân thực tế ” thì mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa hai bên nam, nữ trong quan hệ vợ chồng kể từ thời điểm chung sống. Vì vậy, hôn nhân thực tế được công nhận là có giá trị pháp lý như hôn nhân hợp pháp(32). Vấn đề “hôn nhân thực tế” được điều chỉnh trong từng giai đoạn khác nhau với những quy định về điều kiện công nhận khác nhau . Vấn đề này được luật điều chỉnh thông qua các văn bản như: Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000, Thông tư số 01/2001/TTLT – TANDTC – VKSNDTC – BTP ngày 03/01/2001, Nghị định số 77/2001/NĐ – CP ngày 22/10/2001. Và việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và hệ quả quả pháp lý của nó đối với việc nhận nuôi con nuôi được phân thành những trường hợp sau:
Trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ, chồng trước ngày 01/01/2001 (ngày Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 có hiệu lực)có các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 ( Ngày Luật Hôn nhân và Gia đình 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn. Nhà nước khuyến khích và tạo
(30)
Từ điển giải thích thuật ngữ luật học- Thuật ngữ Luật Hôn nhân và Gia đình, Trường đại học luật Hà Nội,
Nxb Công an nhân dân, trang 164. (31)
Điểm 2d Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT – TANDTC – VKSNDTC – BTP ngày 03/01/2001: Được coi
là nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng nếu họ có đủ đều kiện để kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sốn với nhau;
- Việc họ về chung sống với nhau được gia đình ( một bên hoặc cả hai bên chấp nhận);
- Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;
- Họ thực sự chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đõ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình. (32)
điều kiện thuận tiện cho đăng ký kết hôn và việc đăng ký kết hôn đối với những trường này không bị hạn chế thời gian. Nếu họ không đăng ký kết hôn thì vẫn được pháp luật công nhận. Nếu họ đăng ký kết hôn thì quan hệ vợ, chồng được xác định kể từ thời điểm bắt đầu chung sống với nhau.
Trường hợp 2: Trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ, chồng từ 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001, mà đủ điều kiện kết hôn theo quy định của luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn, trong thời hạn 2 năm kể từ ngày Luật Hôn nhân và gia đình 2000 có hiệu lực đến hết ngày 01/01/2003. Và quan hệ vợ, chồng được xác định kể từ thời điểm bắt đầu chung sống. Sau ngày 01/01/2003 mà không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng.
Trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ, chồng từ ngày 01/01/2001 trở đi ( ngày Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 có hiệu lực), thì không được pháp luật công nhận là vợ, chồng. Vì theo khoản 1 điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 quy định “ Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng”. Vậy, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001, những trường hợp nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng, mặc dù không vi phạm bất cứ điều kiện kết hôn nào mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật coi đó là quan hệ vợ chồng mà chỉ được coi là “ chung sống như vợ, chồng”. Trong trường hợp này, nếu một bên vợ hoặc chồng có nguyện vọng nhận nuôi con nuôi, thì sẽ được giải quyết như đối với trường hợp người độc thân nhận nuôi con nuôi. Nếu hai người cùng muốn nhận một trẻ em làm con nuôi thì không giải quyết vì họ không phải là vợ chồng theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, Sự thể hiện ý chí của hai vợ chồng trong việc nhận nuôi con nuôi
Dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng, thì vợ, chồng được nhận nuôi con nuôi như nhau, vì đây là quyền nhân thân quan trọng của vợ, chồng như đã nêu ở trên. Vợ, chồng có thể cùng nhận nuôi con nuôi hoặc có thể chỉ một người nhận nuôi mà không phụ thuộc vào ý chí của người kia…
Trước đây, theo điều 36 Nghị định số 83 – CP ngày 10/10/1998: “nếu người nhận nuôi con nuôi có vợ hoặc chồng, thì đơn xin nhận nuôi con nuôi có chữ ký cả vợ và chồng”. Có thể hiểu rằng, chữ ký đó thể hiện ý chí của người đó trong việc chấp nhận cho vợ hoặc chồng của mình nhận nuôi con nuôi, hoặc đó là sự đồng ý chấp nhận nuôi con nuôi của cả hai vợ, chồng. Tuy nhiên, nghị định này được ban hành trong thời điểm của Luật Hôn nhân và Gia đình 1986 và quy định trên cũng phù hợp với quy định tại điều 36 Luật Hôn Nhân và Gia đình 1986 “ Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự thỏa thuận của hai vợ, chồng người nuôi”.