xây dựng được hệ thống các chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược và kế hoạch hoạt động cụ thể:
+ Hệ thống các chính sách hỗ trợ
Chính sách là phương tiện để đạt được các mục tiêu chiến lược đã đặt ra. Các chính sách bao gồm: những văn bản hướng dẫn, các qui tắc và thủ tục được thiết lập để hỗ trợ cho các nỗ lực nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
* Các chính sách về marketing: Chính sách phân phối, chính sách về quảng cáo, chính sách đối với khách hàng, chính sách về giá, chính sách phân đoạn thị trường;
* Chính sách về nhân sự: Thường đề cập tới việc gắn thành tích và lương thưởng với việc thực hiện chiến lược; chế độ đãi ngộ thống nhất; giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ và tạo ra môi trường văn hóa doanh nghiệp. Các chính sách như: Quyết định về tăng lương; cơ chế thưởng dựa trên những tiêu thức nhất định; tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo, thuyên chuyển thăng tiến, cơ cấu lại tổ chức của doanh nghiệp.
* Các chính sách về tài chính: Chính sách tạo vốn cần thiết cho thực hiện chiến lược; dự toán ngân sách tài chính; chính sách thu mua; chính sách chia lãi; chính sách tiền mặt...
* Chính sách công nghệ: Chính sách phát triển sản phẩm; chính sách thâm nhập thị trường và đa dạng hóa... Chính sách công nghệ giúp doanh nghiệp cải tiến và đổi mới sản phẩm, cải tiến và đổi mới qui trình công nghệ.
* Chính sách đầu tư cho hệ thống thông tin quản trị: Chính sách đầu tư cho mạng lưới thông tin nội bộ doanh nghiệp; chính sách đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ quản trị viên...Việc liên kết thông tin giữa các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà tiếp thị và khách hàng có thể tạo ra một chuỗi giá trị tốt cho doanh nghiệp.
+ Kế hoạch hoạt động:
* Là đề ra nội dung cụ thể những công việc và các biện pháp hoặc các bước tiến hành để thực hiện một nhiệm vụ hoặc mục tiêu chiến lược nào đó;
* Là phải xác định rõ những mục tiêu cần đạt được trong từng khoảng thời gian ngắn và các mục tiêu này được cụ thể hóa từ mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp;
Mục đích của xây dựng kế hoạch hoạt động là nhằm bảo đảm cho mọi hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện có hiệu quả và tập trung vào thực hiện chiến lược của đơn vị cơ sở và của doanh nghiệp.
Chương 7: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC
(Số tiết 06: Trong đó: 03 tiết lý thuyết, 03 tiết thảo luận)
7.1. Thực chất đánh giá chiến lược 7.1.1. Mục đích đánh giá chiến lược 7.1.1. Mục đích đánh giá chiến lược
Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược có mục đích chung là: Xác định các sai lệch về mục tiêu, biện pháp, về cách thức và kết quả triển khai các nội dung chiến lược của doanh nghiệp so với dự kiến ban đầu để xác lập tình trạng hiện tại, xác định các nguyên nhân và dự kiến các biện pháp để điều chỉnh chiến lược.