Hệ quả pháp lý

Một phần của tài liệu quan hệ cha, mẹ nuôi – con nuôi trong luật hôn nhân và gia đình và dự thảo luật nuôi con nuôi (Trang 62)

- Chấm dứt bằng con đường tư pháp

Quan hệ nuôi con nuôi được xác lập về nguyên tắc các quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi sẽ phát sinh ( Điều 74 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000) bao gồm quan hệ nhân thân và tài sản. Vậy, việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi được quy định tại (khoản 1 điều 78Luật Hôn nhân và Gia đình 2000). Khi quyết định chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi có hiệu lực, thì quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi cũng chấm dứt: “ Khi chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của tòa án, các quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt; nếu con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì tòa án quyết định giao người đó cho cha, mẹ đẻ hoặc cá nhân tổ chức trông nom, nuôi dưỡng”.

+ Hệ quả pháp lý của việc chấm dứt:

Về quan hệ nhân thân: Các quyền và nghĩa vụ như: Quyền của cha, mẹ và con

(46)

Theo khoản 5 điều 28 Bộ luật Tống tụng Dân sự 2005 – Quy định những yêu cầu về hôn nhân và Gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án: “ Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi”.

(điều 34) nghĩa vụ và quyền của con (điều 35), nghĩa vụ và quyền chăm sóc nuôi dưỡng (điều 36), nghĩa vụ và quyền giáo dục con ( điều 37), đại diện cho con (điều 39)…Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, sẽ chấm dứt. Con nuôi sẽ được quyền lấy lại họ, tên cũ của mình trong những trường hợp con nuôi được đổi tên họ khi xác lập quan hệ nuôi con nuôi.

Về quan hệ tài sản: Trước khi bản án hoặc quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi của tòa án có hiệu lực thì quan hệ nuôi con nuôi vẫn còn tồn tại. Các quyền và nghĩa vụ tài sản giữa cha, mẹ và con như bồi thường thiệt hại do con gây ra (điều 40) quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng ( điều 60), quyền quản lý, định đoạt tài sản riêng của con ( điều 44, 45, 46)… Hôn nhân và Gia đình 2000, vẫn phải được thực hiện. Nếu thời điểm mở thừa kế xảy ra sau khi chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi có hiệu lực. Thì cha, mẹ nuôi và con nuôi không có quyền thừa kế đối với tài sản của nhau.

-Chấm dứt quan hệ cha, mẹ nuôi con nuôi theo thỏa thuận

Khác với chấm dứt quan hệ cha, mẹ nuôi và con nuôi như là một chế tài, việc chấm dứt quan hệ cha, mẹ nuôi và con nuôi bằng con đường thỏa thuận tự nguyện. Sự tự nguyện đó phải thống nhất với ý chí và sự bày tỏ ý chí của hai bên. Tuy nhiên, việc chấm dứt quan hệ cha, mẹ nuôi, con nuôi theo hình thức nào đi chăng nữa thì cũng phải thông qua một bản án hoặc quyết định có hiệu lực của tòa án.

Mặc dù quan hệ nuôi con nuôi được xác lập một cách nhân tạo, nhưng không vì thế mà các chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi có thể chấm dứt một cách tùy ý. Một khi quan hệ nuôi con nuôi được xác lập thì các chủ thể sẽ bị ràng buộc lẫn nhau như đối quan hệ cha, mẹ, con ruột. Và khi quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt thì không phải vì thế mà quan hệ đó chấm dứt hoàn toàn, bởi vì theo quy định tại khoản 4 điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 quy định những người đã từng là cha, mẹ nuôi con nuôi cấm kết hôn với nhau. Do đó, việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi chỉ có ý nghĩa thiết thực về phương diện tài sản, đặc biệt là quan hệ nuôi dưỡng và thừa kế.

Như vậy, thông qua việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi thì các chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi có thể từ bỏ quyền thừa kế của mình, nhưng việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi nhằm từ bỏ nghĩa vụ nuôi dưỡng thì điều này có vẻ trái với đạo đức và truyền thống của dân tộc.

2.4.2 Theo Dự thảo Luật Nuôi con nuôi ( Dự thảo lần 5, Kỳ họp thứ 7 – Quốc Hội khóa XII) Hội khóa XII)

2.4.2.1 Điều kiện và thủ tục

-Các trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Chấm dứt việc nuôi con nuôi được quy định từ điều 20 đến điều 32 Dự thảo Luật Nuôi con nuôi, đây là sự kế thừa các quy định hiện hành, có mở rộng thêm hai căn cứ

để tòa án tiến hành chấm dứt việc nuôi con nuôi, bảo đảm phù hợp với thực tiễn đòi hỏi, đó là:

+ Theo khoản 2 điều 29 Dự thảo Luật Nuôi con nuôi: “ Cha, mẹ nuôi và cha, mẹ đẻ thỏa thuận chấm dứt việc nuôi con nuôi, vì lợi ích tốt nhất của con nuôi; đối với con nuôi chưa thành niên từ 9 tuổi trở lên, thì phải có ý kiến của con nuôi”. Theo Dự thảo luật thì đối với trẻ em được nhận làm con nuôi trọn vẹn hay đơn giản, thì một trong những yếu tố để được nhận làm con nuôi là “ được cha, mẹ đồng ý cho làm con nuôi”. Những trẻ em mà trước đây cha, mẹ đẻ đồng ý cho các em làm con nuôi có thể là họ không đủ điều kiện để chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng các em tốt, nên buộc lòng họ mới cho con mình làm con nuôi người khác. Nhưng, nay, sau một thời gian thì những điều kiện thiếu sót trước đây họ đã khắc phục được, có thể đảm bảo cho các em một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc. Vì thế họ sẽ có nhu cầu muốn xin lại con. Việc muốn xin lại con sẽ phải có sự thỏa thuận của hai bên cha, mẹ nuôi và cha, mẹ đẻ, nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Một mặt, vì khi các em được trở về sống với cha, mẹ đẻ thì chắc chắn những yếu tố về mặt tâm sinh lý của trẻ em vẫn phát triển tốt; mặt khác, làm như thế là phù hợp với truyền thống của dân tộc ta. Ngoài ra, việc thỏa thuận giữa cha, mẹ hai bên nhằm chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi đối với “con nuôi chưa thành niên từ 9 tuổi trở lên”, vì theo điều 17 Dự thảo Luật Nuôi con nuôi “

Việc nhận trẻ em từ 9 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của trẻ em đó”. Như vậy, trước đây khi muốn thiết lập một quan hện nuôi con nuôi đối với trẻ em từ 9 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của em đó, thì quan hệ đó mới được hình thành, nay khi muốn chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi thì việc các em có đồng ý hay không là một điều kiện quan trọng để xem có chấm dứt quan hệ đó hay không? Nhưng trong Dự thảo luật tại khoản 2 điều 29 chỉ nêu “ phải được sự đồng ý của trẻ em đó”. Vậy nếu cha, mẹ nuôi và cha, mẹ đẻ thỏa thuận được được việc chấm dứt quan hện nuôi và đứa trẻ đồng ý thì sự việc sẽ dễ giải quyết, nhưng trong trường hợp nếu các trẻ em không đồng ý sẽ giải quyết như thế nào? Cần phải có nhũng quy định cụ thể để các cơ quan chức năng dễ thực hiện.

+ Theo khoản 3 điều 29 Dự thảo Luật Nuôi con nuôi “ cha, mẹ nuôi gặp sự cố bất ngờ về sức khỏe, tài chính, gia đình, xã hội, dẫn đến mất điều kiện và khả năng thực tế để bảo đảm việc nuôi con nuôi chưa thành niên”. Mục đích của việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em được nhận làm con nuôi, bảo đảm trẻ em được thương yêu, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường gia đình (47). Vì vậy, khi cha mẹ nuôi gặp những sự cố bất ngờ dẫn đến việc không

(47)

đảm bảo được những mục đích của việc nuôi con nuôi thì sẽ chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi. Quy định này cũng nêu rất rõ là việc chấm dứt nuôi con nuôi này chỉ xảy ra đối với con nuôi chưa thành niên. Vì con nuôi chưa thành niên về cơ bản sẽ khó có khả năng lao động, cũng như là chăm sóc, nuôi dưỡng cha, mẹ nuôi khi gặp sự cố bất ngờ. Khi chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi thì những trẻ em chưa thành niên này có thể được nhận làm con nuôi ở gia đình khác hoặc là trở về với gia đình gốc. Đối với, con nuôi đã thành niên, đã có khả năng lao động, có khả năng chăm sóc cha, mẹ nuôi khi gặp sự cố bất ngờ, thì sẽ không chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi vì làm như thế là trái với đạo đức xã hội.

+ Ngoài ra, theo khoản 1 điều 29 Dự thảo Luật Nuôi con nuôi “ con nuôi, đã thành niên và cha, mẹ nuôi tự nguyện thỏa thuận chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có lý do chính đáng”. Ở đây, theo ý kiến của tôi là cần phải quy định cụ thể những lý do nào là chính đáng, để thuận tiện việc xác định làm căn cứ chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi. -Người có quyền yêu cầu chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi

Theo điều 30 Dự thảo Luật Nuôi con nuôi thì người có quyền yêu cầu chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi gồm: cha, mẹ nuôi, con đã thành niên, cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi. Quy định này kế thừa những quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.

Ngoài những đối tượng trên thì Dự thảo luật cũng quy định những cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có quyền yêu cầu chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi khi có những căn cứ theo quy định khoản 4 và 5 điều 29 Dự thảo Luật Nuôi con nuôi. Về những quy định này

thì Dự thảo luật vẫn tiếp tục kế thừa Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, nhưng có một số sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn, đó là: thẩm quyền của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Dân sự không có quyền khởi kiện các vụ việc dân sự; Về vai trò của Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em – cơ quan này đã được chia tách, xác nhập và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với tên mới là Cục Bảo Trợ Trẻ Em. Vì thế, Dự thảo Luật đã thay vào đó là Cơ quan Lao động, Thương binh và Xã hội các cấp. Và Dự thảo Luật cũng quy định thêm “ cơ quan tư pháp các cấp” tại điểm a khoản 4 Dự thảo Luật Nuôi con nuôi, theo đề nghị của tôi cần quy định cụ thể là những “cơ quan tư pháp” nào có quyền yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi. Trong trường hợp, trẻ em từ 9 tuổi nhưng dưới 18 tuổi nếu muốn chấm dứt việc nuôi con nuôi thì có được không, đây là một thực tế có rất nhiều trường hợp xảy ra, và dự thảo cần phải quy định cụ thể để tạo thuận lợi cho các cơ quan khi giải quyết.

-Thủ tục chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi.

Trong Dự thảo Luật Nuôi con nuôi thì các nhà làm luật không có quy định riêng về thủ tục chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi, giống như Luật Hôn nhân và Gia đình 2000. Do đó, chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi phải được tiến hành theo quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự và phải do hiệu lực của một bản án, quyết định của tòa án.

Một phần của tài liệu quan hệ cha, mẹ nuôi – con nuôi trong luật hôn nhân và gia đình và dự thảo luật nuôi con nuôi (Trang 62)