Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình thực hiện chiến lược Vị trí

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược (Trang 82)

của công tác kiểm tra và đánh giá chiến lược nằm chủ yếu ở chức năng hoạch định và định hướng của các giai đoạn, các khâu của quản trị chiến lược.

7.1.2. Các yêu cầu

- Công tác kiểm tra và đánh giá phải được tiến hành phù hợp với các giai đoạn khác nhau của quản trị chiến lược: Sẽ là cơ sở quan trọng cho việc xác định nội dung, tiêu chuẩn và phương pháp kiểm tra, đánh giá chiến lược.

- Hoạt động kiểm tra và đánh giá phải bảo đảm tính linh hoạt: Sẽ giúp công tác điều chỉnh chiến lược được kịp thời, uyển chuyển. Do đó, kết quả và hiệu quả thực hiện chiến lược sẽ cao hơn. Doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường.

+ Kiểm tra định kỳ gắn với việc hoạch định các giải pháp dự phòng theo kế hoạch

+ Kiểm tra bất thường đặt ra khi xuất hiện những thay đổi liên quan tới đối tượng kiểm tra. Kiểm tra bất thường cho phép doanh nghiệp xem xét những xu thế mới và những viễn cảnh mới xuất hiện là gì?

Vị trí mới của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng như thế nào đến triển vọng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp?

Có cần thiết phải điều chỉnh chiến lược không?

Chiều hướng và mức độ cần thiết để điều chỉnh về mục tiêu, chính sách và giải pháp.

- Kiểm tra và đánh giá chiến lược phải bảo đảm tính dự phòng: Để đảm bảo tính dự phòng trong kiểm tra đòi hỏi công tác này sử dụng những phương pháp thu thập, xử lý và quản lý sử dụng thông tin hiện đại.

Để dự phòng hoạt động có hiệu quả cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Thực hiện phân tích toàn diện về hệ thống kế hoạch hóa và kiểm tra (hệ thống hoạch định chiến lược, hệ thống xây dựng kế hoạch và hệ thống kiểm tra).

+ Thiết kế một mô hình hệ thống.

+ Thường xuyên quan sát và nghiên cứu về mô hình (thông qua việc thường xuyên thu thập dữ liệu liên quan đến mô hình).

+ Phân tích và đánh giá sự khác biệt giữa các số liệu mới thu thập và các số liệu kế hoạch, đánh giá sự ảnh hưởng của những thay đổi đó tới mục tiêu.

+ Các giải pháp dự kiến để tác động đến các bộ phận có liên quan.

- Công tác kiểm tra và đánh giá phải phải tập trung vào các điểm, các nội dung thiết yếu và quan trọng: Tức là biết tập trung các nỗ lực của hoạt động kiểm tra vào những vấn đề quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất đối với chiến lược kinh doanh và với các chương trình, kế hoạch thực hiện chiến lược kinh doanh.

7.13. Sơ đồ định lượng trong đánh giá chiến lược

7.1.3.1. Các loại tiêu chuẩn kiểm tra và đánh giá

Các tiêu chuẩn kiểm tra và đánh giá vừa là căn cứ để tổ chức công tác kiểm tra, vừa là cơ sở để đánh giá kết quả kiểm tra.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)