6. Cấu trúc đề tài
2.3.1.2. Kết quả phân tích số liệu sơ cấp
Nghiên cứu khám phá ra rằng chất lượng chương trình du lịch nội địa tại tỉnh Đồng Tháp phụ thuộc vào 9 nhóm nhân tố bao gồm: X1.Cung đường và TKCT; X2.HDV; X3.Vị trí lưu trú và DVVC; X4.Điểm tham quan; X5.DVAU; X6.Cơ sở kỹ thuật và dịch vụ tại nơi lưu trú; X7.Dịch vụ phụ trợ; X8.Điều kiện cơ bản tại nơi lưu trú; X9.Món ăn.
Từng nhóm yếu tố có giá trị đánh giá về chất lượng dịch vụ với thang đo giá trị liker 5 điểm cụ thể như sau:
Bảng 2.18 Giá trị trung bình của các biến có trong mô hình hồi quy
Nhóm nhân tố X1 X2 X3 X5 X6 X7 X8 X9 Y
Giá trị trung bình 3,56 3,75 3,41 3,40 3,39 3,38 3,55 3,67 3,52 (Nguồn: Kết quả phân tích hồi quy từ số liệu điều tra)
86
Trong các đánh giá của du khách thì nhóm nhân tố X2 (HDV) có được đánh giá ở mức cao nhất với 3,75 điểm. Sự chân thành mến khách và thấu hiểu địa bàn do đa phần HDV là người bản địa đã tạo cho du khách có ấn tượng tốt về dịch vụ HDV tại Đồng Tháp. Dẫu vậy, mức đánh giá này vẫn chưa đạt mức 4 điểm (Đồng ý) cho thấy hầu hết các thuộc tính của chất lượng CTDL nội địa tại Đồng Tháp được du khách đánh giá chưa cao.
Nhóm nhân tố bị đánh giá thấp nhất là X7 (Dịch vụ phụ trợ) ở mức 3,38 điểm. Điều này thể hiện sát với tình hình thực tế tại Đồng Tháp, hầu như không có những dịch vụ bổ sung như các hoạt động vui chơi tại các điểm du lịch, dịch vụ giải trí về đêm và các mặt hàng lưu niệm còn đơn điệu và giá tương đối cao.
Ngoài đánh giá cao nhất của nhóm nhân tố HDV thì nhóm nhân tố X9 (món ăn) cũng được đánh giá ở mức 3,67 điểm. Điều này cho thấy ngoài thế mạnh về HDV các món ăn đặc sản Đồng Tháp cũng là nhân tố tích cực giúp cải thiện chất lượng CTDL. Tuy nhiên, mức đánh giá này cũng chưa thực sự cao cần chú ý đến nhân lực phục vụ để cải thiện dịch vụ đưa các ăn đặc sản Đồng Tháp trở thành sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn.
Tất cả các nhóm nhân tố đều chưa đạt mức 4, nên đánh giá chung về chất lượng CTDL cũng chỉ đạt 3,52 điểm. Điều này cho thấy chất lượng CTDL chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Trong đó mức độ tác động của các nhóm nhân tố tới chất lượng chung của CTDL được xác định theo hàm hồi quy cụ thể là:
Y= -0,019 + 0,401X1 + 0,081X2 + 0,07X3 + 0,122X5 + 0,061X6 + 0,142X7 + 0,082X8 + 0,041X9
Khi đó Y là chất lượng CTDL, phụ thuộc vào các nhóm nhân tố chất lượng dịch vụ theo tỉ lệ cụ thể. Trong đó các nhóm nhân tố tác động mạnh đến chất lượng CTDL gồm: X1.Cung đường và TKCT chiếm trọng số 0,401; X7. Dịch vụ phụ trợ chiếm trọng số 0,142; X5.DVAU chiếm trọng số 0,122,... các mức ý nghĩa này đã được trình bày rõ trong phần 2.2.4.2
87
Qua hàm hồi quy cho thấy chất lượng CTDL được quyết định bởi 8 nhóm nhân tố trên. Trong đó, cung đường và thiết kế chương trình đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đánh giá chất lượng thực hiện CTDL của khách du lịch, nhân tố này ảnh hưởng đến hơn 40% quyết định đánh giá của họ. Ngoài ra, nhóm các nhân tố thuộc về dịch vụ phụ trợ (X7) và dịch vụ ăn uống (X5) cũng có tác động lớn đến mức độ đánh giá về chất lượng thực hiện CTDL của du khách.
Mặt khác, từ kết quả phân tích IPA cho thấy tất cả các thuộc tính chất lượng CTDL đều nằm ở vùng B thuộc vùng các thuộc tính cần tiếp tục duy trì. Nghĩa là các thuộc tính này được du khách đánh giá tương đối tốt và họ cũng xem các yếu tố này là quan trọng trong quá trình thực hiện CTDL. Do đó, các doanh nghiệp lữ hành cần chủ động tiếp tục đầu tư duy trì chất lượng dịch vụ của 9 nhóm nhân tố đã nêu.
Hơn nữa, tất cả các thuộc tính chất lượng CTDL mà khách du li ̣ch cảm nhận sau khi sử dụng dịch vụ đều không đạt được mức độ đánh giá quan trọng của du khách. Điều này chỉ ra rằng các doanh nghiệp cần cải thiện hơn nữa để đạt được như yêu cầu của du khách đến với Đồng Tháp.