Đối với con nuôi trọn vẹn

Một phần của tài liệu quan hệ cha, mẹ nuôi – con nuôi trong luật hôn nhân và gia đình và dự thảo luật nuôi con nuôi (Trang 57)

- Quan hệ đối với gia đình người nuôi

+ Quan hệ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi trọn vẹn

Theo quy định tại khoản 1 điều 24 Dự thảo Luật Nuôi con nuôi thì ngoài việc con nuôi trọn vẹn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với cha, mẹ nuôi kể từ thời điểm đăng ký. Thì cũng từ thời điểm đó cũng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của con nuôi đối với các thành viên khác trong gia đình của cha, mẹ nuôi. Con nuôi trọn vẹn không chỉ có đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với cha, mẹ nuôi mà còn đối với ông, bà nội, ông, bà ngoại, anh, chị, em trong gia đình cha, mẹ nuôi. Đây là sự kế thừa các quy định tại các điều 47, 48 và 49 về quan hệ giữa ông, bà nội, ông, bà ngoại và cháu; giữa anh chị em và giữa các thành viên trong gia đình của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000.

+ Con nuôi được thay đổi tên và thay đổi họ theo họ của cha, mẹ nuôi

Theo Khoản 3 điều 24 Dự thảo Luật Nuôi con nuôi “ con nuôi trọn vẹn được thay đổi tên và thay đổi họ theo họ của cha, mẹ nuôi”. Ở đây, do đặc điểm của hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn mà việc thay đổi họ, tên của con nuôi trọn vẹn không có sự tham gia của cha, mẹ đẻ, không cần phải có sự thỏa thuận đối với cha, mẹ đẻ. Vì kể từ thời điểm đăng ký việc nuôi con nuôi trọn vẹn thì quan hệ giữa người được nhận nuôi và cha, mẹ đẻ đã chấm dứt.

- Vấn đề về dân tộc của con nuôi trọn vẹn

Theo quy định tại khoản 4 điều 24 Dự thảo Luật Nuôi con nuôi thì: “ con nuôi trọn vẹn được thay đổi dân tộc theo dân tộc của cha, mẹ nuôi trừ trường hợp làm con nuôi nước ngoài” Ở đây, đối với hình thức nuôi con nuôi trọn vẹn thì ta xem kĩ về những đối tượng được nhận làm con nuôi trọn vẹn đó là “ trẻ em mồ côi; trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em được cha, mẹ đồng ý cho làm con nuôi trọn vẹn”. Đối với những trẻ em mồ côi hay bị bỏ rơi. Thì những trẻ em này đã không còn cha, mẹ nữa, nên việc thay đổi dân tộc đối với những trẻ em được nhận làm con nuôi dưới hình thức này rất đơn giản. Và việc thay đổi dân tộc sẽ giúp cho những trẻ em được nhận làm con nuôi trọn vẹn có thể hòa nhập với gia đình cha, mẹ nuôi và sẽ giúp cho sự phát triển bình thường của con nuôi.

Đối với trường hợp làm con nuôi trọn vẹn của người nước ngoài, thì việc thay đổi dân tộc sẽ không được chấp nhận. Vì như vậy sẽ làm thay đổi cơ cấu dân tộc trong dân cư Việt Nam và sẽ làm mất đi nguồn gốc của trẻ em

- Quan hệ với gia đình gốc

Đối với con nuôi trọn vẹn thì sẽ chấm dứt hoàn toàn các quan hệ pháp lý với cha, mẹ đẻ, “con nuôi trọn vẹn không còn quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với cha, mẹ đẻ, kể cả quyền thừa kế” ( theo khoản 5 điều 24 Dự thảo Luật Nuôi con nuôi). Như vậy, con nuôi sẽ không có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng đối với cha, mẹ đẻ và kể cả quyền thừa kế theo pháp luật đối với tài sản của cha, mẹ đẻ cũng không còn.

Như vậy, ngoài các quan hệ pháp lý được đề cập thì các quan hệ khác không được đề cập tới như: cắt đứt quan hệ tình cảm, cắt đứt sự yêu thương đối với đứa con đó. Điều này Dự thảo Luật không đề cập tới vì có thể có sự tác động mạnh đối với tâm lý của người Việt Nam, vốn trọng tình cảm con người. Tuy nhiên theo thông lệ quốc tế, việc cho trẻ em làm con nuôi trọn vẹn đồng nghĩa với việc cha, mẹ đẻ của trẻ em đó không có quyền liên hệ với trẻ em đã được nhận làm con nuôi. Điều này được tuân thủ vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, để trẻ em được hòa nhập hoàn toàn vào gia đình cha, mẹ nuôi.

Một phần của tài liệu quan hệ cha, mẹ nuôi – con nuôi trong luật hôn nhân và gia đình và dự thảo luật nuôi con nuôi (Trang 57)