Thực trạng công nghệ và kỹ thuật sản xuất

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược (Trang 29)

2.3.4.1. Quá trình sản xuất

- Việc bố trí thiết bị máy mãc phải được đánh giá thật kỹ lưỡng. Nó ảnh hưởng rất lớn tới tính hợp lý trong quá trình vận chuyển, lưu trữ, tính nhịp nhàng của hệ thống, tính đồng bộ của máy mãc thiết bị...

- Phải thiết kế thật tốt các thiết sử dụng trong doanh nghiệp, vì nó là yếu tố cơ bản để góp phần giảm chi phí sản xuất thông qua việc tăng công suất máy, hiệu suất sử dụng máy mãc, thiết bị, tận dụng công suất thiết kế.

- Xác định loại hình sản xuất trong doanh nghiệp: loại hình sản xuất theo đơn đặt hàng hay theo những chiến lược kinh doanh đã định sẵn của doanh nghiệp.

+ Nếu sản xuất theo những hợp đồng định sẵn thì phải xác định rõ quá trình sản xuất có thích ứng với tình hình biến động của môi trường không như: Xem xét các qui trình sản xuất, cách thức tổ chức, điều hành, hoạt động, giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp..

+ Nếu sản xuất theo định hướng chiến lược: Doanh nghiệp phải đáp ứng được những nhu cầu và chất lượng, phải thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra; phải chọn lựa mô hình quản lý phù hợp.

- Thực hiện giảm bớt chi phí trong quá trình sản xuất: Xác định giảm chi phí cho những vấn đề không cần thiết, xác định lại cơ cấu chi phí cho phù hợp, xác định được ảnh hưởng của chi phí tới giá thành sản phẩm.

2.3.4.2. Công suất

- Đánh giá công suất dựa trên những vấn đề sau:

+ Sản lượng hàng hoá, dịch vụ làm ra có cân đối với nhu cầu thị trường hay không, năng lực sản xuất có thường xuyên được tính toán không?

+ Hệ thống kho chứa hàng của doanh nghiệp đã hợp lý chưa? Vấn đềkho chứa hàng quá nhỏ, quá cũ, quá rộng, quá xa...

+ Sự hợp lý về qui trình công nghệ, số lượng các nhà xưởng, hệ thống nhà kho sẽ được xây dựng lên.

+ Xác định công suất tối ưu cho từng nhóm đối tượng trong quá trình sản xuất. + Tính toán chi phí kế hoạch toàn bộ: Chi phí ẩn và hao hụt; tính toán mức độ hao hụt định mức cho mình; chi phí thêm ngoài giờ và chi phí cho việc không sử dụng hết lao động; chi phí phát sinh do việc tiêu thụ hàng hoá tồn kho và hàng hoá bán ngay; các chi phí cho hợp đồng phụ, chi phí lao động phụ, chi phí cho việc lưu kho và không cung ứng kịp hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.

+ Doanh nghiệp đã áp dụng chiến lược gì để giảm bớt thời gian, chi phí.

2.3.4.3. Hàng lưu kho

- Doanh nghiệp phải tính toán chi phí cho việc tự sản xuất hoặc đi mua những hàng hoá cần thiết từ bên ngoài.

- Trong quá trình sản xuất doanh nghiệp phải tính đến chi phí vận chuyển hàng hoá. - Những chi phí cho liên kết, hiệp tác và ký kết những hợp đồng, chi phí đặt hàng.

- Xác định rõ chi phí bốc dỡ, giao nhận hàng hoá và dịch vụ. - Xác định chi phí cho việc bảo quản hàng hoá.

- Diện tích khu vực sản xuất và công suất chứa hàng của nhà kho. Tính toán dự trên những thay đổi của thị trường.

- Thực hiện tốt hệ thống kiểm soát hàng hoá tồn kho: Hệ thống một kho chứa, hai kho chứa, hệ thống quản lý hàng tồn kho qua thẻ kho, hệ thống quản lý trang thiết bị máy tính kiểm toán, hệ thống đặt hàng kinh tế, hệ thống kế hoạch nhu cầu vật tư, hệ thống sử dụng điểm đặt hàng.

2.3.4.4. Lực lượng lao động

- Quan tâm tới người lao động.

- Thiết kế công việc hợp lý phù hợp với năng lực của từng người lao động. Thiết kế công việc theo nhóm hoặc theo cá nhân.

- Vấn đề sử dụng: Quản lý lao động nhất quán, hiệu quả và mang tính khích lệ; áp dụng chính sách thưởng phạt nghiêm minh.

- Sự tác nghiệp trong thời gian qua của doanh nghiệp có hiệu quả hay không? - Nhà quản trị gia có năng động hay không? Đó là: Kiến thức, việc xử lý hiệu quả những tình huống phức tạp, những phán đoán kịp thời và những quyết đoán

2.3.4.5. Chất lượng

- Xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả và hợp lý. - Xác định rõ những chi phí cho quản lý chất lượng:

+ Chi phí cho đào tạo và nghiên cứu phát triển, nghiên cứu để đi sâu vào nhu cầu sản phẩm và chất lượng của khách hàng;

+ Định giá chi phí các loại: chi phí bỏ ra cho việc xác định chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, sản xuất thử nghiệm, giám sát bán hàng, kiểm nghiệm và các chi phí trong phòng thí nghiệm;

+ Chi phí cho những mất mát xẩy ra trong doanh nghiệp như: Từ phế liệu, giừo máy chết, thời gian nghỉ, chi phí cho giám sát;

+ Những chi phí cho các vấn đề bên ngoài như: Việc bồi hoàn, chi phí bồi dưỡng sản phẩm, thay thế sản phẩm, giải quyết những tranh chấp khiếu nại của khách hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)