Vấn đề về quan hệ thân thuộc

Một phần của tài liệu quan hệ cha, mẹ nuôi – con nuôi trong luật hôn nhân và gia đình và dự thảo luật nuôi con nuôi (Trang 42)

Đạo đức xã hội không thừa nhận việc nuôi con nuôi dẫn đến việc đảo lộn tôn ti, trật tự gia đình được thiết lập trên quan hệ thân thuộc. Trường hợp giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi đều đảm bảo các điều kiện để xác lập quan hệ nuôi con nuôi. Nhưng trên thực tế người nhận nuôi lại mang vai vế là ông, bà, cô, cậu, chú, dì hoặc anh, chị… của người được nhận nuôi. Việc thiết lập quan hệ cha, mẹ nuôi con nuôi này làm đảo lộn tôn ti, trật tự trong gia đình được thiết lập trên quan hệ thân thuộc. Vấn đề này thì Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 cũng như nghị định 158/2005/NĐ – CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch không có quy định, và để tránh xảy ra vấn đề trên thì Thông tư 01/2008/TT – BTP Hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 158/2005/NĐ – CP, thì theo quy định tại điểm đ điều 3 về đăng ký nuôi con nuôi:“

Việc nhận nuôi con nuôi mà làm thay đổi thứ bậc trong gia đình ( như trường hợp ông, bà nhận cháu hoặc anh, chị nhận em làm con nuôi), thì không giải quyết”. Trong luật của Pháp, quan hệ cha, mẹ nuôi con nuôi có thể được xác lập giữa người vốn là anh, chị, em ruột. Trái lại, không thể có quan hệ cha, mẹ nuôi con nuôi giữa ông và cháu, bởi một quan hệ như thế sẽ làm cho người được nuôi trở thành em của người mẹ ( hoặc cha) ruột.(35)

Cũng có trường hợp nhận để biến con ruột thành con nuôi lại không thể nói là hành vi trái pháp luật và đạo đức xã hội. Chẳng hạn một người phụ nữ có con riêng với người khác trước khi lập gia đình và giả sử người chồng sau này không biết. Và chị ta nhận đứa con riêng của mình về làm con nuôi chung của vợ, chồng lại hoàn toàn hợp lý. Khi đó đứa con được sống trong sự yêu thương đùm bọc của mẹ và gia đình và người mẹ cũng không phải hối hận vì đã bỏ rơi con mình. Người chồng không biết đó là con riêng của vợ thì sau khi việc nuôi con nuôi được xác lập, người chồng biết sự thật, liệu người chồng có quyền yêu cầu hủy việc nuôi con nuôi do sự lừa dối hay không? Vấn đề này cần quy định cụ thể hơn(36).

Những vấn đề vừa được nêu trên thì trong Dự thảo Luật Nuôi con nuôi vẫn chưa có những quy định cụ thể, rõ ràng. Vì vậy, theo tôi Dự thảo nên có những sửa đổi và bổ sung cho phù hợp.

(35) (36)

Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, TS Nguyễn Ngọc Điện, Nxb Trẻ, Thành phố

Một phần của tài liệu quan hệ cha, mẹ nuôi – con nuôi trong luật hôn nhân và gia đình và dự thảo luật nuôi con nuôi (Trang 42)