Điều kiện liên quan đến người được nhận làm con nuôi

Một phần của tài liệu quan hệ cha, mẹ nuôi – con nuôi trong luật hôn nhân và gia đình và dự thảo luật nuôi con nuôi (Trang 37)

2.1.2.1 Theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2000

Theo điều 68 Luật Hôn nhân và Gia đình, điều kiện của người được nhận làm con nuôi:“ Người được nhận làm con nuôi phải là người từ 15 tuổi trở xuống; Người trên 15 tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn; Một người có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng”.

-Điều kiện về độ tuổi

Giữa người nhận con nuôi và con nuôi phải tuân theo những điều kiện nhất định về tuổi, để đảm bảo có sự chênh lệch và khoảng cách cần thiết giữa hai thế hệ. Có như vậy thì việc nuôi con nuôi mới đảm bảo được mục đích là: xác lập quan hệ cha, mẹ và

con, đảm bảo cho người con nuôi được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt và nhận được sự giáo dục đúng và phù hợp với đạo đức xã hội.

+ Người được nhận làm con nuôi phải là “ người từ 15 tuổi trở xuống”

Quy định này xuất phát từ cơ sở là những người chưa thành niên từ 15 tuổi trở xuống là người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, họ chưa nhận thức được đầy đủ hành vi của mình, quan hệ nuôi con nuôi sẽ đảm bảo cho người con nuôi có được sự giám hộ của cha, mẹ. Hơn nữa, những người trên 15 tuổi có thể tự lập kiếm sống để nuôi bản thân. Và thông thường những người nhận nuôi con nuôi cũng mong muốn được nhận nuôi và chăm sóc cho những trẻ em nhỏ, tạo cho các em một mái ấm gia đình. Như vậy, nếu việc nhận nuôi con nuôi là người đã thành niên hoặc là người trên 15 tuổi thì mục đích của việc nhận con nuôi ít nhiều không còn nguyên giá trị.

Luật Hôn nhân và Gia đình 1959 chưa có quy định về độ tuổi của người được nhận làm con nuôi, đến Luật Hôn nhân và Gia đình 1986 điều kiện này mới được quy định, nhằm đảm bảo một khoảng cách cần thiết nhất định giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi, khuyến khích việc nhận trẻ em làm con nuôi. Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 đã kế thừa quy định về độ tuổi của người được nhận làm con nuôi. Quy định về độ tuổi như vậy là hợp lý, vừa đảm bảo sự kế thừa vừa phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia (33).

+ Người trên 15 tuổi có thể được nhận làm con nuôi trong các trường hợp sau:

Thứ nhất: Người được nhận làm con nuôi là thương binh, người mất năng lực hành vi dân sự. Những người thuộc dạng này nếu phát triển bình thường thì họ có thể tự chăm sóc cho bản thân, chăm lo cho cuộc sống của mình. Nhưng do những hạn chế về thể chất hoặc tinh thần, và cơ bản về bản chất thì những người này cũng gần giống với những người từ 15 tuổi trở xuống, thì họ thật sự cần sự chăm sóc và giúp đỡ. So với Luật Hôn nhân và Gia đình 1986 thì Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 có nhiều tiến bộ hơn; nếu trước kia chỉ có người có nhược điểm về thể chất trên 15 tuổi mới được nhận làm con nuôi, thì nay Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 quy định không những người có nhược điểm về thể chất mà cả những người có nhược điểm về tinh thần cũng được nhận làm con nuôi mà không giới hạn tuổi tác của họ.

Thứ hai: Người trên 15 tuổi làm con nuôi cho người già yếu cô đơn. Đây là trường hợp ngoại lệ vì việc nuôi con nuôi không phải xuất phát từ việc mang lại lợi ích cho người được nhận làm con nuôi mà xuất phát từ lợi ích của người nhận nuôi con nuôi. Mục đích đó là chăm sóc, giúp đỡ cho người nhận nuôi con nuôi. Trong

(33)

Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (Tập thể tác giả),

trường hợp này thì người được nhận làm con nuôi ( người nhận cha, mẹ nuôi) là người trên 15 tuổi, không những có đủ khả năng để chăm lo cho chính mình, mà còn muốn đem lại sự chăm sóc, nuôi dưỡng cho những người già yếu cô đơn, giúp đỡ họ vượt qua khó khăn trong cuộc sống và tình cảm. Quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 là sự kế thừa của Luật Hôn nhân và Gia đình 1986, đó chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, tinh thần nhân đạo sâu sắc của đảng và nhà nước.

-Khoảng cách về độ tuổi

Như đã phân tích ở trên thì người nuôi phải hơn người được nhận làm con từ 20 tuổi trở lên theo quy định tại khoản 2 điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000. Nếu vợ và chồng cùng nhận nuôi con nuôi thì cả hai đều phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên. Các quy định về tuổi tác được đưa ra giữa người được nhận nuôi và người nuôi chỉ nhằm đưa ra giới hạn tối thiểu chứ không có giới hạn tối đa. Vậy nếu, người được nhận nuôi còn quá nhỏ và người nuôi quá lớn tuổi. Thì về phía dư luận xã hội xung quanh sẽ có những suy nghĩ khá dè dặt đối với mối quan hệ nuôi con nuôi đó. Ngoài ra nếu mối quan hệ nuôi con nuôi được xác lập mà khoảng cách về độ tuổi giữa người được nhận nuôi và người nuôi quá lớn. Thì cuộc sống của người được nhận nuôi khó có thể được đảm bảo. Vì tình trạng sức khỏe của người nuôi về lâu dài khó có thể được đảm bảo hoặc không loại trừ là họ có thể chết. Như vậy, người con nuôi nếu còn ở độ tuổi nhỏ, chưa thành niên thì như vậy các em lại một lần nữa rơi vào cảnh mồ côi và mục đích ban đầu của việc nuôi con nuôi sẽ không được đảm bảo. Do đó, về phía người làm luật cũng sẽ rất khá dè dặt khi xác lập việc nuôi con nuôi giữa những người có độ tuổi quá chênh lệch. Và điểm b khoản 1 điều 19, điều 22 Dự thảo Luật Nuôi con nuôi đã kế thừa điều này.

- “ Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng”

Đó là quy định tại khoản 2 điều 68 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000. Quy định này nhằm đảm bảo về nơi ăn, chốn ở, về sự hòa hợp và ổn định trong cuộc sống, chăm sóc và giáo dục. Nếu một người làm con nuôi của nhiều người khác nhau thì sẽ khó có sự ổn định cho người con nuôi. Bởi vì, nếu như vậy thì người con nuôi nay ở với người này, mai ở với người kia chịu ảnh hưởng của các cách giáo dục không giống nhau của người nhận nuôi. Đồng thời, cũng nhằm phòng tránh sự lạm dụng việc nuôi con nuôi để buôn bán trẻ em.

Theo quy định này thì luật đòi hỏi rằng người con nuôi chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng, và pháp luật Việt Nam không cấm làm con nuôi nhiều lần. Do đó, một người đã từng làm con nuôi thì vẫn có thể làm con

nuôi của người khác, nếu tại thời điểm đó, người con nuôi đã chấm dứt quan hệ với người nuôi trước đây.

Riêng đối với việc nhận nuôi con nuôi của “người già, yếu, cô đơn”. Thì trên tinh thần, ta có thể nói rằng, sẽ không áp dụng quy định này. Bởi ở đây ta chỉ xem xét đến lợi ích của người cần được chăm sóc và trong trường hợp này người cần chăm sóc là người nhận nuôi con nuôi. Vậy, việc nuôi con nuôi trong trường hợp này cần được khuyến khích nếu như người con nuôi có khả năng và việc không áp dụng quy định đối với trường hợp làm con nuôi của người già yếu, cô đơn có lẽ sẽ rất phù hợp với thực tế hiện nay.

2.1.2.2 Theo Dự thảo Luật Nuôi con nuôi ( Dự thảo lần 5, Kỳ họp thứ 7 – Quốc Hội khóa XII) Hội khóa XII)

Do Dự thảo Luật Nuôi con nuôi có phân chia 2 hình thức nuôi con nuôi đó là: nuôi con nuôi đơn giản và nuôi con nuôi trọn vẹn. Nên về điều kiện liên quan đến những người được nhận làm con nuôi theo các hình thức khác nhau thì sẽ có những điều kiện khác nhau gắn liền với đặc điểm của từng loại hình thức con nuôi.

-Đối với người được nhận làm con nuôi giản đơn

Theo quy định tại điều 20 Dự thảo Luật Nuôi con nuôi về người được nhận làm con nuôi đơn giản “ người được nhận làm con nuôi đơn giản là trẻ em từ đủ 15 tuổi trở xuống, không thuộc trường hợp trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi và cha, mẹ đẻ , người giám hộ, người nuôi dưỡng đồng ý cho trẻ em đó làm con nuôi đơn giản; người trên 15 tuổi có thể là thương binh, bệnh binh, người khuyết tật , người mất năng lực hành vi dân sự, nạn nhân của chất độc hóa học hoặc làm con nuôi của người già yếu, cô đơn”.

Về điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi đơn giản thì vẫn tiếp tục kế thừa đối với những quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 và có một số sửa đổi bổ sung đó là về trường hợp trẻ em từ đủ 15 tuổi trở xuống chỉ có thể trở thành con nuôi đơn giản nếu như không thuộc các trường hợp “trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, cha, mẹ đẻ, người giám hộ và người nuôi dưỡng đồng ý cho trẻ em làm con nuôi đơn giản”. Điều kiện này đối với đối tượng được nhận làm con nuôi đơn giản căn cứ vào đặc điểm của hình thức nuôi con nuôi đơn giản đó là: “ nuôi con nuôi đơn giản là việc nuôi con nuôi không làm chấm dứt hoàn toàn quyền, nghĩa vụ pháp lý giữa người được nhận làm con nuôi với cha, mẹ đẻ” (34). Vì, những trẻ em không bị mồ côi hay bị bỏ rơi thì các em vẫn còn cha, mẹ. Các em vẫn còn những mối quan hệ pháp lý nhất định đối với cha, mẹ của mình. Vì vậy, các em sẽ chỉ có thể được nhận làm con nuôi

(34)

dưới hình thức con nuôi đơn giản khi có sự đồng ý của cha, mẹ. Hay trường hợp các em không còn cả cha, mẹ hoặc chỉ còn cha hoặc mẹ nhưng người cha hoặc người mẹ này bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị tòa án hạn chế một số quyền của cha, mẹ thì việc quyết định có đồng ý cho các em làm con nuôi đơn giản sẽ do người giám hộ và người nuôi dưỡng trực tiếp quyết định.

Như vậy, người muốn được nhận làm con nuôi đơn giản phải hội đủ 3 điều kiện đó là trẻ em từ đủ 15 tuổi trở xuống, không phải là trẻ em bị bỏ rơi hay mồ côi, và phải có sự đồng ý của cha, mẹ đẻ hoặc người người nuôi dưỡng và người giám hộ khi cho trẻ em làm con nuôi đơn giản.

Ngoài ra, người trên 15 tuổi có thể được nhận làm con nuôi đơn giản nếu đó là thương binh, bệnh binh, người khuyết tất, người mất năng lực hành vi dân sự, nạn nhân chất độc hóa học hoặc làm con nuôi người già yếu, cô đơn. Những quy định này tiếp tục kế thừa quy định theo khoản 1 điều 68 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, để có thể tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

-Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi trọn vẹn

Đối với con nuôi trọn vẹn tuy là hình thức mới quy định trong Dự thảo Luật, mặc dù trên thực tế cũng đã tồn tại ở nước ta ( đó là nuôi con nuôi đối với trẻ em bị mồ côi, bị bỏ rơi). Từ cơ sở đó, theo điều 23 Dự thảo Luật Nuôi con nuôi đã quy định những điều kiện đối với trẻ em được nhận làm con nuôi trọn vẹn: “ Trẻ em được nhận làm con nuôi trọn vẹn là trẻ em từ đủ 15 tuổi trở xuống đang sống tại gia đình hoặc cơ sở nuôi dưỡng, bao gồm: trẻ em mồ côi; trẻ bị bỏ rơi; trẻ em được cha, mẹ đồng ý cho làm con nuôi trọn vẹn”.

Do đặc điểm của hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn khác với hình thức nuôi con nuôi đơn giản, điều đó dẫn đến điều kiện đối với người làm con nuôi trọn vẹn có những khác biệt về cơ bản so với người làm con nuôi đơn giản đó là những trẻ em mồ côi cha mẹ hoàn toàn, những trẻ em bị bỏ rơi không có gia đình, không người thân thích đang sống ở cơ sở nuôi dưỡng. Về cơ bản các trẻ em này không có quan hệ pháp lý với bất kì ai, vì vậy sẽ rất thuận tiện khi các em được nhận làm con nuôi dưới hình thức con nuôi trọn vẹn, vì các em sẽ không có những trách nhiệm pháp lý với cha, mẹ của mình nữa. Hay với trường hợp, tuy các em vẫn sống trong gia đình, vẫn còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ của các em không có đủ điều kiện chăm sóc hay nuôi dưỡng các em tốt thì cha, mẹ của các em cũng có thể cho con của mình làm con nuôi trọn vẹn nếu họ chấp nhận việc sẽ chấm dứt hoàn toàn những nghĩa vụ pháp lý giữa họ với con đã cho làm con nuôi trọn vẹn. Việc bổ sung những chế định này sẽ bảo đảm tốt hơn các quyền, lợi ích của trẻ em, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu quan hệ cha, mẹ nuôi – con nuôi trong luật hôn nhân và gia đình và dự thảo luật nuôi con nuôi (Trang 37)