Khác với quy định pháp luật của nhiều nước khác, theo đó việc nuôi con nuôi theo hình thức trọn vẹn sẽ cắt đứt hoàn toàn quan hệ với cha, mẹ đẻ. Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người đã được nhận làm con nuôi, pháp luật Việt Nam quy định việc đi làm con nuôi không chấm dứt hoàn toàn quan hệ với cha, mẹ đẻ. Quy định này tồn tại từ Quốc triều hình luật, Bộ luật Gia Long, đến các bộ Dân luật đầu thế kỉ XX đều quy định con có nghĩa vụ để tang cho cha, mẹ dù đã đi làm con nuôi người khác con nuôi vẫn có quyền thừa kế tài sản của cha, mẹ đẻ. Theo điều 74 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, xác định rõ ràng quyền lợi của con liệt sĩ, con thương binh, con của người có công với cách mạng trong trường hợp được nhận làm con nuôi vẫn được tiếp tục hưởng mọi quyền lợi của con liệt sĩ, con thương binh, con của người có công với cách mạng.
- Quyền thừa kế
Trước đây trong khung cảnh Luật Hôn nhân và Gia đình 1986, Nghị quyết số 01/1988/NQ – HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: Đối với cha, mẹ đẻ thì người con nuôi không thuộc hàng thừa kế theo pháp luật của cha, mẹ đẻ nữa, trừ trường hợp họ được hưởng thừa kế theo di chúc của cha, mẹ đẻ hoặc được những người thừa kế theo pháp luật bằng lòng cho hưởng một
phần di sản của người chết. Có thể nói, hướng dẫn của Nghị quyết số 01/1988/NĐ – HĐTP TANDTC đã không đảm bảo định hướng của Luật Hôn nhân và Gia đình. Bộ Luật Dân sự 1995, tại điều 681 và 679 đã quy định: “ con nuôi có quyền thừa kế của cha, mẹ nuôi và của cha, mẹ đẻ theo quy định của pháp luật” và ngược lại. Kế thừa quy định đó tại điều 678 Bộ Luật Dân sự 2005 về quan hệ thừa kế giữa con nuôi với cha, mẹ nuôi và cha, mẹ đẻ. Như vậy, con nuôi được bảo tồn quyền thừa kế đối với di sản của những người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thứ nhất của cha,mẹ ruột, là người thừa kế thứ hai của anh chị em ruột, là người thừa kế thế vị của cha, mẹ ruột trong di sản của ông bà nội (ngoại),…
Đồng thời, Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 tại điều 74, cũng xác định rõ ràng hơn con của liệt sĩ, con thương binh, con người có công với cách mạng. Quy định này sẽ tránh được tình trạng nhiều cơ quan có thẩm quyền tự ý cắt chế độ chính sách đối với con thương binh, con liệt sĩ, con của người có công với cách mạng khi những người này được nhận làm con nuôi.
-Cấm kết hôn
Những trường hợp cấm kết hôn tại điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 có trường hợp cấm kết hôn “giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ hàng trong phạm vi ba đời”. Người đã được nhận làm con nuôi, đã thiết lập quan hệ nuôi dưỡng với cha, mẹ nuôi nhưng không vì thế mà quan hệ huyết thống với các thành viên khác trong gia đình cha, mẹ ruột bị mất đi. Do vậy, việc kết hôn giữa người con nuôi với những người thân thuộc cùng huyết thống vẫn bị cấm theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2000.
- Quan hệ nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng
Một người đang được nhận sự cấp dưỡng của người khác mà được cho đi làm con nuôi thì người con nuôi đó không còn tiếp tục được hưởng sự cấp dưỡng nữa theo quy định tại khoản 3 điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình 2000. Ngược lại, nếu một người đang có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng người khác, chẳng hạn như: cha, mẹ ruột của mình thì khi được nhận làm con nuôi của người khác, thì người này có còn tiếp tục thực hiên nghĩa vụ nuôi nuôi dưỡng của mình nữa không? Vấn đề này luật chưa có quy định nào điều chỉnh cụ thể; Thiết nghĩ, nên có quy định người đó phải hoàn thành nghĩa vụ của mình, nó thể hiện tinh thần nhân đạo. Vì không thể có trường hợp người con đi làm con nuôi của một gia đình khác, có được một cuộc sống sung sướng mà để mặc cho cha, mẹ đẻ của mình sống trong hoàn cảnh khó khăn. Pháp luật về thừa kế cho phép con nuôi được trở về nhận di sản của cha, mẹ đẻ theo điều 678 Bộ luật Dân sự 2005. Thì không có lý do gì mà không có những quy định buộc họ phải hoàn thành nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha, mẹ ruột của mình.
2.3.2 Theo Dự thảo Luật Nuôi con nuôi ( Dự thảo lần 5, Kỳ họp thứ 7 – QuốcHội khóa XII) Hội khóa XII)
Dự thảo đã quy định rõ ràng , cụ thể về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ nuôi và con nuôi, đồng thời xác định rõ mối quan hệ pháp lý nào giữa cha, mẹ đẻ và con đã được cho làm con nuôi sẽ chấm dứt, nhằm tránh những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa hai gia đình cha, mẹ đẻ và cha, mẹ nuôi. Các quyền và nghĩa vụ cụ thể được quy định như sau: