Chấm dứt việc nuôi con nuôi

Một phần của tài liệu quan hệ cha, mẹ nuôi – con nuôi trong luật hôn nhân và gia đình và dự thảo luật nuôi con nuôi (Trang 58)

Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con, giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Với mục đích như vậy, quan hệ thường rất chặt chẽ và bền vững. Tuy nhiên, vì không gắn bó trên cơ sở huyết thống, nên quan hệ giữa cha, mẹ và con nuôi chỉ tồn tại về mặt pháp lý. Nếu trong quan hệ giữa cha, mẹ đẻ và con đẻ thì quan hệ về tình cảm được hình thành một cách tự nhiên, thì trong quan hệ nhận nuôi con nuôi, tình cảm giữa hai bên đòi hỏi phải trãi qua một thời gian dài. Điều đó hoàn toàn không dễ dàng và đòi hỏi sự cố gắng của hai phía. Vì vậy, khi

có một sự vướng mắc nào đó trong mối quan hệ này thì quan hệ nuôi con nuôi có thể chấm dứt.

Trước đây, pháp luật phong kiến cho phép con nuôi được trở về nhà cha, mẹ đẻ của mình: “ Con trai trưởng, con trai thứ nhà của người con nuôi đều chết cả, không còn ai nối dõi cho hai thân sinh ra mình, thì người con nuôi được trình bày tình cảnh đó với cha, mẹ nuôi, chọn người khác làm con trưởng rồi bản thân người con nuôi mới được về chịu tang báo hiếu cho cha, mẹ sinh ra mình… Nếu không có mạng lệnh của cha, mẹ nuôi mà tự nhiên bỏ nhà ấy về nhà mình thì sẽ bị khép vào tội bất hiếu” (41) hoặc khi “ cha, mẹ nuôi có con mà cha, mẹ đẻ không có con nữa nay muốn trở về , cho phép” (42).Tuy nhiên, việc cho phép con nuôi trở về nhà cha, mẹ đẻ của mình không phải là chấm dứt việc nuôi con nuôi. Bởi vì, “ trong trường hợp này, người con nuôi nói trên vẫn lui xuống là con thứ của cha, mẹ nuôi để đền báo cái công nuôi nấng từ trước” (43). Pháp luật phong kiến rất coi trọng chữ hiếu. Đạo hiếu đòi hỏi con cái ( con đẻ cũng như con nuôi) phải hết sức thành kính phụng dưỡng, kính trọng và vâng lời cha, mẹ, ông, bà nhất là những người có công nuôi dưỡng mình. Do đó, việc chấm dứt nuôi con nuôi theo pháp luật phong kiến hầu như không đặt ra. Con nuôi cũng như con đẻ có thể bị cha, mẹ “ từ ” khi con có những hành vi vi phạm pháp luật, có hành vi du đãng, lăng mạ ông, bà, cha, mẹ thân thuộc.

Xuất phát từ thực tiễn nuôi con nuôi, pháp luật nước ta quy định về việc chấm dứt việc nuôi con nuôi trong Luật Hôn nhân và Gia đình 1986 và Luật Hôn nhân và Gia đình 2000. Nhưng, thế nào là chấm dứt việc nuôi con nuôi thì chưa được quy định, vì thế cần đưa ra khái niệm “ chấm dứt việc nuôi con nuôi” như sau: “ Chấm dứt việc nuôi là việc chấm dứt quan hệ pháp luật cha, mẹ và con giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi do Tòa án quyết định khi có những căn cứ mà pháp luật quy định theo yêu cầu của những người có quyền yêu cầu” (44).

2.4.1 Theo quy định của luật hiện hành

2.4.1.1 Điều kiện và thủ tục

-Các trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi

Khác với quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ đẻ và con đẻ không thể nào chấm dứt được về mặt pháp lý, quan hệ giữa cha,mẹ nuôi và con nuôi có thể chấm dứt trong một

(41)

Đoạn 110 - Hồng Đức Thiện Chính Thư – Nam, Hà ấn quán.

(42)

Điều 76 - Hoàng Việt luật lệ.

(43)

Đoạn 110 - Hồng Đức Thiện Chính Thư – Nam, Hà ấn quán.

(44)

Cần hoàn thiện các quy định về chấm dứt việc nuôi con nuôi và hủy việc nuôi con nuôi, ThS Nguyễn Phương Lan, Giảng viên Đại học luật Hà Nội, Tạp chí Tòa án nhân dân 12/2005, Trang 2.

số trường hợp nhất định. Cách thức thiết lập quan hệ nuôi con nuôi ảnh hưởng đến cách thức chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi. Quan hệ nuôi con nuôi được thiết lập trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( Ủy ban nhân dân). Do đó, Việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi cũng được thực hiện bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Tòa án).

Trước đây, Luật Hôn nhân và Gia đình 1986 chỉ quy định một số trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi, đó là khi con nuôi hoặc người nuôi hay cả hai có hành vi nghiêm trọng xâm phạm thân thể, nhân phẩm của nhau hoặc có những hành vi khác làm cho tình cảm giữa người nhận nuôi và con nuôi không còn nữa.

Theo quy định tại điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 thì có 3 trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi:

+ Trường hợp 1: Cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi (khoản 1 điều 76).

Hành vi tự nguyện chấm dứt quan hệ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên phải đảm bảo sự thống nhất giữa ý chí và sự bày tỏ ý chí. Hay nói cách khác phải đảm bảo sự thống nhất giữa mặt chủ quan và khách quan của các chủ thể tham gia quan hệ nuôi con nuôi. Tuy nhiên, sự tự nguyện này có cần thiết từ hai bên chủ thể ( có sự thỏa thuận giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi) hay chỉ cần một bên chủ thể (cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi). Thậm chí, về phía cha, mẹ nuôi, nếu một bên cha hoặc mẹ nuôi muốn chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi còn bên kia không đồng ý, thì có thể chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi không? Và chấm dứt quan hệ với người muốn chấm dứt hay chấm dứt với cả cha, mẹ nuôi?

Nhiều nhà nghiên cứu pháp luật cho rằng: “ trong khung cảnh của luật hiện hành, một khi con nuôi được nuôi chung bởi hai người là vợ chồng, thì việc chấm dứt quan hệ cha, mẹ nuôi với con nuôi phải có hiệu lực đối với cả quan hệ cha nuôi – con nuôi và quan hệ mẹ nuôi – con nuôi, không thể có chuyện chấm dứt quan hệ cha nuôi con nuôi mà vẫn duy trì quan hệ mẹ nuôi con nuôi và ngược lại”(45). Như vậy, chỉ cần một chủ thể là cha nuôi, mẹ nuôi hoặc con nuôi đã thành niên muốn chấm dứt quan hệ cha, mẹ nuôi con nuôi, thì có quyền yêu cầu tòa án chấm dứt quan hệ cha mẹ nuôi con nuôi.

+ Trường hợp 2: Con nuôi bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự chủa cha, mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha, mẹ nuôi; hoặc có hành vi phá tán tài sản của cha, mẹ nuôi (khoản 2 điều 76).

(45)

Bình luận khoa học luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, TS Nguyễn Ngọc Điện, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí

Việc nuôi con nuôi là sự thiết lập mối quan hệ giữa cha, mẹ và con, bảo đảm cho cha, mẹ nuôi và người được nhận làm con nuôi được hưởng sự chăm sóc lẫn nhau, khi người con nuôi có những hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, hành hạ cha, mẹ nuôi…và bị tòa án kết tội, thì mục đích của quan hệ nuôi con nuôi đã không đạt được và việc tiếp tục quan hệ nuôi con nuôi là không cần thiết, vì sẽ làm thiệt hại đến quyền lợi của cha, mẹ nuôi. Vậy, quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt nhằm bảo vệ quyền lợi của cha, mẹ nuôi.

+ Trường hợp 3: Cha, mẹ nuôi có các hành vi theo quy định tại khoản 3 điều 67 hoặc khoản 5 điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000.

Theo khoản 3 điều 67 nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em , hoặc vì mục đích trục lợi khác.

Theo khoản 5 điều 69 không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà ,cha, mẹ, vợ, chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Những hành vi trên có thể nói đó là những hành vi vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng của cha, mẹ nuôi. Việc pháp luật quy định những hành vi trên là căn cứ chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi là nhằm đảm bảo quyền lợi của người con nuôi, giúp người con nuôi tránh khỏi những ảnh hưởng đến nhân cách, lối sống, thể chất... Trong trường hợp này hành vi vi phạm của cha, mẹ nuôi được quy định tại khoản 3 điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, là căn cứ chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi, khi hành vi đó được thực hiện bởi bất cứ chủ thể nào trong quan hệ nuôi con nuôi.

-Người có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi

Theo quy định tại điều 77 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, thì những người có quyền yêu cầu bao gồm:

+ Con nuôi đã thành niên, cha, mẹ đẻ, người giám hộ của con nuôi, cha, mẹ nuôi theo quy định của pháp luật về Tố tụng Dân sự có quyền yêu cầu tòa án hoặc đề nghị viện kiểm sát yêu cầu tòa án quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi trong các trường hợp quy định tại điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000.

+ Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về Tố tụng Dân sự có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000.

+ Cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định về pháp luật Tố tụng Dân sự có thẩm quyền yêu cầu tòa án hoặc đề nghị viện kiểm sát yêu cầu tòa án ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000:

Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em;  Hội liên hiệp phụ nữ.

+ Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Tòa án quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000.

Như vậy, quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi là khá rộng nhằm đảm bảo quyền lợi của các chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi.

-Thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 không có quy định riêng về thủ tục chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi, mà nó tuân theo những thủ tục chung về Tố tụng Dân sự. Việc tiến hành chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi phải được tiến hành bằng con đường tư pháp là phải do hiệu lực bằng một bản án hoặc là quyết định của tòa án(46). Nghĩa là, muốn chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi phải tiến hành theo thủ tục quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự.

2.4.1.2 Hệ quả pháp lý

- Chấm dứt bằng con đường tư pháp

Quan hệ nuôi con nuôi được xác lập về nguyên tắc các quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi sẽ phát sinh ( Điều 74 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000) bao gồm quan hệ nhân thân và tài sản. Vậy, việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi được quy định tại (khoản 1 điều 78Luật Hôn nhân và Gia đình 2000). Khi quyết định chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi có hiệu lực, thì quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi cũng chấm dứt: “ Khi chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của tòa án, các quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt; nếu con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì tòa án quyết định giao người đó cho cha, mẹ đẻ hoặc cá nhân tổ chức trông nom, nuôi dưỡng”.

+ Hệ quả pháp lý của việc chấm dứt:

Về quan hệ nhân thân: Các quyền và nghĩa vụ như: Quyền của cha, mẹ và con

(46)

Theo khoản 5 điều 28 Bộ luật Tống tụng Dân sự 2005 – Quy định những yêu cầu về hôn nhân và Gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án: “ Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi”.

(điều 34) nghĩa vụ và quyền của con (điều 35), nghĩa vụ và quyền chăm sóc nuôi dưỡng (điều 36), nghĩa vụ và quyền giáo dục con ( điều 37), đại diện cho con (điều 39)…Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, sẽ chấm dứt. Con nuôi sẽ được quyền lấy lại họ, tên cũ của mình trong những trường hợp con nuôi được đổi tên họ khi xác lập quan hệ nuôi con nuôi.

Về quan hệ tài sản: Trước khi bản án hoặc quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi của tòa án có hiệu lực thì quan hệ nuôi con nuôi vẫn còn tồn tại. Các quyền và nghĩa vụ tài sản giữa cha, mẹ và con như bồi thường thiệt hại do con gây ra (điều 40) quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng ( điều 60), quyền quản lý, định đoạt tài sản riêng của con ( điều 44, 45, 46)… Hôn nhân và Gia đình 2000, vẫn phải được thực hiện. Nếu thời điểm mở thừa kế xảy ra sau khi chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi có hiệu lực. Thì cha, mẹ nuôi và con nuôi không có quyền thừa kế đối với tài sản của nhau.

-Chấm dứt quan hệ cha, mẹ nuôi con nuôi theo thỏa thuận

Khác với chấm dứt quan hệ cha, mẹ nuôi và con nuôi như là một chế tài, việc chấm dứt quan hệ cha, mẹ nuôi và con nuôi bằng con đường thỏa thuận tự nguyện. Sự tự nguyện đó phải thống nhất với ý chí và sự bày tỏ ý chí của hai bên. Tuy nhiên, việc chấm dứt quan hệ cha, mẹ nuôi, con nuôi theo hình thức nào đi chăng nữa thì cũng phải thông qua một bản án hoặc quyết định có hiệu lực của tòa án.

Mặc dù quan hệ nuôi con nuôi được xác lập một cách nhân tạo, nhưng không vì thế mà các chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi có thể chấm dứt một cách tùy ý. Một khi quan hệ nuôi con nuôi được xác lập thì các chủ thể sẽ bị ràng buộc lẫn nhau như đối quan hệ cha, mẹ, con ruột. Và khi quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt thì không phải vì thế mà quan hệ đó chấm dứt hoàn toàn, bởi vì theo quy định tại khoản 4 điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 quy định những người đã từng là cha, mẹ nuôi con nuôi cấm kết hôn với nhau. Do đó, việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi chỉ có ý nghĩa thiết thực về phương diện tài sản, đặc biệt là quan hệ nuôi dưỡng và thừa kế.

Như vậy, thông qua việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi thì các chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi có thể từ bỏ quyền thừa kế của mình, nhưng việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi nhằm từ bỏ nghĩa vụ nuôi dưỡng thì điều này có vẻ trái với đạo đức và truyền thống của dân tộc.

2.4.2 Theo Dự thảo Luật Nuôi con nuôi ( Dự thảo lần 5, Kỳ họp thứ 7 – Quốc Hội khóa XII) Hội khóa XII)

2.4.2.1 Điều kiện và thủ tục

-Các trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Chấm dứt việc nuôi con nuôi được quy định từ điều 20 đến điều 32 Dự thảo Luật Nuôi con nuôi, đây là sự kế thừa các quy định hiện hành, có mở rộng thêm hai căn cứ

để tòa án tiến hành chấm dứt việc nuôi con nuôi, bảo đảm phù hợp với thực tiễn đòi hỏi, đó là:

+ Theo khoản 2 điều 29 Dự thảo Luật Nuôi con nuôi: “ Cha, mẹ nuôi và cha, mẹ đẻ thỏa thuận chấm dứt việc nuôi con nuôi, vì lợi ích tốt nhất của con nuôi; đối với con nuôi chưa thành niên từ 9 tuổi trở lên, thì phải có ý kiến của con nuôi”. Theo Dự thảo luật thì đối với trẻ em được nhận làm con nuôi trọn vẹn hay đơn giản, thì một trong những yếu tố để được nhận làm con nuôi là “ được cha, mẹ đồng ý cho làm con nuôi”. Những trẻ em mà trước đây cha, mẹ đẻ đồng ý cho các em làm con nuôi có thể

Một phần của tài liệu quan hệ cha, mẹ nuôi – con nuôi trong luật hôn nhân và gia đình và dự thảo luật nuôi con nuôi (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)