Điều kiện về nhân lực duli ̣ch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng chương trình du lịch nội địa của các công ty lữ hành tại tỉnh đồng tháp (Trang 48)

6. Cấu trúc đề tài

2.1.1.3. Điều kiện về nhân lực duli ̣ch

Nhân lực phục vụ trong ngành du li ̣ch của tỉnh Đồng Tháp ngày càng nâng cao về số lượng và chất lượng . Nếu như năm 2009 tổng số lao động trực tiếp trong ngành du li ̣ch của tỉnh là 376 thì đã tăng lên 507 lao động năm 2010, 565 lao động năm 2011, 669 lao động năm 2012. Đội ngũ HDV đạt chuẩn ngày càng tăng nếu như năm 2010 toàn tỉnh chỉ có 8 người có thẻ HDV (2 thẻ HDV quốc tế và 6 thẻ HDV nội địa) thì năm 2012 đã là 56 HDV (9 thẻ HDV quốc tế và 47 thẻ HDV nội địa ). Theo Dự án Phát triển nguồn Nhân lực du li ̣ ch Việt Nam (HRDT Project) do Liên minh Châu Âu tài trợ từ năm 2004 đến 2010, Đồng Tháp đã có 19 đào tạo viên của các tiêu chuẩn nghề VTOS như: lễ tân, nghiệp vụ buồng, nghiệp vụ điều hành tour , nghiệp vụ hướng dẫn du li ̣ch ,…và 31 hồ sơ học viên đã được đào tạo và cấp chứng chỉ.[51]

Bên cạnh đó nguồn nhân lực trình độ cao từ các cán bộ quản lý du li ̣ch của Sở Văn hóa Thể thao và Du li ̣ch Đồng Tháp ; Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du li ̣ch và Đầu tư Đồng Tháp cũng như các giảng viên thuộc khoa Văn hóa – Du lịch trường Đại học Đồng Tháp đang là những nhân tố góp phần tích cực thay đổi diện mạo và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho ngành du li ̣ch tỉnh nhà.

Tuy nhiên, một bộ phận phục vụ tại các cơ sở tư nhân chưa qua đào tạo và cộng đồng địa phương cũng chưa được truyền đạt kiến thức về lợi ích và cách thức ứng xử phù hợp với khách du li ̣ch khi đến địa phương là một trở lực cho việc phát triển bền vững.

47

2.1.1.4.Chính sách phát triển du lịch của địa phƣơng

Đồng Tháp là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh gọi tắt là PCI (Provincial Competitiveness Index) đứng thứ hai cả nước vào năm 2014 về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp. Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 khẳng định “Quan tâm đầu tư hạ tầng thương mại - dịch vụ, tạo điều kiện cho du li ̣ch phát triển nhanh sau năm 2015”.

Trong kế hoạch số 51/KH-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành ngày 27 tháng 4 năm 2012 về vấn đề phát triển du li ̣ch tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015 có nêu về vấn đề đầu tư cho ngành du li ̣ch tỉnh với ba nguồn vốn chủ yếu là:

- Thứ nhất là nguồn vốn của Trung ương chủ yếu hỗ trợ cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các khu , điểm du li ̣ch trọng yếu của t ỉnh từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa , du li ̣ch. Tổng kinh phí ước tính là 180,219 tỷ đồng , trong đó nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa là 92,809 tỷ đồng và nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về du lịch là 87,41 tỷ đồng.

- Thứ hai là nguồn vốn ngân sách của tỉnh chủ yếu đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông; hệ thống điện, cấp nước, thoát nước; tôn tạo cảnh quan, duy tu các công trình hiện có; bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du li ̣ch ở các khu du lịch trọng điểm; công tác quảng bá xúc tiến du li ̣ch ; công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Tổng kinh phí ước tính là 273,868 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông là 222,384 tỷ đồng; vốn đầu tư hệ thống điện, cấp nước, thoát nước là 6,3 tỷ đồng; vốn đầu tư duy tu các công trình, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và cơ sở vật chất kỹ thuật là 39,94 tỷ đồng; vốn hỗ trợ công tác quảng bá xúc tiến du lịch là 4,078 tỷ đồng; vốn hỗ trợ công tác đào tạo nguồn nhân lực là 1,166 tỷ đồng.

48

- Thứ ba là nguồn vốn xã hội hóa với tổng kinh phí ước tính là 1.405,947 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn xã hội hóa một số hạng mục công trình ở Khu di tích Gò Tháp và Vườn Quốc gia Tràm chim là 69,142 tỷ đồng; nguồn vốn xã hội hóa về công tác đào tạo nguồn nhân lực (Doanh nghiệp du li ̣ch đóng góp) là 0,805 tỷ đồng; nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch của các dự án là 1.336 tỷ đồng [26].

Đây là nguồn động lực lớn để du li ̣ch Đ ồng Tháp dần khẳng định vị trí của mình trên bản đồ du li ̣ch Việt Nam.

Hơn thế nữa việc xúc tiến triển khai đề án Phát triển du li ̣ch Đồng Tháp giai đoạn 2015-2020 cũng tạo điều kiện cho du li ̣ch Đồng Tháp tạo nên nét riêng đặc sắc cho điểm đến Đồng Tháp so với các tỉnh khu vực đồng bằng Sông Cửu Long đang trong bối cảnh trùng lắp về sản phẩm du li ̣ch , góp phần nâng cao vị thế đặc biệt của du li ̣ch Đồng Tháp từ đó thu hút ngày càng nhiều du khách biết và đến với du li ̣ch Đồng Tháp [27].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chất lượng chương trình du lịch nội địa của các công ty lữ hành tại tỉnh đồng tháp (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)