Nguyên nhân của việc nhận con nuôi

Một phần của tài liệu quan hệ cha, mẹ nuôi – con nuôi trong luật hôn nhân và gia đình và dự thảo luật nuôi con nuôi (Trang 27)

Do sinh đẻ nhiều và dầy, nên nhiều gia đình nhất là những gia đình có khó khăn về kinh tế lại càng gặp khó khăn nhiều hơn trong việc giáo dục và chăm sóc con cái. Nên một trong những cách để họ giải quyết khó khăn đó là phải cho con đẻ của mình làm con nuôi người khác. Cũng có một số trường hợp tuy gia đình không sinh đẻ nhiều, nhưng gia đình quá túng thiếu nên buộc lòng họ phải cho con của mình đi làm con nuôi người khác. Những trường hợp cho con nuôi nói trên chủ yếu xảy ra ở những vùng nông thôn nghèo hoặc miền núi.

- Nguyên nhân thứ hai

Đó là do lối sống buông thả của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay, dẫn đến hiện tượng là một số người con gái tuy chưa có chồng, nhưng do lầm lỡ đã trót mang thai và khi họ vì lý do nào đó không kịp phá thai được, nên sau khi sinh con, họ muốn bỏ hay cho đi đứa con mà họ đã sinh ra để có điều kiện xây dựng một gia đình cho mình sau này. Trường hợp này thì lại thường xảy ra ở thành thị. Sau khi sinh con, họ có thể mang con đến các trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em để nhờ những cơ sở này tìm hộ bố mẹ nuôi cho con mình, nhưng cũng có trường hợp, sau khi sinh con họ bỏ con lại nhà hộ sinh và trốn đi không để lại một tin tức gì.

1.2.5.2 Nguyên nhân của việc nhận con nuôi - Nguyên nhân thứ nhất - Nguyên nhân thứ nhất

Vợ chồng khi sau khi lấy nhau mà trong một thời gian dài mà họ không sinh được con do vợ hoặc chồng ( đôi khi cũng có thể cả vợ và chồng) không có khả năng sinh con.

-Nguyên nhân thứ hai

Có những gia đình tuy đã có con, có điều kiện kinh tế khá giả và có lòng hảo tâm nên khi bắt gặp những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn như: trẻ em mồ côi cha mẹ,

khuyết tất, gia đình đông anh em nên cha, mẹ đẻ không có đầy đủ điều kiện chăm sóc. Nên họ xin những đứa trẻ này về làm con nuôi.

-Nguyên nhân thứ ba

Có những người vì một lý do nào đó mà họ không có ý định lập gia đình, nhưng họ không muốn khi về già sống hiu quạnh một mình, không người yêu thương, chăm sóc. Nên họ nhận con nuôi để có thể chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục những đứa trẻ này cũng như khi về già họ sẽ không cô quạnh.

Một phần của tài liệu quan hệ cha, mẹ nuôi – con nuôi trong luật hôn nhân và gia đình và dự thảo luật nuôi con nuôi (Trang 27)