Điều chỉnh chiến lược

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược (Trang 88)

- Để đảm bảo cơ sở thông tin cho công tác kiểm tra và đánh giá chiến lược phải sử dụng từ nhiều nguồn, và phải chú trọng đến những vấn đề sau:

7.3. Điều chỉnh chiến lược

Điều chỉnh chiến lược là bước tiếp theo của quá trình kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược.

Thực hiện điều chỉnh chiến lược là phải xác định được xu hướng và mức độ thay đổi của các yếu tố môi trường và yếu tố nội tại công ty so với yêu cầu thực hiện chiến lược đã được xác lập.

Bước 1. Xác định sự cần thiết phải điều chỉnh chiến lược: Thiết lập một khoảng cách giữa các tình trạng hoạt động mong muốn của doanh nghiệp với tình hình thực tế của doanh nghiệp đang diễn ra trên thị trường. Chúng ta có thể áp dụng ma trận SWOT.

Bước 2. Xác định các cản trở tới sự điều chỉnh chiến lược: Phải phân tích các nhân tố gây ra những chậm trễ về tổ chức và cản trở đạt được trạng thái tương lai của doanh nghiệp.

Sự cản trở có thể xẩy ra ở 4 cấp: Doanh nghiệp, bộ phận, chức năng và cá nhân. Các yếu tố cản trở: Nguồn lực (Tài chính, vật chất…), cơ cấu tổ chức kém năng động, môi trường biến động bất lợi, văn hoá của tổ chức…

Bước 3. Thực hiện điều chỉnh chiến lược: Khi các điều kiện cần thiết cho sự thay đổi hiện diện.

* Sự điều chỉnh từ trên xuống thường bắt nguồn từ các yếu tố bên ngoài; * Sự điều chỉnh từ dưới lên bắt nguồn từ các yếu tố nội tại doanh nghiệp.

Bước 4. Đánh giá lại sự điều chỉnh chiến lược: Tức là đánh giá những tác động của các điều chỉnh chiến lược và cấu trúc tổ chức để thực hiện các mục tiêu chiến lược.

Các chỉ số thường được sử dụng đó là: Giá thị trường cổ phiếu; thị phần…

Hoặc sử dụng qui mô và cơ cấu doanh thu để xem xét các điều chỉnh trong qui mô và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ…

- Ba nguyên nhân cần thiết phải cơ cấu lại doanh nghiệp:

+ Thực hiện đa dạng hoá quá mức, dẫn đến phân tách nguồn lực gây khó khăn cho quá trình thực hiện chiến lược;

+ Ngày càng có nhiều doanh nghiệp kinh doanh bị các doanh nghiệp khác tấn công ngay trong lĩnh vực kinh doanh chủ chốt, sự điều chỉnh chiến lược sẽ dẫn đến tái cơ cấu lại doanh nghiệp vào các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu mới;

+ Thành tựu của đổi mới quản lý đã làm mới dần ưu thế của liên hợp hoá sản xuất và đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh. Trường hợp này, doanh nghiệp sẽ giảm qui mô các hoạt động của họ thông qua việc tái cơ cấu và giảm đầu tư.

- Nội dung cơ bản của tái cơ cấu doanh nghiệp

+ Thứ nhất, điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất kinh doanh: Thực chất là điều chỉnh các lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh. Điều chỉnh theo hai hướng:

 Xác định và thực hiện các chiến lược rút lui khỏi thị trường:

Giảm bớt đầu tư: Tức là thu lại một phần vốn đầu tư từ một khoản đầu tư ban đầu có thể không còn phù hợp nữa. Ba đối tượng mua: Các nhà đầu tư độc lập, các doanh nghiệp khác hoặc ban quản lý của bộ phận doanh nghiệp được bán.

Xác định sự cần thiết phải điều

chỉnh chiến lược

Xác định các cản trở đối với điều

chỉnh chiến lược Thực hiện điều chỉnh chiến lược Đánh giá lại sự điều chỉnh chiến lược

Thu hồi: Được áp dụng khi một doanh nghiệp lưỡng lự khi đầu tư vào một bộ phận để tối da hoá luồng tiền ngắn hạn tới trung hạn từ bộ phận đó trước khi thanh lý nó.

Thanh lý: Được áp dụng khi không còn có thể áp dụng một chiến lược kinh doanh nào khác.

 Chuyển hướng chiến lược: giảm bớt đầu tư vào các hoạt động đa dạng hoá, tập trung hơn vào lĩnh vực kinh doanh chủ chốt.

Các nguyên nhân giảm bớt hoạt động lĩnh vực kinh doanh: Quản lý kém, mở rộng quá mức các lĩnh vực và phạm vi kinh doanh, kiểm soát tài chính không thích hợp, chi phí cao, xuất hiện sự cạnh tranh mới, dịch chuyển nhu cầu không thể dự đoán được, sự chậm chạp trong tổ chức.

Các bước chuyển hướng chính: Thay đổi sự lãnh đạo, xác định lại trọng tâm của doanh nghiệp, bán bớt hoặc đóng cửa các tài sản không cần thiết, tiến hành các bước cải thiện mua lại để tái đầu tư xây dựng lại các hoạt động chủ chốt.

+ Thứ hai, điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp: Tức là rà soát xét lại sự thay đổi trong các chức năng quản lý. Là cơ sở quan trọng cho việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp. Đảm bảo sự nhất quán hữu cơ giữa nội dung và hình thức của quá trình quản lý doanh nghiệp.

Chương 8: CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

(Số tiết 09: Trong đó: 06 tiết lý thuyết, 03 tiết thảo luận)

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)