Các thủ đoạn cạnh tranh:

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược (Trang 34)

+ Một là, Dùng tài chính để thao túng, doanh nghiệp sẽ bán phá giá với mục tiêu: Thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cùng loại đến chỗ phá sản nhằm độc chiếm thị trường, loại bỏ đối tác ra khỏi liên doanh (nếu đó là doanh nghiệp liên doanh) vì phải thu lỗ.

+ Hai là, Sử dụng mối liên kết để thao túng thị trường, doanh nghiệp thực hiện sự liên kết để khống chế thị trường, thu lợi nhuận độc quyền cao. Các dạng liên kết:

 Liên kết về giá thành nhằm bóp nghẹt người tiêu dùng;

 Liên kết về vùng tiêu thụ hay cùng nhau phân chia thị trường;

 Liên kết về chất lượng hàng hoá bằng cách cùng nhau giảm chất lượng hàng hoá do đó giảm chi phí đầu vào mà vẫn giữ nguyên giá cũ;

 Liên kết về cung cấp hàng hoá bằng thủ đoạn thống nhất không cung cấp hàng hoá cho một tổ chức thương mại nào đó nhằm gây áp lực về giá bán...

+ Ba là, Mãc ngoặc với quan chức nhà nước để lũng đoạn thị trường.

+ Bốn là, Lợi dụng kẽ hở của pháp luật. Doanh nghiệp thường lợi dụng sơ hở trong qui định mức thuế đối với các nhóm hàng (tạm nhập, tạm xuất), nghiệp vụ ngân hàng về thế chấp, cho vay, bảo hiểm...

+ Năm là, Sử dụng các thủ đoạn phi kinh tế khác.

 Thông tin sai lệch về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng, tính năng của sản phẩm hàng hoá bên đối thủ cạnh tranh. Thể hiện qua hai kênh chính thức và không chính thức.

 Làm giả sản phẩm của đối thủ cạnh tranh với chất lượng thấp, tạo ra những khuyết tật mà sản phẩm thật không có để làm giảm uy tín sản phẩm tiến tới loại trừ đối thủ.

 Sử dụng gián điệp kinh tế để ăn cắp một số công nghệ, chiến lược đầu tư phát triển của đối phương... nhằm tạo ra lợi thế trong ngành.

 Dùng bạo lực để loại trừ đối thủ cạnh tranh từ bỏ quyết định sản xuất kinh doanh nào đó, ở mức đe doạ gây khó khăn trong kinh doanh, ở mức nghiêm trọng có thể làm doanh nghiệp phá sản.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)