6. Cấu trúc đề tài
2.1.2. Đặc điểm chương trình du lịch tại tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp là một điểm đến về du lịch chưa thực sự nổi tiếng, khách du lịch đến du lịch tại đây chủ yếu là tự đến bằng phương tiện cá nhân hoặc phương tiện giao thông công cộng, mà không mua chương trình du lịch từ các đơn vị lữ hành. Tuy nhiên, gần đây thông qua những chuyến du lịch miễn phí hoặc giảm giá một phần do tỉnh Đồng Tháp tổ chức dành cho các hãng lữ hành để khảo sát, lựa chọn, xây dựng chương trình du lịch cũng như các nhà báo để viết bài tuyên truyền về du lịch Đồng Tháp thường gọi là “Famtrip” (familiarization trip) đã giúp quảng bá điểm đến Đồng Tháp rất tốt. Hiện nay, đã có rất nhiều đơn vị lữ hành ngoài tỉnh đặc biệt là các đơn vị lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội ký kết hợp tác với các đơn vị lữ hành trong tỉnh Đồng Tháp. Về mặt tổ chức các CTDL tại Đồng Tháp gồm các hình thức chủ yếu là: Khách du lịch tự đến bằng phương tiện vận chuyển cá nhân hoặc công cộng và mua CTDL trọn gói hoặc một phần của các đơn vị lữ hành tại tỉnh Đồng Tháp; khách du lịch thông qua các đơn vị lữ hành ngoài tỉnh mua CTDL trọn gói hoặc một phần của các đơn vị lữ hành tại tỉnh Đồng Tháp. Trong đó nhiều nhất là hình thức khách du lịch thông qua các đơn vị lữ hành ngoài tỉnh
49
mua một phần CTDL của các đơn vị lữ hành tại tỉnh Đồng Tháp (thường không bao gồm xe vận chuyển đến và tham quan trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp) tiếp đó là hình thức khách tự đến bằng phương tiện vận chuyển cá nhân và mua một phần CTDL của các đơn vị lữ hành tại tỉnh Đồng Tháp.
Các CTDL tại tỉnh Đồng Tháp hiện nay chủ yếu là CTDL độc lập, rất ít nối tuyến qua các điểm du lịch ở các tỉnh trong khu vực như An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang hay Campuchia. Nguyên nhân của điều này chính vì vị trí của tỉnh Đồng Tháp có thế “ngõ cục” bị cách trở với trở với các tỉnh phía Nam bởi sông Tiền và Sông Hậu, các cửa khẩu với biên giới Campuchia lại chưa thông xe nên rất cách trở về mặt giao thông. Tuy nhiên, trong tương lai khi hai công trình cầu Cao Lãnh và Vàm Cống đang thi công được hoàn thành sẽ thay đổi được thực trạng này.
Các CTDL được tổ chức qua các điểm thuộc phần lãnh thổ phía Nam sông Tiền trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hầu hết đều có sử dụng phương tiện vận chuyển đường thủy như bơi xuồng, đi tắc ráng,…
Các CTDL tại tỉnh Đồng Tháp đa phần là ngắn ngày, thường không quá 3 ngày vì số lượng điểm tham quan tại tỉnh Đồng Tháp tương đối ít. Hơn nữa, các dịch vụ phụ trợ, các điểm vui chơi giải trí về đêm dành cho du khách hầu như không có nên đã không đủ sức thu hút khách du lịch ở lại lâu ngày tại tỉnh Đồng Tháp.
Các CTDL tại tỉnh Đồng Tháp phần lớn thuộc loại hình du lịch sinh thái gắn liền với các điểm du lịch như vườn quốc gia Tràm Chim, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, đồng sen Tháp Mười. Bên cạnh đó, còn có các CTDL thuộc loại hình văn hóa gắn với các điểm du lịch như khu di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật quốc gia cấp đặc biệt Gò Tháp, di tích căn cứ cách mạng Xẻo Quýt, khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, chùa Kiến An Cung, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê,..cùng các kỳ lễ hội như lễ hội hoa Sa Đéc, lễ hội Sinh Vật Cảnh, hội đình Định Yên, lễ giỗ ông bà Đỗ Công Tường, lễ hội Dinh ông Đốc Binh Vàng, lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, lễ hội Gò Tháp. Ngoài ra các sản phẩm du lịch trải nghiệm, thưởng ngoạn gắn liền với đời sống sinh hoạt và canh tác nông nghiệp như hái sen, hái ấu, trải nghiệm đập lúa trời, giăng lưới, đặt lờ, đặt trúm, tham quan vườn hoa Sa Đéc, vườn quýt hồng Lai Vung,…
50